Nhà nghiên cứu Giang Quân với 30 đầu sách về Hà Nội

Với gia tài gồm 30 cuốn sách về Hà Nội (in riêng), chỉ riêng trong dịp Đại lễ 1.000 năm sắp tới đây, nhà nghiên cứu Giang Quân đã cho ra 8 cuốn sách về Hà Nội.
24/08/2010 14:40


(TT&VH) - Với gia tài gồm 30 cuốn sách về Hà Nội (in riêng), chỉ riêng trong dịp Đại lễ 1.000 năm sắp tới đây, ông đã cho ra 8 cuốn sách về Hà Nội, trong đó có những cuốn đã được tái bản nhiều lần. Riêng 2 cuốn Ký sự địa chí Hà Nội Từ điển đường phố Hà Nội, đã đưa tên tuổi ông trở thành một định danh trong giới nghiên cứu về Hà Nội. TT&VH đã có cuộc trò chuyện với ông.


Xây dựng vùng quê mới cho Hà Nội ở Lâm Đồng

* Là một người công tác thâm niên ở Sở VH, TT&DL Hà Nội, phải chăng đó là điều kiện thuận lợi đưa ông đến với công việc của một nhà nghiên cứu về văn hóa Hà Nội?

- Vâng, có thể nói là như vậy. Năm 1950, tôi bắt đầu cuộc sống ở Hà Nội với nghề viết báo và bán sách. Khi tiếp quản thủ đô, tôi về làm ở phòng sáng tác của Sở Văn hóa Hà Nội (nay là Sở VH,TT&DL). Trong những năm kháng chiến, công việc của tôi như một phóng viên chiến tranh. Còn khi đất nước được giải phóng, 13 năm liền, tôi lại làm công tác tuyên truyền về xây dựng đời sống mới ở Lâm Đồng.


Sách nghiên cứu về Hà Nội của Giang Quân
Để làm công tác tuyên truyền cho bà con từ địa bàn Ba Vì đến Hà Nội đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng, tôi đã cùng đồng chí Trần Duy Dương (Phó Bí thư, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội lúc bấy giờ) đi đến tận mảnh đất Lâm Đồng để khảo sát, tìm hiểu nơi này. Hồi đấy, những người tiền trạm như chúng tôi đã phải sinh hoạt trong điều kiện rất khó khăn, thức ăn toàn phải dùng cá khô và ngô răng ngựa, nhai đến sái cả quai hàm. Nói chung là cuộc sống mới ở đây rất khổ cực, vậy mà vẫn có những người bám trụ lại được. Còn những ai không chịu nổi thì đã bỏ về từ lâu. Những người ở lại giờ đây cũng rất thành đạt. Tôi nhớ những năm đầu nhớ Tết Hà Nội, họ phải nhờ người gửi cành đào mang vào, nhưng giờ thì họ đã có cả một dinh đào.

Gắn bó với mảnh đất và người dân nơi đây trong suốt hơn chục năm đã giúp tôi có nhiều vốn để phục vụ cho công việc viết kịch thơ, chèo Tàu. Đây cũng là một trong những công việc mà tôi góp phần xây dựng một vùng quê mới cho Hà Nội (huyện Lâm Hà ở Lâm Đồng) bằng công tác lao động nghệ thuật của mình.

Tính đến nay, vừa tròn 30 năm tôi nghiên cứu về văn hóa Hà Nội và văn hóa dân gian Hà Nội.

Gắn bó với những đường phố Hà Nội

* Ông đã có bao nhiêu tác phẩm viết về đề tài Hà Nội? Tác phẩm nào mà ông tâm huyết nhất trong số đó?

- Tôi đã viết khoảng trên dưới 50 cuốn về đề tài Hà Nội, trong đó có khoảng 30 cuốn viết riêng, còn lại là in chung. Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long tới đây, đã có 8 cuốn vừa in xong và trong đó có những cuốn mới viết, có những cuốn được tái bản.

Tôi tâm đắc nhất với cuốn Ký sự địa chí Hà Nội. Cuốn này được viết cách đây 7 năm, bản thảo được viết trong 2 năm. Khi viết cuốn này, Hà Nội chưa mở rộng mà mới có 9 quận, 5 huyện và 14 đơn vị, mỗi đơn vị tôi viết trong một chương, bao gồm các mục như văn hóa, con người, danh nhân, khoa bảng, các nghề truyền thống, di tích, danh thắng, ca dao, ngạn ngữ, lễ hội. Trong thời gian tới, tôi sẽ hoàn thành nốt 12 đơn vị mới sáp nhập cho đồng bộ.


