Nhà tuyển dụng: ‘Tạo ra con số lớn nhất từ ba số 0, 5, 6 - Trả lời 650 lập tức bị loại
Vậy câu trả lời như thế nào mới vừa lòng nhà tuyển dụng?
Ngày nay, sinh viên đại học ngày càng nhiều, nhân tài đi đâu cũng có, so với trước đây, các công ty có nhiều cơ hội tuyển dụng nhân tài ưu tú hơn, và cũng chỉ khi có nhân tài, công ty mới có thể phát triển tốt hơn, nhưng cũng chính vì điều này mà nhiều người phụ trách phỏng vấn có có những áp lực lớn hơn, vì vậy, để tuyển dụng được những tài năng tốt hơn, có những nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi khá lạ và cũng không quá liên quan cho những người xin việc có cùng năng lực chuyên môn để xem ai nhanh trí hơn.
Bởi lẽ trong công việc, ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, bạn còn cần phải có khả năng giải quyết vấn đề và xử lý những vấn đề phát sinh bất ngờ, để có thể nâng cao hiệu quả trong công việc.
Vinh đã tốt nghiệp đại học, khi còn đi học, anh có thành tích học tập xuất sắc, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rất được lòng thầy cô giáo và bạn bè. Trong thời gian làm cán bộ sinh viên, Vinh rất năng động, đoàn kết, quan tâm đến các bạn trong lớp, được thầy cô khen ngợi, đánh giá cao. Sau khi ra trường, cũng như bao sinh viên khác, Vinh trở thành thành viên của đội quân tìm việc.
Vinh đã gửi hồ sơ đi rất nhiều công ty, thành tích học tập và ngoại khóa nổi bật mang lại cho anh rất nhiều cơ hội phỏng vấn, anh cũng đã chọn ra được một công ty mình ưng ý. Vinh đến công ty từ sớm để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn và điền các thông tin cơ bản, sau đó, anh được nhân sự đưa đến phòng họp lớn để tham gia vòng phỏng vấn đầu tiên.
Trong suốt quá trình phỏng vấn, Vinh được đi tiếp vào vòng phỏng vấn thứ hai cùng với một ứng viên khác dựa vào biểu hiện xuất sắc, khả năng giao tiếp tốt cũng như khả năng thích ứng mạnh mẽ của mình.
Tại vòng phỏng vấn cuối cùng này, nhà tuyển dụng đã đặt ra một câu hỏi khá lạ: "Làm thế nào để ghép các số 0, 5, 6 thành số lớn nhất?"
Cả hai ứng viên sau khi nghe xong câu hỏi này đều vô cùng kinh ngạc, họ chưa từng thấy dạng câu hỏi phỏng vấn này bao giờ. Để thể hiện bản thân, ứng viên còn lại trả lời trước: "Câu hỏi này rất đơn giản, số lớn nhất có thể tạo thành là 650". Sau khi nghe xong, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên hãy suy nghĩ về nó một cách cẩn thận.
Lúc này, Vinh đứng dậy và bắt đầu phân tích: "Theo lý mà nói, ba số 0, 5, 6 tổ hợp nên con số 650 là không có vấn đề gì, nhưng vẫn có những trường hợp đặc biệt, vừa rồi, anh ấy chỉ dùng phương pháp tính cơ bản mà bỏ qua phương pháp tính toán khác, đó là phương pháp lũy thừa, 5 mũ 60, tôi nghĩ đây chính là câu trả lời."
Sau khi nghe Vinh phân tích, người phỏng vấn gật đầu hài lòng và nói: "Thực ra câu hỏi này chủ yếu là để kiểm tra tư duy phân kỳ và khả năng suy nghĩ vấn đề của ứng viên, đôi khi khi nghĩ về một vấn đề, bạn cần suy nghĩ nhiều hơn và đưa ra nhiều giải pháp, thay vì chỉ sử dụng tư duy cố định." Cuối cùng, Vinh đã được nhận.
Đôi khi, có những câu hỏi thực ra rất đơn giản, nhưng trong quá trình phỏng vấn, vì hồi hộp hoặc vì lý do nào đó mà mọi người thường có xu hướng bất cẩn và bỏ lỡ cơ hội. Nếu bạn có logic rõ ràng và thể hiện tốt hơn năng lực tổng thể của mình, tỷ lệ chiến thắng của bạn sẽ lớn hơn và dễ được HR ưu ái hơn.