Nguyên Hồng đã khóc khi nghe “Bên kia sông Đuống”
Đó là những câu thơ mơ đầu của “Bên kia sông Đuống” trong SGK Văn lớp 12.“Tôi không biết sau khi đưa vào SGK, các thầy cô giáo giảng thế nào về tiểu sử của bài thơ nhưng như ngay cháu tôi nó đi học về cứ vặn hỏi tôi: “Ông ơi! Sao lúc ông viết bài thơ “Bên kia sông Đuống” ông lại khóc?- nhà thơ Hoàng Cầm kể- “Tôi biết có sự hiểu lầm gì đó nên nói với cháu: “Ông rất xúc động khi viết bài thơ ấy nhưng ông không khóc mà chỉ nhà văn Nguyên Hồng sau khi nghe ông đọc thơ rồi khóc thôi...”
Hoàng Cầm nhận Giải thưởng Nhà nước |
1. Ông viết bài này lúc đang ở chiến khu 12 trong kháng chiến chống Pháp (gồm địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh và Lạng Sơn). Qua nửa đêm sau khi nghe các đồng chí ở làng Đông Hồ lên báo cáo về tình hình chiến sự ở vùng quê mình, ông như “ngồi trên cả đống than, đống lửa, lòng dạ rối bời chỉ ước có cánh bay thẳng về nhà xem cơ sự thế nào …. Tôi vô cùng đau đớn vì ở đó tôi còn mẹ già, vợ và ba đứa con thơ”.
Tôi cắt lời nhà thơ Hoàng Cầm: “Vậy là nhà văn Nguyên Hồng khóc chứ không phải nhà thơ sao?” Nhà thơ Hoàng Cầm gật đầu “xác nhận” thay cho câu trả lời. Ông nói thêm: “Nhắc đến chi tiết này nhà thơ Hoàng Cầm kể lại: “Nhà văn Nguyên Hồng đa cảm lắm. Nghe tôi đọc thơ mà cứ khóc rưng rức. Tôi biết tính ông nên kệ, cứ đọc... cho đến hết bài thơ dài. Còn nhà vǎn Nguyên Hồng cứ khóc... khi bài thơ đã kết thúc từ lâu. Sau đó nhà văn Nguyên Hồng lặng lẽ rút ra 4-5 tờ giấy trắng tinh (hồi này giấy rất hiếm, đến ngay nhà vǎn cũng chỉ dám dùng giấy giang Hoàng Vǎn Thụ chép bản thảo của mình mà thôi!) đưa cho tôi rồi nói trong tiếng nấc: "Hoàng Cần này, cậu chép… chép cho… tớ ba bản thật sạch sẽ, bài thơ này rất cần cho nhiều người đọc... Nhất là các chiến sĩ ta"
2.Hai tháng sau nhà thơ Hoàng Cầm đang hướng dẫn cho diễn viên tập vở kịch Đứa con nuôi thì bỗng nhà vǎn Nguyên Hồng xuất hiện ở bậc cửa, trên tay cầm tờ báo Cứu Quốc khổ nhỡ (do nhà nghiên cứu vǎn học Như Phong và nhà vǎn Tô Hoài phụ trách). Nhà thơ Hoàng Cầm kể tiếp: "Anh Nguyên Hồng vẫy tay gọi tôi. Này Hoàng Cầm, bài của cậu tớ gửi, báo in rồi đây! Tôi mừng quá, run run nhận tờ báo từ tay Nguyên Hồng. Lúc này bao nhiêu tâm sự trào dâng về quê hương, về cái làng Lạc Thổ phía bên kia sông Đuống, về các cô gái "môi trầu cắn chỉ", về tranh Đông Hồ "Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp..." đang bị giặc Pháp dày xéo dưới xuôi kia vẫn không thể làm hoen ố cái hồn dân tộc phập phồng trên nền giấy bản.
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong... |
“Không riêng gì bài thơ Bên kia sông Đuống mà hầu hết mỗi khi làm thơ tôi đều nhận thức rằng: Nhiệm vụ của nhà thơ là nói lên được tiếng nói riêng biệt của dân tộc mình trong cộng đồng nhân loại. Không thế thơ không hay được”- nhà thơ Hoàng Cầm đúc kết.