Nhà thơ Trúc Thông: Ở nơi chân trời những cuốn sách

Trúc Thông “lặng thầm trong suốt” như thơ mình. Tôi nghĩ thế khi đọc chầm chậm từ bài Cao Bằng (ở tập thứ 5 Mắt trong veo của anh) ngược lên tới tập thứ nhất, có trang anh “xin làm con bò” chở trẻ thơ, để mắt mình được “hiền hết nói”...
23/12/2020 08:09

(Thethaovanhoa.vn) - Trúc Thông “lặng thầm trong suốt” như thơ mình. Tôi nghĩ thế khi đọc chầm chậm từ bài Cao Bằng (ở tập thứ 5 Mắt trong veo của anh) ngược lên tới tập thứ nhất, có trang anh “xin làm con bò” chở trẻ thơ, để mắt mình được “hiền hết nói”...

 Tọa đàm thơ  'Trúc Thông - Chầm chậm tới mình'

Tọa đàm thơ 'Trúc Thông - Chầm chậm tới mình'

Sáng ngày 9/9, Khoa Viết văn - Báo chí, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm “Trúc Thông - Chầm chậm tới mình”.

Bài thơ Cao Bằng trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 (tập 2) là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông.

Gắng lặng thầm, trong suốt từng dòng

Sau khi qua đèo Gió/ Ta lại vượt đèo Giàng/ Lại vượt đèo Cao Bắc/ Thì ta tới Cao Bằng// Cao Bằng, rõ thật cao/ Rồi dần dần bằng xuống/ Đầu tiên là mận ngọt/ Đón môi ta dịu dàng// Rồi đến chị rất thương/ Rồi đến em rất thảo/ Ông lành như hạt gạo/ Bà hiền như suối trong// Còn núi non Cao Bằng/ Đo làm sao cho hết/ Như lòng yêu đất nước/ Sâu sắc người Cao Bằng// Đã dâng đến tận cùng/ Hết tầm cao Tổ quốc/ Lại lặng thầm trong suốt/ Như suối khuất rì rào// Bạn ơi có thấy đâu/ Cao Bằng xa xa ấy/ Vì ta mà giữ lấy/ Một dải dài biên cương.

Giọng thơ hiền tới mức, đã mấy mươi năm luyện chữ, chữ đã “chín lửa” vậy mà nói với học sinh cấp 1 vẫn không dám tu từ, cứ mộc mạc chữ tươi, chữ sống “để Mị nói cho mà nghe”! Kìa “đèo” xếp 3 tầng ngoài cửa xe lên đất này! Đang “cao”, xuống “bằng” lúc nào mà “ngọt”, mà ngon trớn vậy? Thử đi! 3 tầng đèo nhưng những 4 lớp, 4 chất người “thương”, “thảo”, “lành”, “trong”. Có ngần ấy chất thì mới “sâu sắc”, mới đứng được ở chỗ “Hết tầm cao Tổ quốc” đặng mà “giữ lấy” tất cả!

Khổ kết bài cứng, nhưng không thô, nếu biết cách nhìn biên cương đang theo đà chữ mềm mại như dải khăn quàng cổ, thắt eo cương vực nước nhà. Các thầy cô giáo chúng tôi khi đọc Trúc Thông hay liên tưởng như thế, để biết đường mà hướng học sinh tới những khoảng không, những góc khuất nơi thi sĩ cất giấu những vẻ đẹp thơ ca, chờ bạn đọc.

Chú thích ảnh
Nhà thơ Trúc Thông

Đèo Gió, trong thơ ngũ ngôn giáo khoa, có phải Đèo Gió tứ tuyệt 4 dòng, 2 đoạn không đều nhau - “Đường lưng Đèo Gió” ở tập Một ngọn đèn xanh: Nhoai lên, quành xuống/ giữa núi xanh/ tiếng chim rơi tịch mịch/ nỗi người đi muôn trùng.

Có phải, Trúc Thông trên con đường thơ của mình đã “… trung thành tối đa với chớp sáng cảm xúc bộc lộ sâu mạnh nhất tinh hoa thơ con người mình” (Nhặt cho mình). Không vân vi tái hiện những vần vụ dẫn đến chớp sáng. Không đuổi bắt những tỏa lan sau chớp sáng. Chỉ nắm bắt chính cái chớp sáng của cảm xúc. Nên bài thơ bao giờ cũng cất lấy phần tinh chất nhất của cảm xúc thơ như Chu Văn Sơn đã bàn? Và phải như vậy mới có thể “lặng thầm trong suốt”.