Nhà nghiên cứu Giang Quân
Nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân tên thật là Nguyễn Hữu Thái, quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông về Hà Nội như:

1. Khâm Thiên gương mặt cuộc đời.

2. Trò chơi trò diễn dân gian vùng Hà Nội.

3. Hà Nội phố phường.

4. Từ điển đường phố Hà Nội.

5. Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ.

6. Ký sự địa chí HN.

7. Văn hóa gia đình người HN.

8. Thăng Long HN nghìn năm truyền thống và thanh lịch.

* Vậy còn cuốn Từ điển đường phố Hà Nội, ông đã thực hiện nó như thế nào?

- Trong quá trình đang công tác, không có một xã nào ở ngoại thành mà tôi không đến. Tôi lại làm giảng viên các lớp văn hóa thông tin cho các xã, phường cho nên đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp tôi làm cuốn sách này. Tôi đã tìm hiểu tên gọi đường phố Hà Nội qua nhiều thời kỳ, từ thời Pháp thuộc đến ngày nay. Cuốn sách này đã in đến lần thứ 5, mỗi lần in lại là một lần sửa chữa, cập nhật thông tin.

* Trong quá trình làm cuốn sách này, ông có nhận xét gì về việc đặt tên đường phố Hà Nội?

- Việc đặt tên đường phố nhiều khi không được thống nhất. Đặc biệt là dùng tên của các vị vua, lúc thì dùng tên húy như: Ngô Quyền, Phùng Hưng, lúc dùng tên Miếu hiệu (sau khi vua chết) như Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, lúc lại đặt theo niên hiệu như Quang Trung, Lê Đại Hành. Hoặc lúc thì đặt theo tên thật, lúc thì đặt theo bút danh. Ví dụ Ôn Như Hầu đặt là Nguyễn Gia Thiều khiến nhiều người không biết (là 1 người). Hoặc ngay cả những phố đang dùng tên thật lại bị đổi sang tên bút danh như phố Tản Đà chuyển thành Nguyễn Khắc Hiếu rồi lại đổi lại là Tản Đà.

Một điểm nữa là cách gọi tên đường với tên phố, tên ngõ nhiều khi bị lẫn lộn. Có cái ngõ to hơn phố, ví dụ như ở ngõ chợ Khâm Thiên, giờ đây người dân cũng tháo cả biển ngõ xuống và tự cho đây là phố Chợ Khâm Thiên. Tuy ngõ dài chừng 1km nhưng lại không đủ tiêu chuẩn trở thành phố bởi ngay đến cái vỉa hè cũng không có.

Người Hà Nội gốc chỉ còn chiếm… 5%

* Sự thay đổi của đường phố Hà Nội có phản ánh điều gì về đời sống người Hà Nội không thưa ông?

- Cuộc sống phát triển thì không có gì bất biến. Nhưng tôi thấy văn hóa phương Tây du nhập vào ta quá nhiều và ảnh hưởng không nhỏ đến lớp trẻ hiện nay. Văn hóa đọc đang dần mất đi khi thanh niên giờ đây xem truyện tranh là chính mà không có văn hóa đọc thì không thể thấy được giá trị của văn hóa.

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà Nội 2010 (lần thứ 3) sẽ được trao vào ngày 1/9 tới, đúng dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của danh họa Bùi Xuân Phái. Năm nay, Giải sẽ trao 1 Giải thưởng lớn - Vì tình yêu Hà Nội (15 triệu đồng) cho tác giả đã gắn bó với Hà Nội bằng cả sự nghiệp của mình, 3 giải đồng hạng (gồm Giải Tác giả, Giải Tác phẩm, Giải Hành động - Việc làm).

Giải thưởng không phải là một cuộc thi, mà làmột cuộc bình chọn và đề cử của cả cộng đồng. Trên cơ sở các đề cử đó, Hội đồng giám khảo sẽ định giải theo các tiêu chí đề ra trong Quy chế giải thưởng.

