Nhà văn Hồ Phương qua lời kể của cháu gái

"Bác của chúng tôi - nhà văn Thiếu tướng Hồ Phương - đã tạ thế lúc 8h56 ngày 2/1/2024 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. Bác được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý vào năm 2012.
05/01/2024 08:16
Hoài Thương

"Bác của chúng tôi -  nhà văn Thiếu tướng Hồ Phương - đã tạ thế lúc 8h56 ngày 2/1/2024 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. Bác được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý vào năm 2012. Bác luôn là niềm tự hào của gia đình chúng tôi" - họa sĩ Nguyễn Thu Thủy - tác giả "Con đường gốm sứ ven sông Hồng" chia sẻ.

"Nhà văn Hồ Phương tên khai sinh là Nguyễn Thế Xương sinh ngày 15/4/1930 tại xã Kiến Hưng, thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông, TP Hà Nội). Bố tôi - nhà báo, nhà viết kịch Nguyễn Trung Đông - là em trai nhà văn Hồ Phương cũng sinh ngày 15 nhưng là tháng 7 năm 1945" - nữ họa sĩ cho biết.

*Sớm gia nhập quân đội

"Tôi ấn tượng nhất về bác mình là tháng 12 năm 1946, khi mới 16 tuổi, bác Hồ Phương đã gia nhập lực lượng tự vệ Thành Hoàng Diệu rồi gia nhập quân đội, trở thành "chiến sỹ quyết tử" và "Vệ Út" của Thủ đô trong 60 ngày đêm khói lửa, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của cha ông, ghìm chân quân xâm lược cho cả nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến.

Nhà văn Hồ Phương qua lời kể của cháu gái - Ảnh 1.

Nhà văn, Thiếu tướng Hồ Phương

Suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, bác Hồ Phương đã tham gia nhiều chiến dịch lớn, trong đó có Chiến dịch biên giới năm 1950 (khi mới 20 tuổi) và Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (khi mới 23 tuổi). Bác tôi là chiến sĩ của Đại đoàn quân chủ lực đầu tiên của Quân đội là Đại đoàn 308, sau này là Sư đoàn Quân Tiên phong Anh hùng. Từ chiến sĩ trở thành phóng viên, cán bộ phụ trách báo Quân Tiên phong của Đại đoàn 308, rồi làm chính trị viên Đại đội".

Mỗi lần đến thăm, bác Hồ Phương thường sôi nổi kể về kỷ niệm những ngày luyện tập gian khổ để chuẩn bị chiến đấu. Như việc cho gạch nặng vào ba lô và chạy bộ vòng quanh Văn Miếu. Khi đó nhà ông nội chúng tôi ở phố Ngô Tất Tố, gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Ông nội mất đúng năm bố chúng tôi thi Đại học Tổng hợp văn, nên chúng tôi chỉ được nghe kể về ông nội qua các câu chuyện của bác Hồ Phương và bố. Bác cũng hay kể cho chúng tôi nghe về bác Nguyễn Văn Côn, người anh cả từng làm tình báo viên thời chống Pháp, hoạt động trong nội thành Hà Nội ra Hà Đông và đã bị giặc Pháp bắn chết khi trên đường làm nhiệm vụ.

Bác Côn hy sinh khi mới 25 tuổi. Bác Côn đã ảnh hưởng nhiều đến bác Hồ Phương khi thường kể những câu chuyện văn học Pháp như Ba người lính ngự lâm, thơ của Alphonse de Lamartine, tiểu thuyết của Victor Hugo… một cách tự nhiên hấp dẫn, đầy ma lực.

Ông nội chúng tôi là một nhà nho và là cụ đồ dạy học đã ảnh hưởng nhiều đến bác Hồ Phương và cả bố tôi khi ông nội hay kể chuyện về Bác Hồ và tư tưởng cách mạng của Người.

Tôi cũng nhớ có lần bác Hồ Phương kể, khi học lớp Nhất trường Bưởi bác đã viết văn, được phong làm "chủ bút" của tờ báo "Con bò lười" chuyên viết những câu chuyện hài hước dí dỏm của lớp.

Bác Hồ Phương cũng kể về kỷ niệm năm 1946 khi mới 16 tuổi, bác được nhà văn Tô Hoài cho làm cộng tác viên trang Văn nghệ Thiếu nhi của báo Cứu quốc. Sau này khi đã nổi tiếng, bác luôn tự hào rằng, trong tay mình luôn có hai vũ khí, một bên là tay súng, còn bên kia là tay bút. Với bác, viết là nhiệm vụ, là đam mê và cũng là "cái nợ" của cuộc đời".

Viết văn khi mới 17 tuổi, nổi bật với "Thư nhà" và "Cỏ non"

Nhà văn Hồ Phương bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tay về bộ đội từ khi mới 17 tuổi và sớm trở nên nổi tiếng với tác phẩm truyện ngắn Cỏ non đã được đưa vào sách giáo khoa lớp 9.

Từ năm 1955, ông về Tổng cục chính trị, là thành viên tham gia thành lập tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1957 và giữ chức Phó Tổng biên tập của tạp chí nổi tiếng này trong một thời gian dài cho đến khi nghỉ hưu năm 1993.

Một thời gian, ông đồng thời giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam. Ông cũng là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam (năm 1957).  Năm 1990, ông được phong quân hàm Thiếu tướng.

Nhà văn Hồ Phương qua lời kể của cháu gái - Ảnh 2.

