Nhà văn Tô Hoài đi xuyên hai thế kỷ cùng Hà Nội

Bị “đóng đinh” cái tên vào “chú dế mèn”, rồi được nhắc đến như một tác giả hàng đầu về núi rừng Tây Bắc, vậy nhưng Tô Hoài vẫn bảo rằng tất cả những gì ông viết đều gợi mở từ cảm hứng về một Hà Nội nhiều thăng trầm.
13/10/2011 14:00

(TT&VH) - Bị “đóng đinh” cái tên vào “chú dế mèn”, rồi được nhắc đến như một tác giả hàng đầu về truyện thiếu nhi và núi rừng Tây Bắc, vậy nhưng Tô Hoài vẫn bảo rằng tất cả những gì ông viết đều gợi mở từ cảm hứng về một Hà Nội nhiều thăng trầm. Đến giờ, ở tuổi 91, nhà văn đã song hành cùng mảnh đất này gần như suốt toàn bộ thế kỷ 20 và cả 11 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Năm 2010, ông đã được vinh danh với Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội do báo TT&VH phối hợp với Quỹ Bùi Xuân Phái tổ chức, và năm 2011 này, ông được trao danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.

Quê gốc Tô Hoài ở làng Vạn Phúc, Hà Đông. Thế nhưng, ông lại lớn lên ở vùng quê ngoại ven sông Tô Lịch. Chẳng vậy, cái bút danh Tô Hoài cũng là ghép từ hai chữ Tô Lịch và Hoài Đức - vùng Nghĩa Đô, Cầu Giấy bây giờ. Còn bản thân nhà văn lại không mấy hào hứng khi nói tới khái niệm “Hà Nội gốc”.

“Thật ra, lập nên Hà Nội cũng là do dân tứ xứ dồn về, chứ làm gì có Hà Nội gốc tới mấy chục đời. Họa chăng, gốc là dăm, bảy anh đánh cá từ hồi nó là vùng sông hồ chằng chịt”- nhà văn nói rồi tủm tỉm cười. Nghĩ một lát, ông bảo thêm: “Tính cách người Hà Nội hay, nhưng phải hiểu đó là cái hay kết chưng từ tinh hoa bao nhiêu xứ khác về đây. Rạch ròi so sánh vùng nọ, vùng kia thì hơi khó”.

Dế mèn phiêu lưu ký - đặc trưng của ngoại thành Hà Nội

Bản thân ông cũng hơn một lần nhắc tới cái thân phận “nhà quê” trong những trang viết của mình. Có gì đâu, Hà Nội đầu thế kỷ 20 còn nhỏ, vùng Hoài Đức của ông đa phần là dân nghèo. Thi trượt vào trường Bưởi, cậu thanh niên Tô Hoài làm đủ nghề để kiếm sống trên Hà Nội: dạy trẻ, bán hàng, giữ sổ sách cho hiệu buôn. Rồi cái duyên trời phú về chữ nghĩa mang ông đến với nghề văn. Và còn một điều nữa: có lẽ cuộc sống bươn chải của một cậu trai “nhà quê” từ rất sớm đã giúp Tô Hoài sớm có con mắt tinh đời để nhìn rõ mọi ngóc ngách xấu đẹp của vùng đất nơi ông sống.

Tô Hoài lý giải kinh nghiệm viết đơn giản bằng sự quan sát và suy ngẫm về mọi mặt của cuộc sống đang diễn ra quanh mình. Ông kể, thập niên 1990 đọc Bố mìn mẹ mìn, lãnh đạo thành phố gặp ông bèn hỏi nguyên cớ để dựng được một vỉa hè Hà Nội sống động đến thế - với đủ cả những xe kéo, đội xếp, ông đồng bà cốt, hàng rong... ngổn ngang và nhếch nhác trong thời Pháp thuộc? “Thì hồi đi bán thuê cho cửa hàng giày, cứ rảnh là tôi lang thang mãi suốt đoạn dọc Hàng Đậu và Gầm Cầu để đi ra phố cổ”.

Ông bảo: Ngày xưa, sông Tô Lịch vẫn còn rộng, bờ cỏ đủ xanh dày để trẻ con vùng Hoài Đức bắt dế chọi chơi. Cơ duyên ra đời Dế mèn phiêu lưu ký cũng là từ đấy, từ vùng đất ngoại thành Hà Nội. Bởi thế, dù không có một cái tên cụ thể nhưng tất cả những cảnh, vật, người trong câu chuyện đồng thoại đấy luôn khiến độc giả hình dung tới những vùng quê quanh lưu vực sông Hồng. Thậm chí, truyện Kẻ cướp Bến Bỏi viết về những người học trò Cao Bá Quát ở Bắc Ninh nhưng nhà văn cũng “lôi” được họ về Hà Nội với những địa danh như Kẻ Chợ, Khải Bối, đình Ngang...

