Người phụ nữ phát hiện bị ung thư vì nghiện rau diếp: Cảnh báo những món ăn khiến bạn 'phát cuồng' lại là dấu hiệu cơ thể bất ổn
Có khi nào bạn tự hỏi vì sao mình lại thèm thuồng quá mức một loại đồ ăn? Không hẳn vì nó tuyệt vời mà có thể bạn đang gặp phải một vấn đề bất thường đối với sức khỏe.
Theo các chuyên gia sức khỏe, mỗi cơn thèm ăn đều báo hiệu cơ thể có điều gì đó bất thường cần được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn như trường hợp bà Elsie Campbell (59 tuổi) sống ở thành phố Derby nước Anh đã phát hiện ra mình bị ung thư vú nhờ dấu hiệu thèm ăn quá nhiều rau diếp.
Elsie cho biết, bỗng dưng, bà cảm thấy thèm rau diếp kinh khủng. Tình trạng đó kéo dài nhiều ngày liền, khiến bà sinh lo.
"Một ngày, tôi ăn tới 3-4 cây rau diếp to. Ngay cả lúc ngồi ở văn phòng làm việc, hay trên xe buýt, tôi cũng có thể ăn nhồm nhoàm hết cả đĩa. Thậm chí, tôi còn chẳng hề có cảm giác chán ngán", bà Elsie kể.
Bà Elsie tự nhận thấy có điều gì đó không ổn với mình nên đã đến bệnh viện để được sự tư vấn từ bác sỹ. Qua thăm khám, các chuyên gia kết luận người phụ nữ này đã bị ung thư vú. Rất may, do phát hiện sớm nên ca phẫu thuật thành công và bà Elsie Campbell cũng nhanh chóng bình phục.
"Chứng nghiện rau diếp tức thời đã thôi thúc tôi tới bệnh viện kiểm tra. Nó đã cứu sống tôi", Elsie Campbell chia sẻ. Đáng nói, sau ca phẫu thuật, chứng nghiện ăn rau diếp của bà Elsie cũng biến mất hoàn toàn.
Ông Jim – chồng của bà Elsie cho biết, bản thân ông là một nhà khoa học lâm nghiệp, và ông biết chắc, cơ thể vợ mình thiếu chất sulforphane, vốn có rất nhiều trong rau diếp.
"Tôi biết rau diếp rất giàu sulforaphane – loại chất có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư. Chứng thèm ăn rau diếp của Elsie chính là dấu hiệu cho thấy bà ấy đang mắc bệnh", ông Jim nói.
Qua trường hợp của bà Elsie, các bác sỹ cảnh báo nếu bạn quá thèm một món ăn gì đó thì tuyệt đối đừng chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu một dưỡng chất nào đó hoặc nghiêm trọng hơn là bắt nguồn cho bệnh tật.
Thèm muối
Muối hoặc natri cần thiết cho chức năng cơ của cơ thể. Nếu bạn đang có cảm giác thèm mặn thì đó có thể chỉ là sở thích nhất thời đối với món mặn hoặc cơ thể đang cố gắng tự điều chỉnh sự mất cân bằng khoáng chất. Trường hợp này thường xảy ra do nôn mửa hoặc đổ mồ hôi quá nhiều.
Nghiêm trọng hơn, thèm muối kéo dài là biểu hiện của bệnh suy thượng thận (còn gọi là bệnh aidson) xẩy ra khi tuyến thượng thận giảm tiết hormone (glucocorticoid, aldosterol, androgen). Bình thường, tuyến thượng thận tiết hormone aldosterol để giữ natri (nguồn thu từ muối) để duy trì chức năng cơ thể. Nếu bị suy thượng thận thì hormone này tiết ra ít nên khả năng giữ ion Na tại ống thận kém, chúng bị bài tiết ra ngoài gây nên rối loạn điện giải, mất nước. Để lấy lại cân bằng thì cơ thể phát ra tín hiệu thèm ăn muối và các thức ăn mặn nhằm bù đắp những gì đã mất. Vì thế khi thấy ăn mặn bất thường, tự dưng thèm bột canh, ăn gì cũng thích chấm muối thì bạn nên đi khám nội tiết.
Đặc biệt nếu kết hợp với việc rối loạn kinh nguyệt, bất lực, lãnh cảm, stress, sút cân không giải thích được thì bạn càng phải đi khám sớm vì lúc này nguy cơ bệnh là rất cao.
Thèm socola
Thèm ăn sô cô la có thể là biểu hiện của việc cơ thể thiếu hụt magie. Magie có vai trò cân bằng hormone trong cơ thể, cũng như điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó giải quyết được các vấn đề như trầm cảm, lo âu, buồn chán. Nghiên cứu đã chỉ ra, ăn 100 - 400g sô cô la đen mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
Thèm tinh bột
Thèm quá mức những thức ăn như cơm, bột mì, mì ống… là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang đòi hỏi lượng chất bột đường rất lớn. Trong khi đó, bệnh nhân tiểu đường do thiếu isulin nên không điều tiết được đường huyết, bột đường từ thức ăn không thể đi vào các mô mà ở lại trong máu khiến lượng đường trong máu cao (lượng đường này sau đó được bài tiết qua nước tiểu). Chính vì thế so với người bình thường, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên thiếu năng lượng. Nếu kết hợp với tình trạng luôn thấy khát nước, tiểu nhiều thì nguy cơ bệnh đã "viếng thăm" bạn càng cao.
Bánh, kẹo ngọt
Thèm ăn bánh, kẹo ngọt có thể xuất phát từ việc bạn đang thiếu ngủ. Những người thiếu ngủ thường có nhu cầu nạp nhiều caloires hơn những người ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, trong khi đó, thực phẩm chứa nhiều đường giúp chống lại cơn buồn ngủ, cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tốt, trái lại, ăn quá nhiều bánh, kẹo ngọt có thể dẫn tới bệnh tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp.
Thèm chua
Nếu bạn có thể ăn cả trái chanh hay bất cứ món ăn nào bạn nấu cũng có vị chua thì có thể bạn đang mang thai (trong thai kỳ, hormone có nhiều biến đổi, dẫn truyền thần kinh trên não cũng hạn chế số lượng khiến họ thay đổi vị giác, trong đó có nghiện chua). Nhưng cũng có thể bạn đang gặp vấn đề về hệ miễn dịch. Trong hoa quả chua có một lượng lớn acid và vitamin C nên khi hệ miễn dịch có vấn đề chúng phát ra tín hiệu kích thích người ta nạp thêm những chất này.
Thích ăn mọi thứ
Không riêng một món nào, cứ có thức ăn trên bàn là bạn có thể cho vào miệng và ăn không muốn dừng với tốc độ nhanh hơn, nhiều hơn, đến no căng bụng. Lúc này, bạn cần gặp bác sỹ tâm lý. Có thể những sang chấn tâm lý đã ảnh hưởng tới chất dẫn truyền thần kinh serotonin gây rối loạn hành vi ăn uống. Những biến cố trong đời sống mà bạn phải trải qua cũng có thể làm ảnh hưởng tới nhân cách hoặc biến bạn thành người bốc đồng…
Thế nên nếu tự dưng thấy mình ăn vô độ, hoặc có ai đó tròn mắt kinh ngạc, dè bỉu về cách ăn của bạn, kết hợp với sự tăng cân, chán nản thì hãy sớm tìm một bác sỹ tâm thần.
Không cần các yếu tố nghiêm trọng, giới y học khẳng định: Đây là những loại ung thư có thể xuất phát từ việc "ở dơ"