Nhà thơ Thanh Thảo: Không nghĩ Đàn ghi-ta của Lorca được vào SGK

Bắt đầu từ năm học 2008-2009, bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo chính thức được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn lớp 12.
05/04/2009 19:08
(TT&VH) - Bắt đầu từ năm học 2008-2009, bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo chính thức được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn lớp 12.
 
Đây là một tác phẩm mới, được (bị) đánh giá là một trong những văn bản “2 khó”: khó học và khó dạy. Dẫu vậy, những câu thơ đẫm chất suy tưởng và siêu thực, ngập tràn phức điệu của hình ảnh và âm nhạc trong Đàn ghi-ta của Lorca vẫn cuốn hút, ám ảnh người đọc một cách lạ thường… 
Nhà thơ Garcia Lorca (trái) và họa sĩ siêu thực Salvador Dali.

* Ám ảnh Lor-ca và bài thơ được viết trong vô thức

Với Thanh Thảo, Đàn ghi-ta của Lorca là khoảnh khắc bắt đầu từ những ám ảnh. Ông nhớ lại: “Trong một ngày của năm 1979, tại Trại sáng tác Quân khu V - Đà Nẵng, vào thời điểm trại này sắp giải tán, tôi với Ngô Thế Oanh (nhà thơ) và Trần Phương Kỳ (nhà nghiên cứu nghệ thuật Chàm, nhà dịch thuật) ngồi rỗi việc bèn đưa thơ Pablo Neruda và thơ Lorca ra dịch, từ bản tiếng Anh. Tôi và Ngô Thế Oanh lúc ấy chưa biết nhiều tiếng Anh, chỉ Trần Phương Kỳ là giỏi. Kỳ dịch là chính, chúng tôi chỉ…phụ họa.

Sau khi Trần Phương Kỳ dịch rất hay trường ca “Trên đỉnh Macchu Picchu” của Neruda, chúng tôi xúm lại với mấy bài thơ của Lorca, trong đó có “Bài ca mộng du” và bài thơ dài “Bi ca cho Ignacia Sanches Mejias”. Lúc ấy, những bài thơ Lorca qua bản dịch Hoàng Hưng mà tôi đã chép trong sổ tay và mang theo trong ba lô ra chiến trường những năm trước đó bỗng ùa vào tâm trí tôi. Thực ra, Lorca đã sống trong tôi từ những năm 1969-1970 qua bản dịch chép tay mà chúng tôi truyền cho nhau.

Và tôi đã viết “Đàn ghi-ta của Lorca” trong cái ngày của năm 1979 ấy. Bài thơ được viết rất nhanh, và gần như không sửa chữa gì thêm. Tôi đã đọc cho Ngô Thế Oanh và Trần Phương Kỳ nghe, và nhận được sự đồng cảm ngay lập tức. Trần Phương Kỳ còn là cây ghi-ta cổ điển có hạng, anh đã nhận ra ngay nhạc điệu của bài thơ này, kể cả đoạn “tremolo” lila lila lila trong bài. Chỉ vậy thôi.

Bài thơ ấy tiếp tục nằm trong sổ tay của tôi cho tới năm 1985, khi tôi in tập thơ “Khối vuông ru-bích”, nó mới được xuất hiện lần đầu.

Thực ra, với người làm thơ, mà làm cũng không ít như tôi, thì khó nói mình yêu thích “đứa con” nào của mình hơn. Nhưng với tôi, Lorca luôn là một ám ảnh. Và bài thơ “ Đàn ghi ta của Lorca” tôi viết cốt giải toả phần nào ám ảnh ấy. Tôi cũng không hiểu mình tâm đắc cái gì nhất từ bài thơ này. Có thể là số phận bi thảm của Lorca nói riêng, của thơ ca nói chung chăng? Có thể là cái “tiếng đàn bọt nước” lúc hiện lúc tan như sự tự hủy và tái sinh liên tục của Thơ chăng? Hay là khát vọng tự do mà tôi đã cảm nhận được qua thi ca của ông? Tôi không dám nói chắc cái gì, chỉ biết, tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghĩ ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn…”. Cả bài thơ bật lên nhờ một câu thơ của Lorca dẫn dắt: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”:

Nhà thơ Thanh Thảo
Đàn ghi-ta của Lorca

Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn

(F.G.Lorca)

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Tây-Ban-Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi-ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi-ta ròng ròng

máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghi-ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái di-gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la..