Nhà văn Hồ Phương (bên phải) và em trai - nhà báo Nguyễn Trung Đông – bố nữ họa sĩ Nguyễn Thu Thủy

Đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, các tác phẩm của nhà văn Hồ Phương hầu như đều gắn với thời kỳ oanh liệt sôi nổi ấy. Không phải ngẫu nhiên nhà văn Nguyên Hồng đã nói về ông thế này: "Hồ Phương là một người lớn lên từ lò lửa chiến tranh và lửa yêu nước". Còn tướng Vương Thừa Vũ khi đọc xong truyện ngắn Thư nhà của Hồ Phương đã cho liên lạc gọi cây bút tuổi 19 này lên để biểu dương khen ngợi.

Có thể khẳng định, hiện thực chiến tranh bi tráng với rất nhiều máu và mồ hôi của chiến sỹ, nhân dân đổ xuống, với lòng dũng cảm xả thân vì Tổ quốc của những Vệ quốc quân vốn là người nông dân mang áo lính đã thôi thúc Hồ Phương cầm bút. Không khí kháng chiến cộng hưởng vào tài hoa của người viết trẻ đã cho ra đời một truyện ngắn đầy chất đời sống và giàu tính nhân văn là Thư nhà. Hồ Phương đã chính thức đóng góp cho dòng văn học kháng chiến chống Pháp bằng truyện ngắn này khi ông mới xấp xỉ 19 tuổi (1948). Sau này, danh sách tác phẩm của ông cứ dài ra theo năm tháng nhưng nói đến nhà văn Hồ Phương, người ta không thể không nhắc đến Thư nhà và Cỏ non.

Sau khi về làm tạp chí Văn nghệ Quân đội, tài văn của Hồ Phương được ngày càng phát triển, nảy nở. Đồng hành với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, nhà văn Hồ Phương đã cho ra đời nhiều tác phẩm nóng hổi hơi thở hiện thực và đầy đặn chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Dường như cuộc sống hào hùng của dân tộc trong giai đoạn lịch sử vô cùng dữ dội ấy đã tự nhiên bước vào, ùa vào các trang viết của Hồ Phương với tiểu thuyết "Những tiếng súng đầu tiên" (1955); "Cỏ non" (truyện ngắn 1960); "Xóm mới" (tập truyện ngắn, 1963); "Chúng tôi ở Cồn Cỏ" (ký sự dài, 1966); "Kan Lịch" (tiểu thuyết, 1967); "Khi có một mặt trời" (truyện ký, 1972); "Những tầm cao" (tiểu thuyết 2 tập, 1975)…

Nhà văn Hồ Phương qua lời kể của cháu gái - Ảnh 3.

Nhà văn Hồ Phương và cháu gái - nữ họa sĩ Nguyễn Thu Thủy

Phát hiện và đưa những con người tốt đẹp vào văn

Sức viết của nhà văn Hồ Phương thật đáng nể. Năng lượng sáng tạo cứ ăm ắp trong ông, khi đang còn tại ngũ hay về hưu rồi vẫn thế.

Sau chiến tranh chống Mỹ và nối dài tới hôm nay, khi nhà văn đã ở vào bậc lão thành trong làng viết, nhiều tác phẩm của ông cứ lần lượt ra đời. Như gừng càng già càng cay, chất sống, chất văn trong các tác phẩm của Hồ Phương càng đậm đặc.

Gắn với tên tuổi nhà văn, thiếu tướng Hồ Phương là các tiểu thuyết "Biển gọi" (1980); "Bình minh" (1981); "Mặt trời ấm sáng" (1985); "Cánh đồng phía Tây" (1994) ; "Yêu tinh" (2001); "Ngàn dâu" (2002); "Những cánh rừng lá đỏ" (2005); và đặc biệt tiểu thuyết viết về thời trai trẻ của Bác Hồ mang tên "Cha và con" được dư luận đánh giá cao và trở thành cuốn sách tiêu biểu của NXB Kim Đồng.

Rất nhiều sáng tác của Hồ Phương chủ yếu viết về cái anh hùng, cái tốt đẹp, cái tỏa sáng của bộ đội và nhân dân. Những anh hùng có thật trong đời như Kan Lịch, chiến sỹ Cồn Cỏ… đã trở thành nhân vật văn học trong tác phẩm của Hồ Phương. Ông chủ tâm phát hiện và đưa những con người tốt đẹp vào tác phẩm của mình.

Những ai từng gặp nhà văn Hồ Phương những năm nghỉ hưu đều không khỏi ngạc nhiên khi biết ông đã xấp xỉ 90 vẫn rất nhanh nhẹn, tinh tường, nói cười hào sảng, dí dỏm, vô cùng hồn hậu. Dường như tuổi tác không khuất phục được ông. Nói chuyện cùng ông, lúc nào người đối diện cũng nhận thấy nụ cười tươi. Khi câu chuyện được khơi đúng nguồn, ông nói liên tục không nghỉ với chất giọng trầm ấm, giàu nội lực. 

Nhà văn Hồ Phương đã được trao các giải thưởng văn học của: báo Văn nghệ (với truyện ngắn "Cỏ non", năm 1958); giải của Bộ Quốc phòng (với tiểu thuyết "Cánh đồng phía Tây", năm 1994); giải của Hội nhà văn Việt Nam và Bộ Công an (tiểu thuyết " Yêu tinh", năm 2001; giải Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (với tiểu thuyết "Ngàn dâu" năm 2003). Ông cũng đã được trao Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

(Ghi theo lời kể của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy)

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.