Người Do Thái thông thái bậc nhất nhưng chấp nhận có 3 điều phải “giả mù": Không lo xa, cuộc sống tự nhiên an nhàn
Những "quy tắc ngầm" của người Do Thái hơn 2.000 năm sau vẫn là đỉnh cao bí kíp.
Không mấy bất ngờ khi Do Thái được mệnh danh là dân tộc thông minh nhất thế giới. Theo thống kê, người Do Thái chỉ chiếm khoảng 0.2% dân số thế giới nhưng lại nắm trong tay hơn 30% lượng tài sản trên toàn thế giới.
Không chỉ trong giới kinh doanh, người Do Thái đều có những thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến những cái tên như: Vua hài kịch Charlie Chaplin, nhà vật lý học Albert Einstein, hoạ sĩ Pablo Ruiz Picasso, nhà tư tưởng học Karl Heinrich Marx ,...
Trong số 680 người đoạt giải Nobel giai đoạn từ năm 1901 đến năm 2001 có đến 128 người là người Do Thái chiếm tỷ lệ 20% và tỷ lệ đạt giải thưởng của người Do Thái được ước tính cao gấp hơn 100 lần so với các dân tộc khác.
Châm ngôn của người Do Thái khi giáo dục con cái là khi gặp tai hoạ thì có thể vứt bỏ mọi thứ nhưng trí tuệ thì không. Điều đó có thể cho thấy rằng người Do Thái ý thức rất rõ về tầm quan trọng của trí tuệ. Theo quan niệm của người Do Thái thì một người thông minh thì tránh làm 3 điều sau trong cuộc sống:
1. Không tò mò về tương lai
Những rắc rối của nhiều người trong cuộc sống thực chất là do bản thân tự mình gây ra, họ suy nghĩ quá nhiều về vấn đề tiền bạc, được mất, lo sợ về những điều có thể xảy đến trong tương lai mà khiến bản thân đi lệch hướng, can đảm và lòng tin cũng dần mất đi.
Như vậy không khác gì tự chuốc phiền muộn vào bản thân. Nhiều người gặp rắc rối bởi sự không chắc chắn của tương lai, nhưng hạnh phúc của con người thường đến từ chính sự không chắc chắn của tương lai, bởi vì nó tượng trưng cho hy vọng.
"Bởi trái tim sợ sẽ phải đau khổ nên người ta sợ theo đuổi những giấc mơ vĩ đại vì cảm thấy không xứng đáng được hưởng hoặc sẽ không thể nào đạt nổi. Nhưng họ đâu biết rằng sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn chính sự đau khổ và chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ". (Theo Nhà Giả Kim - Paulo Coelho).
Truyện kể rằng có một chàng trai đang khao khát thành công, Thượng đế đã ban cho anh ta một chiếc đồng hồ và nói với anh ta rằng nếu anh ta vặn đồng hồ, thời gian sẽ trôi nhanh hơn theo ý muốn của anh ta.
Thanh niên này vui lắm, anh ta muốn làm sếp, muốn mua nhà, mua xe, muốn ngày càng kiếm được nhiều tiền nên cứ vặn đồng hồ cho nhanh hơn.
Chàng thanh niên đạt được mọi thứ mình mong muốn nhưng khi bất chợt nhìn lại, tuổi thanh xuân của anh ta đã vĩnh viễn ra đi và kim đồng hồ không bao giờ có thể quay về quá khứ. Anh ta tự trách bản thân mình vì để thời gian trôi qua quá nhanh và chưa kịp tận hưởng hạnh phúc của sự cố gắng.
Cảm giác hạnh phúc của con người đến từ quá trình theo đuổi hạnh phúc, không phải kết quả của việc thỏa mãn hạnh phúc. Trong mắt người Do Thái, hiện tại sống tốt thì tương lai thuận theo tự nhiên, còn người lo xa thì chỉ khiến bản thân càng thêm phiền muộn, kết quả là chuyện này không yên, chuyện khác cũng không như ý.
2. Không tò mò thử lòng người, chớ mượn tiền bạn bè
Người Do Thái đã đề cập trong Talmud (Tinh hoa trí tuệ Do Thái) rằng nếu bạn cho một người bạn vay tiền thì bạn sẽ đánh mất người bạn đó.
Ông vua thủy tinh Tào Đức Vượng (ông chủ của Fuyao Glass - công ty sản xuất đồ thủy tinh hàng đầu Trung Quốc) cũng đã từng nói rằng: Nếu không phải là bạn thì đừng vay tiền, đã là bạn thì càng không nên vay. Thứ cho vay là tiền, thứ lấy lại là thù hận".
Người Do Thái cho rằng dù là bạn bè thân đến mức độ nào tốt nhất cũng không nên vay tiền của nhau, nếu đã vay tiền thì phải chuẩn bị tinh thần là không lấy lại được tiền.
Người Do Thái thông minh có thể nhìn thấu lòng người, bản tính con người. Thực tế đã chứng minh, hãy nhìn những gì xảy ra xung quanh chúng ta, nhiều người thân trở thành kẻ thù, bạn bè trở thành kẻ thù, tất cả chỉ vì vay mượn tiền bạc.
Vì vậy, nếu chúng ta muốn xây dựng các mối quan hệ bền vững, chúng ta cần phải tránh vay mượn tiền bạc.
3. Không nhìn xuất thân đánh giá con người
Rất lâu trước đây, một bộ phận người Do Thái không thể kiếm được việc làm vì bệnh tật hoặc tàn tật nên họ buộc lòng phải đi ăn xin.
Vì vậy, người Do Thái không đánh đồng trí tuệ với xuất thân, dù là ai, dù là người ăn xin cũng không bị coi thường, chỉ cần bạn có trí tuệ thì sẽ được người khác kính trọng.
Xã hội ngày nay là xã hội nhìn mặt, nhìn xuất thân vì bản chất con người là vậy. Người ta chỉ chọn kết giao với bạn khi họ thấy bạn có bao nhiêu tiền trong túi, nên chúng ta thường thấy có cảnh trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình: người giàu giả nghèo để kiểm chứng xem đối phương đối với mình có chân thành hay không.
Người Do Thái không nhìn vào túi tiền mà nhìn vào đầu của bạn. Anh hùng không kể xuất thân, kẻ ăn xin cũng được tôn trọng.
Tỷ phú Mark Zuckerberg có 3 phương pháp nuôi dạy con đáng nể phục: Toàn "mẹo nhỏ nhưng có võ", ai cũng có thể làm theo