Các đề cử cho Giải thưởng năm nay sẽ lần lượt được giới thiệu trên báo TT&VH. Chi tiết xem trên www.thethaovanhoa.vn/buixuanphai

Có lẽ văn hóa cũng chỉ còn lại ở một số người, còn lại đều bị pha trộn. Ngày xưa, dù có đi đến đâu, chỉ cần nhìn vào cách ăn mặc, đi đứng là biết ngay đó có phải người Hà Nội không. Bây giờ thì khó đoán lắm. Thanh niên bây giờ đâu có uống rượu bằng chén hạt mít hay bỏ ra hàng tiếng đồng hồ để làm một món ăn. Con người giờ đây sống thiếu tình cảm và không có tính thân thiện. Trẻ nhỏ ngày xưa không đánh nhau đến độ dắt dao găm trong người như bây giờ, cũng không bao giờ bạo lực với nhau, nhất là bạn gái. Lớp trẻ bây giờ cũng không được học về kỹ năng sống mà như ngày xưa là “tiên học lễ, hậu học văn”.


Trước đây có khoảng 9% người Hà Nội gốc còn sau khi Hà Nội mở rộng thì có lẽ con số đó giảm xuống chỉ còn 5 % (tính theo 6,3 triệu dân ). Vì thế mà tính hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội đang ngày một phôi pha. Đó là điều trăn trở của tôi trong những đề tài nghiên cứu sau này về văn hóa Hà Nội.

* Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Ngọc Minh

Tin cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng những khoảnh khắc xanh mát của Hà Nội

Chiêm ngưỡng những khoảnh khắc xanh mát của Hà Nội

Trong khuôn khổ Lễ trao giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 15 – 2022, báo Thể thao và Văn hóa đã tổ chức tổng kết, triển lãm và trao giải Cuộc thi ảnh, video clip “Hà Nội mát xanh”.

Một Hà Nội trong mắt chúng ta

Một Hà Nội trong mắt chúng ta

Tròn 40 năm sau khi danh họa Bùi Xuân Phái xuất hiện ở phim tài liệu "Hà Nội trong mắt ai", giải thưởng mang tên ông vẫn gắn với hành trình đi tìm những giá trị của Hà Nội.

Những suy tư về hồn cốt của Hà Nội

Những suy tư về hồn cốt của Hà Nội

Việc đạo diễn Trần Văn Thủy được trao Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội đúng dịp tròn 40 năm "Hà Nội trong mắt ai" ra đời đã thôi thúc chúng ta phải xem lại bộ phim này, và cả "Chuyện tử tế" (được xem là phần 2 của nó).

Giải Bùi Xuân Phái 2022: Tiếp tục tôn vinh những con người đã tận tụy cống hiến cho Thủ đô

Giải Bùi Xuân Phái 2022: Tiếp tục tôn vinh những con người đã tận tụy cống hiến cho Thủ đô

Chiều 6/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố kết quả giải thưởng lần thứ 15 năm 2022.

Thiết lập 'mốc son' cho biệt thự cũ Hà Nội

Thiết lập 'mốc son' cho biệt thự cũ Hà Nội

Sau cảnh hoang phế kéo dài nhiều năm, ngôi biệt thự Pháp cổ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Hàng Bài đang “lột xác” để trở thành một điểm đến văn hóa đặc thù của Hà Nội theo một dự án do UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện.

Vinh danh những nghệ sĩ nhiếp ảnh vì 'Hà Nội mát xanh'

Vinh danh những nghệ sĩ nhiếp ảnh vì 'Hà Nội mát xanh'

Trong khuôn khổ của Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 15 – 2022, đánh dấu một thập kỷ rưỡi đồng hành với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, báo Thể thao và Văn hóa tổ chức tổng kết, triển lãm và trao giải Cuộc thi ảnh, video clip “Hà Nội mát xanh”.

Kết quả Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 15-2022. Đạo diễn Trần Văn Thủy được vinh danh 'Giải thưởng Lớn'

Kết quả Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 15-2022. Đạo diễn Trần Văn Thủy được vinh danh 'Giải thưởng Lớn'

Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố kết quả giải thưởng lần thứ 15 - năm 2022 và Triển lãm, trao giải Cuộc thi ảnh, video clip “Hà Nội mát xanh”.

'Giải Bùi Xuân Phái đã góp phần tạo ra nguồn lực văn hóa to lớn cho Thủ đô'

'Giải Bùi Xuân Phái đã góp phần tạo ra nguồn lực văn hóa to lớn cho Thủ đô'

Từ năm 2008 đến nay, Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội đã tôn vinh những nhân vật cống hiến suốt đời cho Hà Nội, gắn bó máu thịt với Hà Nội trong cả cuộc đời và sự nghiệp của mình bằng giải thưởng Lớn; đã kịp thời ghi nhận nhiều tác phẩm, ý tưởng, việc làm bảo vệ các giá trị của Hà Nội, làm đẹp cho Thủ đô.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.