Người thân dù có mối quan hệ tốt đến đâu cũng tuyệt đối KHÔNG được tiết lộ 3 bí mật, trừ phi bạn muốn gây thù chuốc oán với họ!
Trước giờ mọi người đều nghĩ bản thân chỉ cần giữ mồm giữ miệng với người ngoài là được rồi, nhưng lại không biết rằng, đối với người thân trong gia đình chúng ta cũng không nên quá thẳng như ruột ngựa để tránh gây ra những hiểu lầm và tổn thương không đáng có. Đây chính là đạo đối nhân xử thế siêu việt ít người biết nhất.
1. Khoe khoang sự ưu ái của cha mẹ dành cho bạn
Là cha mẹ, ai mà không mong muốn tất cả các con của mình đều học giỏi và có một tương lai tươi sáng. Nhưng chắc chắn cũng sẽ có một vài đứa trẻ sẽ luôn được cha mẹ chăm sóc nhiều hơn. Ví dụ như những đứa có sức khỏe yếu hơn hoặc những đứa học giỏi nhất nhà,v.v.. Nếu bát nước cân bằng thì đây là một gia đình lý tưởng, còn nếu bát nước không cân bằng thì đây là một gia đình thực tế.
Trong thời nhà Đường, hoàng đế Lý Thế Dân có rất nhiều con trai. Lý Khác là con trai thứ ba của ông. Theo quy củ tổ tiên để lại, ngôi vị phải được truyền lại cho con trưởng trực hệ. Nhưng Lý Thế Dân lại vô cùng quý Lý Khác, nhiều lần công khai khen ngợi, phong cho Lý Khác làm Thục Vương, khiến người đời lúc đó còn nghĩ rằng ngôi vị thái tử chắc cũng sắp bị đổi đến nơi rồi.
Sau khi thái tử Lý Thừa Càn bị phế truất, con trai thứ chín Lý Trị trở thành thái tử. Tuy đại cục đã định, nhưng Lý Thế Dân vẫn không kiềm được, nói với Trưởng Tôn Vô Kỵ: "Có phải để Lý Khác làm thái tử sẽ tốt hơn hay không?"
Mặc dù sau nhiều lần cân nhắc, Lý Khác cũng không được phong làm thái tử, nhưng các hoàng tử và đại thần trong triều vẫn rất kiêng dè Lý Khác. Sau này Lý Khác tạo phản, tội chứng bị Trưởng Tôn Vô Kỵ nắm được, liền phải chịu án xử tử.
Khi cha mẹ ưu ái bạn, điều đó có nghĩa là bạn đã được hưởng một quyền lợi rất lớn từ gia đình, khi đó bạn cần phải thận trọng hơn. Bạn không nên khoe khoang, mà hãy giữ một thái độ khiêm tốn, để tránh tổn thương tình cảm anh chị em.
Bạn có thể từ chối sự thiên vị của cha mẹ và tự mình phấn đấu; bạn cũng có thể nhận những sự trợ giúp của cha mẹ để phát triển hơn nữa. Nhưng nếu cha mẹ thiên vị quá mức thì bạn nên nhắc nhở cha mẹ rằng làm vậy là sai, điều này sẽ dẫn đến tình cảm anh chị em trong nhà bị ảnh hưởng xấu. Đặc biệt là tư tưởng phong kiến "trong nam khinh nữ" trong gia đình cần được loại bỏ nếu có.
2. Điểm đặc biệt của bản thân, thành tựu của bản thân
Khi một người có tài, họ sẽ rất thích khoe, và điều đó dường như chẳng có gì là sai. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng thích hợp để khoe tài.
Tục ngữ có câu: "Cây có mọc thành rừng, vẫn bị gió thổi bật rễ."
Ý chỉ người có tài năng, phẩm hạnh xuất chúng, vẫn dễ bị ghen ghét, chỉ trích như thường. Và điều này cũng đúng trong một gia đình.
Tào Thực là một văn nhân thời Tam Quốc. Một ngày nọ, Tào Thực viết một bài văn và đưa cho người nhà xem. Thế nhưng, cha Tào Tháo lại nói: "Con nhờ người viết hộ à?"
Tào Thực vỗ ngực nói: "Cha, người xem thường con. Con múa bút như thần, xuất khẩu thành thơ, sao lại phải nhờ người viết hộ chứ?"
Sau khi Tào Tháo qua đời, Tào Phi nối ngôi nhưng do có hiềm khích với em mình là Tào Thực, nên đã ép Tào Thực "7 bước thành thơ".