Theo chúng tôi, những người soạn giáo khoa tiếng Việt đưa bài Cao Bằng của Trúc Thông vào Tiếng Việt 5 (tập 2), không phải vì đây là thơ viết cho thiếu nhi mà vì Cao Bằng rất Trúc Thông, và những người làm sách muốn học sinh làm quen với thứ thơ mộc, thơ không phấn son tu từ.

Cần mẫn học nghề để dạy nghề

Trúc Thông từng là biên tập viên Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, từng được mời lên lớp ở Trường Viết văn Nguyễn Du, cho nên ông rất chú tâm học nghề viết để có thể dạy nghề này, ông có hẳn một chuyên luận về cách dùng từ của Nguyên Tuân, với các phần “Tiếng Việt dưới ngòi bút Nguyễn Tuân”, “Nguyễn Tuân tách từ”, “Một trong những khuyên son văn Nguyễn Tuân”, “Người lái đò sông Đà”…

Theo Trúc Thông “…trong lao động văn học ông [Nguyên Tuân] đã làm nhỏ mình đi, cúi mình xuống, để thấy tiếng Việt sững lên, tiếng mẹ đẻ của ta được tôn cao hết mức. Tiếng Việt dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân đã rạng vẻ lên, càng qua năm tháng, người đọc càng khám phá, phát hiện những thần tính của nó”.

Chú thích ảnh
Bài thơ “Cao Bằng” của Trúc Thông trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 5”

Trúc Thông cần mẫn tìm ra những thần tình kia. Trong văn Nguyễn Tuân, tiếng Việt nói về đất Việt, thật thiên biến vạn hóa! Những ngày hòa bình thì sông Việt “…vui như thấy nắng ròn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” và thời chiến tranh phá hoại từ trên không, thời “xanh lè hai cục mắt Mỹ” nhòm ngó, thì “Mùa đông năm 1967 da trời Hà Nội thấp thỏm xanh ngắt một niềm cảnh giác”.

Học Nguyễn Tuân, tách từ, ghép từ, Trúc Thông luôn sinh ra từ mới cho trang viết của mình, với hy vọng người đọc chấp nhận rồi dùng chung, dùng quen, cùng làm giàu tiếng mẹ đẻ. Chỉ trong sách Văn chương ngẫu luận (NXB Quân đội Nhân dân 2003) của Trúc Thông, ta thấy ở trang 12 ông thử “chiêm ngẫm vài phẩm chất thi ca…”. Ở trang 16, ông thử “áp nhập từ bên ngoài bài thơ”. Ở trang 33, ông thử “ích cốt từ những khảo sát”. ,Ở trang 82 ông thử “hình thức và nội dung luôn quyện nhuyễn”. Ở trang 99, ông “lạ lùng thay, hình ảnh không ngộn đẹp lên như thế nữa”. Quyện nhuyễn, ngộn đẹp, ích cốt, áp nhập, chiêm ngẫm… kiên trì sinh sôi ngôn ngữ, từng nét, từng nét!

“Học thầy không tày học bạn”, Trúc Thông có cả một trang, để bàn về một câu lục bát, của “cô bé nhà quê” Thu Nguyện, từ Cao Lãnh ra Hà Nội học viết văn: “… nhóm từ “ngọn gió quê nhà” trong trẻo biết mấy, không phải chỉ cảm thấy mà như nhìn thấy, sờ được. Ngọn gió ấy “mát từ kiếp trước mát sang kiếp này”, nếu dịch ra một ngôn ngữ nước ngoài nào cũng không phải là khó, vì cái ý hay bộc lộ không có gì khó nắm bắt. Nhưng dịch dù khéo giỏi mấy cũng sẽ mất đi cái ý vị muốn truyền đạt thật nhiều của tác giả đựng trong cái tính từ được biến thành động từ tiếng Việt “mát”, được lặp lại trong phép đối xứng của thi pháp lục bát dân tộc “mát từ kiếp trước, mát sang kiếp này. Từ ngữ và hình ảnh ở đây vừa “thực như đếm” lại vừa “ảo như thơ”.

Mải miết chép chuyện “văn nhân tương thân”

Học cách viết! Và cần thiết hơn, Trúc Thông học cách sống. Người viết bài này còn giữ được những trang chép tay, Trúc Thông ghi lại chuyện “văn nhân tương thân” mà ông từng thấy, hay nghe kể lại.

