Người đàn ông phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn 4 bởi dấu hiệu bơi lội giảm sút so với khả năng thường ngày
Ông Bruce Dunbar (Mỹ) thường xuyên đi bơi để rèn luyện sức khỏe và tham gia các cuộc thi thể thao. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập, lần đầu tiên Dunbar cảm thấy bản thân bơi chậm hơn so với bình thường. Ông nghĩ rằng đó có thể chỉ là một trong những dấu hiệu tuổi 50 và nghi ngờ mình bị dị ứng hoặc hen suyễn.
Song, các biện pháp điều trị sau đó không hiệu quả. Cuối cùng, sau khi được chẩn đoán chuyên sâu tại bệnh viện, bác sĩ kết luận ông bị ung thư phổi giai đoạn 4, tức là khối u đã bắt đầu di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.
"Tôi đang ở thời kỳ đỉnh cao, thành công trong công việc và cuộc sống. Tôi thậm chí còn đang luyện tập cho cuộc đua bơi dài nhất trong đời mình ngay bên ngoài thành phố New York", Dunbar chia sẻ.
Người cha có 3 con thấu hiểu ung thư có thể tàn phá thế nào khi chứng kiến bố của mình, cũng như bạn bè và hàng xóm chết vì ung thư.
Sau cái chết của bố, ông Bruce tham gia vào nghiên cứu về bệnh ung thư và đăng ký thi bơi để quyên góp tiền.
Ông Bruce kể: "Sự ra đi của bố tôi đã thôi thúc tôi tìm hiểu về ung thư. Tôi thi đấu bơi lội trong các sự kiện để quyên góp hàng triệu USD cho các chương trình nghiên cứu trên khắp đất nước.
Ngoài ra, cuộc chiến đấu với bệnh bạch cầu của một người hàng xóm đã khiến tôi đăng ký làm người hiến tặng tủy xương vào năm 2014 cho một cậu bé 12 tuổi bị bệnh nan y, giờ đã khỏe mạnh", Bruce nói.
Và bây giờ, khi đang ở giai đoạn hạnh phúc của cuộc đời, thành công trong sự nghiệp, yêu thích từng phút được nuôi dạy ba cô con gái ở tuổi thiếu niên, người đàn ông 50 tuổi lại đau đớn nhận về "bản án" không thể thay đổi.
Theo các bác sĩ, Dunbar mắc ung thư phổi tế bào không nhỏ - loại ung thư phổ biến nhất chiếm khoảng 84% tổng số ca ung thư phổi. Thêm vào đó, ông cũng có dạng đột biến gene có thể làm tăng sự phát triển của tế bào ung thư. Đáng nói, những bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào không nhỏ chưa di căn có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 63%. Tuy nhiên, khi căn bệnh đã di căn, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 35%.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:
• Thuốc lá: ước tính 80 - 90% ung thư phổi liên quan đến thuốc lá. Nguy cơ ung thư phổi tăng theo thời gian và số lượng thuốc lá. Một người hút một gói thuốc mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 20 lần người không hút thuốc. Nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc thụ động cũng được ghi nhận: người sống cùng nhà với người hút thuốc tăng 30% nguy cơ ung thư phổi so với người không cùng hoàn cảnh.
• Tiếp xúc amian: người hút thuốc có tiếp xúc amian có nguy cơ cao gấp 90 lần người không tiếp xúc.
• Bụi phóng xạ và radon: làm tăng nguy cơ ung thư phổi, người tiếp xúc với mức độ radon cao tại nhà ở để mắc ung thư phổi
• Nhiễm khuẩn: Siêu vi bướu nhú ở người (Human papilloma virus (HPV) được quy cho là một nguyên nhân gây ung thư phổi.
• Di truyền: một vài đột biến di truyền là yếu tố liên quan. Đột biến T790M xảy ra trên tế bào mầm kèm theo ung thư biểu mô tuyến của phổi.
• Ô nhiễm không khí: khói bụi trong không khí ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến.
Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào vị trí và mức độ lan rộng của tổn thương. Các triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh. Chẳng hạn:
• Ho: gặp trong khoảng 80% bệnh nhân, thường thấy thay đổi về tần suất và mức độ trên người hút thuốc, có thể ho khan hoặc kèm theo khạc đờm.
• Ho ra máu
• Khó thở
• Viêm phổi tái diễn một vị trí
• Tràn dịch màng phổi
• Đau ngực
• Đau vai, tay
• Triệu chứng do chèn ép: khó nuốt, khàn tiếng, hội chứng tĩnh mạch chủ trên...
Khi tế bào ung thư đã di căn, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng tăng nặng như nhức đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn nhận thức, vận động, triệu chứng thần kinh khu trú...
Ngoài ra, bệnh nhân bị đau xương, hạn chế vận động do đau, tê, yếu, mất vận động chi, đại tiểu tiện không tự chủ…
Bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần khám sức khỏe định kỳ hàng năm 1-2 lần, chụp phim phổi thường kỳ cũng có thể phát hiện bất thường trên phổi. Nếu thêm các triệu chứng bất thường về hô hấp cần khám ngay để tầm soát ung thư và điều trị kịp thời.
Cô gái 23 tuổi thường xuyên bị đau chân, ngỡ do thừa cân, ai ngờ đi khám phát hiện ung thư xương giai đoạn cuối, khối u lan khắp cơ thể