(SGK Ngữ văn lớp 12)

* Cần đính chính một chú thích từ SGK

Bắt đầu từ năm học 2008-2009, bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo chính thức được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn lớp 12. Nhà thơ Thanh Thảo cho biết: “Một chú thích trong SGK nói rằng câu thơ “giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng” trong bài thơ của tôi có liên hệ tới việc Lorca bị giết và bị bọn phát xít quăng xác trong một cái giếng hoang(?). Thực ra, cho tới bây giờ, người ta vẫn không thể tìm được hài cốt Lorca, và không biết được xác ông đã bị vùi chôn ở đâu. Nói như người mình vẫn nói, thì ngay tới một cái “mộ gió” Lorca cũng không có. Tấm bia và mộ phần của Lorca trong nghĩa trang bây giờ chỉ đơn thuần mang tính tưởng niệm. Vì thế, không thể nói câu thơ của tôi nhằm vào một sự kiện cụ thể nào, vì nếu biết Lorca bị giết và quăng xác xuống giếng, người ta đã tìm ra được hài cốt của ông.

Tôi nghĩ, giáo viên và học sinh có lẽ không chỉ cần biết sự thật này, mà cái chính, là tìm được sự đồng cảm với số phận và thơ của Lorca, sự ngưỡng mộ và yêu mến thơ Lorca mà bài thơ của tôi chỉ là một gợi ý nhỏ, một “chút men” gây cảm hứng nào đó…”

Chính tác giả bài thơ cũng không nghĩ rằng nó lại được chọn in trong SGK bởi theo nhà thơ Thanh Thảo, thơ ông thường “đi bên lề” các quy ước thông thường, nó được viết một cách ngẫu hứng, nhằm giải toả cho chính tác giả hơn là định hướng hay dẫn dắt ai. Và như ông nói, “Tôi chỉ muốn mọi người tiếp nhận nó như một bài thơ. Những gì bài thơ muốn nói, đã nói bằng ngôn ngữ, bằng nhịp điệu, bằng nhạc tính trong toàn bộ cấu trúc bài thơ. Có thể thấy phần nào số phận Lorca, số phận của thơ ông qua bài thơ ấy. Tôi đã yêu thương, ngưỡng mộ, đồng cảm với Lorca, và tôi muốn chia sẻ những điều ấy với mọi người. Nếu các em học sinh bây giờ yêu thích nhạc flamenco, thì việc các em tiếp cận với thơ Lorca sẽ mang lại cho các em nhiều cảm xúc, cảm hứng hơn. Với các thầy cô giáo dạy văn lớp 12, tôi chỉ mong nhận được sự đồng cảm qua bài thơ này. Riêng tôi nghĩ, bài thơ sẽ không khó nếu chúng ta tiếp cận được với thơ Lorca, chúng ta yêu thơ Lorca, và chúng ta truyền được cho học sinh của mình khát vọng tự do và dân chủ. "Thơ là dành cho tất cả mọi người" như Paul Eluard đã nói.
 
Yên Khương

(*) Xem từ TT&VH số 111 ra ngày 20/4/2008

Kỳ sau (Chủ Nhật): “Cổng trường mở ra”với Lý Lan
"Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”(Lý Lan, SGK lớp 7, tập 1).

Tin cùng chuyên mục

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Bộ VH,TT&DL vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Những phát hiện khảo cổ học ở di chỉ Vườn Chuối (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được công bố trong thời gian qua đã làm kinh ngạc giới nghiên cứu và công chúng.

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

Phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long về công tác bảo vệ, phát huy giá trị mang tính toàn cầu, tiêu biểu về thẩm mỹ, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa của di sản này.

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Sáng 13/12, tại thành phố Nha Trang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn "Những giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch Khánh Hòa trong tình hình mới".

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (chữ Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "kim". Đây là lần thứ năm trong tổng số 30 lần, chữ "kim" được bình chọn là chữ Hán của năm.

50 năm văn học Việt Nam từ 1975 (kỳ 3): Bước chuyển mình mạnh mẽ của văn xuôi

50 năm văn học Việt Nam từ 1975 (kỳ 3): Bước chuyển mình mạnh mẽ của văn xuôi

Bức tranh văn xuôi đương đại sau năm 1975 ghi nhận những bước chuyển mình mạnh mẽ của nhiều thể loại. Trong đó, tiểu thuyết và truyện ngắn được đánh giá có nhiều thành tựu hơn cả khi phản ánh những chiều hướng vận động phát triển mới của nền văn học Việt Nam.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.