‘Người phán xử’ phần 2: Tại sao không?
(Thethaovanhoa.vn) – Ngay sau khi phim Người phán xử khép lại, bộ phim truyền hình mới toanh có cái tên rất teen Ghét thì yêu thôi sẽ thế chỗ. Đạo diễn Lê Mạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Sản xuất Phim Truyền hình VFC nói rằng, đến lúc thay đổi khẩu vị cho khán giả sau 47 tập phim căng thẳng kéo dài…
- Xem tập cuối ‘Người phán xử’: Bi kịch Phan Quân giết con trai Lê Thành?
- Xem tập 46 ‘Người phán xử’: Lê Thành '100% là con Phan Quân'
- Xem tập 46 'Người phán xử': Khi Phan Quân, Phan Hải, Trần Tú cùng nói 'tiếng yêu thương'!
Đạo diễn Lê Mạnh dành cho báo Thể thao & Văn hóa một cuộc trò chuyện ngắn.
* Phim Người phán xử thu hút sự quan tâm lớn của khán giả sẽ khép lại với nhiều tiếc nuối, Liệu sau khi kết thúc, VFC có tổ chức sản xuất phần 2 không? Thưa ông?
- Điều này chẳng nói trước được. Người phán xử là bộ phim chúng tôi nhập kịch bản từ kịch bản từ phim Arbitrator của Isarel, sau đó phát triển, chỉnh sửa dựa trên nền tảng văn hóa, luật pháp, tính thời cuộc của xã hội Việt Nam.
Chúng tôi rất cảm ơn khán giả đã ủng hộ và quan tâm đến bộ phim này và hi vọng, nếu như có thể, chúng tôi sẽ làm phần 2. Nhưng việc này không tiên lượng trước được, vì thật ra tất cả những câu chuyện có thể tiếp tục được hay không tiếp tục, một mình nhà sản xuất không thể quyết định được. Chúng tôi bỏ ngỏ khả năng sản xuất Người Phán xử phần 2.
* Được biết, phim dù nhập kịch bản nước ngoài những đã thay đổi điều chỉnh 50% điều chỉnh so với phiên bản gốc và vẫn có thể tiếp tục có phần 2 nếu như phiên bản gốc có phần 2?
- Như tôi vừa chia sẻ, hai hệ thống văn hóa, luật pháp khác nhau, cho nên chúng tôi đã mất nhiều công sức, cố gắng phát triển kịch bản. Và làm được như thế đã là thành công rồi...
* Được biết, VTV thu 4 tỷ quảng cáo sau mỗi tập phim Người phán xử phát sóng?
- Không đúng. Về quảng cáo, tôi xin xác nhận lại là không được như thế. Báo chí chỉ viết thế thôi. Mới đây, trong cuộc họp, chúng tôi đã đưa bàn ra đồng thời khẳng định không có chuyện này. Thực tế, nguồn thu quảng cáo của bộ phim không đạt được mức đó.
* Vậy là bao nhiêu? Thưa ông? Được biết nhà đài còn điều chỉnh tăng giá quảng cáo ở những tập cuối của bộ phim?
- Bây giờ chúng tôi chưa có con số cụ thể, bên Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình (TVAD) sẽ tổng hợp thống kê. Chuyện tăng giá quảng cáo là việc bình thường vì khung giờ và thời lượng quảng cáo có han theo luật định. Phim hấp dẫn hay chương trình truyền hình hấp dẫn thì quảng cáo phải tăng giá. Trước đây, một số gameshow, 1 số chương trình truyền hình thực tế cũng đã có những quảng cáo như thế…
* VFC làm những bộ phim mà khán giả không thích thì không được lợi nhiều về doanh thu cũng như quảng cáo, trong khi với phim Người phán xử, khán giả đang mong đợi có phần 2?
- Áp lực doanh thu là việc lớn nhưng không phải là quyết định, vì Đài Truyền hình Việt Nam còn làm nhiều sản phẩm khác nhau, nhiều nhiệm vụ khách nhau, trong đó, đầu tiên là vẫn là nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
Sau đó, chúng tôi song song tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, tạo nguồn thu nhập, vì đài hoạt động trên cơ chế tự chủ. Bên cạnh phim truyện, các gameshow truyền hình thực tế trước của chúng tôi cũng rất “hot” và có nhiều chương trình đạt chất lượng cao cũng đang có sự đổi mới, đầu tư…
* Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện...
Hoài Thương (thực hiện)