“Nhà văn phải viết về những gì xảy ra quanh mình và với mình. Đời tôi chủ yếu sống ở Hà Nội, không viết về nó thì biết làm gì?” Quả thật, ngẫm ra những cột mốc trong đời Tô Hoài đều diễn ra ở đây: từ khi đến với nghề văn, tham gia cách mạng trước 1945, làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội rồi báo Người Hà Nội... Một người có khiếu văn chương và được số phận đặt vào giữa dòng chảy đời sống của Thủ đô, hóa ra không phải Tô Hoài mà chính Hà Nội chọn ông là một trong những tác giả viết về con người và cuộc sống nơi này?

Đau đáu về Hà Nội cho đến cuối đời

Hơn 90 năm sống với hàng loạt thăng trầm của Hà Nội, Tô Hoài gần như viết về mọi giai đoạn lịch sử của mảnh đất này. Thời Pháp thuộc có Bố mìn mẹ mìn, Chuyện cũ Hà Nội. Thời chống Mỹ, Hà Nội dưới mắt ông tổ trưởng tổ dân phố Tô Hoài ẩn hiện trong những Chiều chiều, Cát bụi chân ai... Rồi sang thế kỷ 21, ở tuổi ngót 90, ông lại có tập tản văn Giấc mộng ông thợ dìu với những cái nhìn khá độc đáo về một Hà Nội đang thay đổi từng ngày.

“Tôi chỉ thích viết về quần chúng, viết về người lao động bình thường. Bắt mình viết về anh trí thức nghèo như Nam Cao thì khó, bởi mình có phải là anh giáo như “hắn” đâu” - Tô Hoài nói và lại cười.

Ngẫm ra, từ khi mới cầm bút, những trang viết về Hà Nội của Tô Hoài luôn có những nét rất riêng: có lúc hơi bụi bặm, nhếch nhác xô bồ nhưng vẫn đáng yêu bởi tràn đầy hoài niệm và sự cảm thông, chia sẻ của những con người đang sống nơi ấy.

Con mắt tinh đời và có phần “lọc lõi” từ rất sớm của Tô Hoài luôn giúp ông đọc ra những góc khuất các mẫu nhân vật của mình, để từ đó thanh thản biết chấp nhận cái phần không hoàn thiện của cuộc sống như nó đang diễn ra.

Tô Hoài bảo, suốt ngần ấy năm, đi đâu về đâu, ông vẫn yêu và nhớ nhất là vùng quê ngoại Nghĩa Đô, Cầu Giấy của mình. Rồi ông nói, Hà Nội có thay da đổi thịt đến mấy, ông vẫn có thể nhắm mắt mà đi băng băng trên những vỉa hè trong khu phố cổ, dù đã không còn lát đá xanh và những nắp cống tròn đúc bằng gang như thời xưa.

Tuổi 91, yếu đi rất nhiều vì bệnh gout và tiểu đường, nhà văn lão thành này vẫn hào hứng kể về một cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành nếu sức khỏe cho phép: “Tôi muốn viết về Cách mạng tháng Tám như những gì mình trông thấy. Ở đó không chỉ có khí thế ngút trời của quần chúng mà còn có cả những chuyện dở khóc dở cười của những anh trí thức nghèo đang lúng túng không biết chọn đường nào”.

Bài 4 - Sư thầy Thích Đàm Lan: Một kiếp tu hành xây trăm tòa tháp

Minh Châu

Tin cùng chuyên mục

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Bộ VH,TT&DL vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Những phát hiện khảo cổ học ở di chỉ Vườn Chuối (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được công bố trong thời gian qua đã làm kinh ngạc giới nghiên cứu và công chúng.

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

Phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long về công tác bảo vệ, phát huy giá trị mang tính toàn cầu, tiêu biểu về thẩm mỹ, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa của di sản này.

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Sáng 13/12, tại thành phố Nha Trang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn "Những giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch Khánh Hòa trong tình hình mới".

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (chữ Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "kim". Đây là lần thứ năm trong tổng số 30 lần, chữ "kim" được bình chọn là chữ Hán của năm.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.