“Nhà văn Ông Văn Tùng hồi mới viết đặc biết phục truyện ngắn Nguyễn Khải: “Đấy! Tài ở chỗ ấy! Vứt cho ông ta ba bốn cái nan loại bỏ đi, “lão” đan liền thành một thứ thức đựng thật mê mắt, lọn tay! Mà người tài ấy lại giản mộc đến thế cơ chứ! Mình đến thăm ông ấy ở Phúc Xá, nhà tuềnh toàng chẳng có gì, ông ấy chỉ vận mỗi cái quần đùi, cởi trần, cười hề hề bảo, hai anh em ta ngồi luôn xuống chiếu trải dưới đất này chuyện văn chương”.

Chú thích ảnh
Nhà Thơ Trúc Thông (thứ hai từ phải qua) trong hội thảo về ông

Văn Tùng nể phục Nguyễn Khải còn Nguyễn Khải thì chính Trúc Thông chứng kiến bậc văn tài đàn anh nể phục đàn em Đỗ Chu! Lại công khai nể phục trước cử tọa là sinh viên khoa văn ĐH Tổng hợp Hà Nội: “Sao nó tài thế không biết! Mình thì ngẫm đi nghĩ lại mãi chưa ra, mà cái cậu này, cứ như thể đặt đít xuống ghế là viết ngay một mạch, mà văn lại hay, cứ bay lượn tươi rói mới chết chứ!”.

Nể phục bạn văn bút, nể phục cả bạn chăn gối trăm năm với người văn bút. Một lần thầy Trần Lê Văn nói với học trò của mình: “Vợ cũng quan trọng lắm đấy Trúc Thông ạ. Cứ xem như mình đây này, người thành phố hẳn hoi mà bấy nhiêu năm phải vin vào vai một người đàn bà miền núi mới lần đi nổi giữa đồng bằng đấy!”.

***

Trên mạng facebook cho tới hôm nay, cửa nhà Trúc Thông vẫn sáng đèn. Người yêu thơ vẫn thấy chân dung có phần lãng tử của anh. Và có hỏi vẫn được trả lời. Nhưng người trả lời không phải Trúc Thông, mà là vợ anh, chị Minh Nguyệt, người vợ trẻ, nhỏ hơn Trúc Thông tới gần 20 tuổi.

Trúc Thông nằm bệnh đã cả chục năm nay sau tai biến mạch máu não. Hôm qua điện hỏi thăm sức khỏe nhà thơ, chị Nguyệt cho biết:

- Nhà em tỉnh tỉnh mơ mơ. Thỉnh thoảng bạn thơ đến chơi, nhắc chuyện ngày xưa, ông cũng cười được, vui được chốc lát, rồi lại mơ mơ tỉnh tỉnh. Em lại được trò chuyện thay chồng. Tập thơ nhà nước đặt hàng, mẹ con em nhập tin, đưa nhà xuất bản đấy ạ. Ba mẹ con thay nhau, bón cháo, bón sữa cho nhà em.

Tôi hỏi xin tài liệu viết bài, chị Nguyệt gửi cho file hình, file chữ với nhiều chuyện thật cảm động.

Lại nhớ có lần nhà văn Trung Trung Đỉnh kể chuyện thuốc tiên: “Hôm nhà thơ Trúc Thông nằm bất tỉnh ở Bệnh viện Việt - Xô và phải tiêm thuốc, bạn bè đến thăm nhiều, có người tự tin nói: "Tiêm thuốc làm gì, lão không tỉnh đâu. Tiêm ít thơ vào là tỉnh ngay".

(Còn tiếp)

Vài nét về nhà thơ Trúc Thông

Nhà thơ Trúc Thông sinh năm 1940, đang sống ở Hà Nội. Từng nhập ngũ, biên tập văn học. Đã xuất bản các tác phẩm: Chầm chậm tới mình (thơ, 1985), Maraton (thơ, 1993), Một ngọn đèn xanh (thơ, 2000), Văn chương ngẫu luận (lý luận phê bình, 2003), Vừa đi vừa ở (thơ, 2005), Mẹ và em (bình thơ, 2006), Trúc thông tiểu luận - bình thơ (2013), Trúc thông thơ (2014).

Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017.

 

Trần Quốc Toàn Tâm

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.