Ngoài ra cũng có một số khía cạnh cạnh tranh giữa những người thân khác. Ví dụ, những gia đình nghèo sẵn sàng hỗ trợ những đứa trẻ học giỏi, và để những đứa trẻ học yếu nghỉ học vài năm, thậm chí là buộc chúng nghỉ học để đi làm kiếm tiền lo cho những đứa học giỏi hơn được đi học.
Ở đâu có cạnh tranh, ở đó có ghen tị. Ai cũng muốn mình là "số một". Trong xã hội có không ít người nói, "mong mọi người có cuộc sống sung túc", nhưng thật ra còn một vế sau nữa mà họ đã không nói, đó là, "nhưng hy vọng là đừng sung túc hơn tôi".
Việc khoe khoang tài năng của mình với mục đích hạ thấp người thân trong gia đình là một việc vô cùng cấm kỵ. Khiêm tốn trước mặt người nhà không phải là giả tạo, mà đó là để những người thương yêu mình không bị tổn thương không đáng có và cũng có thể tránh được nhiều mâu thuẫn.
Mặc dù, sự ưu tú của bạn nên được chia sẻ với gia đình, vì đó là chuyện vui, mà đã là gia đình với nhau thì nên san sẻ niềm vui và nỗi buồn cùng nhau. Nhưng, điểm mấu chốt chính là chữ "vui", nếu bạn nghĩ, việc bộc lộ tài năng của mình sẽ khiến một vài thành viên không vui, hoặc tổn thương họ thì điều đó là hoàn toàn không nên.
3. Kế hoạch quan trọng của bản thân
Khi còn nhỏ, chúng ta thường nói: "Khi lớn lên, con sẽ trở thành bác sĩ, kỹ sư,v.v.."
Nhưng khi chúng ta lớn lên, lý tưởng của chúng ta cần được thực hiện từng bước và có nhiều khả năng nó sẽ thay đổi liên tục. Sự kiện hôn nhân, bước ngoặt cuộc đời, kiếm được nhiều tiền, những điều này, bạn cần thảo luận với gia đình, nhưng không nên nói quá nhiều về những chi tiết cụ thể.
Vì giữa các thành viên trong gia đình chắc chắn sẽ xảy ra các vấn đề về bất đồng ý kiến. Người thông minh giỏi lựa chọn cuộc sống và kiên định với chính kiến của mình. Cuộc sống của bạn thì chỉ có bạn là người biết rõ nên đi như thế nào là đúng, vì thế không có lý do gì bạn phải chia sẻ dự định chỉ để nhận lại những ý kiến trái chiều cả.
Lục Trưng Tường, một nhà ngoại giao cuối nhà Thanh và đầu nhà Minh. Trước khi thành danh, ông đã từng đến Bỉ để bái Hứa Cảnh Trừng làm thầy, học tập kiến thức ngoại giao.
Ông hiểu rõ chân lý "một ngày làm thầy, cả đời làm cha", do đó ông cũng rất nghe lời thầy dạy về việc "đừng bao giờ lấy một người phụ nữ nước ngoài làm vợ, nếu không sẽ gây cản trở cho sự phát triển công danh". Lý do là khi chúng ta kết hôn với một người nước ngoài, quyền lợi của chúng ta sẽ khó được đảm bảo. Việc giao tiếp cũng rất bất tiện.
Nhưng sau cùng, Lục Trưng Tường cũng đã yêu một phụ nữ nước ngoài và kết hôn mà không hề nói với thầy. Hơn nữa, người phụ nữ này còn lớn hơn ông tận 20 tuổi. Hứa Cảnh Trừng biết được, rất tức giận, nhưng do gạo cũng đã nấu thành cơm nên ông chỉ đành chấp nhận.
Trong nhiều trường hợp, người cản đường bạn không phải là người ngoài mà chính là người thân của bạn. Vì vậy, khi nói về những sự kiện trọng đại của mình, chúng ta nên tùy theo tình hình mà quyết định, nếu trong gia đình có người có quan điểm khác thì không nên nói chi tiết để tránh bị phản đối.
Khi đến một độ tuổi nhất định và có kinh nghiệm sống phong phú, bạn sẽ hiểu rằng không phải thẳng thắn lúc nào cũng tốt. Trong giao tiếp, dù là với xã hội bên ngoài hay trong chính gia đình thì ta cũng cần phải học cách ăn nói uyển chuyển. Khi làm được như vậy, cuộc sống tự khắc sẽ giảm bớt được rất nhiều phiền não không đáng có.