Ngoại giao gấu trúc

Đối lập với bộ lông mềm mại đáng yêu của gấu trúc là những tính toán đối ngoại rắn như thép: Bảo Bảo và Thiên Thiên hồi 1980 làm tan chảy trái tim người Berlin, đồng thời làm náo động cả thủ đô không kém những võ sĩ Thiếu Lâm…
02/07/2017 09:13

(Thethaovanhoa.vn) - Đối lập với bộ lông mềm mại đáng yêu của gấu trúc là những tính toán đối ngoại rắn như thép: Bảo Bảo và Thiên Thiên hồi 1980 làm tan chảy trái tim người Berlin, đồng thời làm náo động cả thủ đô không kém những võ sĩ Thiếu Lâm…

Hiện tại có 54 gấu trúc sống ở ngoài biên giới Trung Quốc - để hoàn thành sứ mệnh ngoại giao và kinh tế?

“Welcome to Berlin”

Hàng chữ chạy điện lấp lánh trên bảng tin của phi trường Berlin Tempelhof hôm 5/11/1980, khiến hàng ngàn hành khách đang vội vã đi ngang phải ngoảnh đầu lại xem. Chiếc vận tải cơ Hercules chuyến đặc biệt của Không lực Hoa Kỳ hôm nay đáp xuống chậm 3 tiếng trong sự nóng ruột của một trăm nhà báo, 8 kênh truyền hình và thiếu tướng Calvert P. Benedict, chỉ huy ban quân quản của các quận Berlin do Mỹ phụ trách từ sau Thế chiến II. 

Hai cũi to sơn xanh lam chứa mặt hàng quý hơn vàng: hai khối len mềm đen trắng, một “trai” một “gái”, 22 và 24 tháng tuổi, và đủ đáng yêu để cả Berlin đổ xô tới Tempelhof.

Chú thích ảnh
Mộng Mộng và Kiều Khánh - tình yêu mới của Berlin

“Đây là khoảnh khắc đẹp nhất trong đời tôi” - Giám đốc Sở thú Heinz-Georg Kloes mấp máy thốt lên, quên cả bà vợ đứng cạnh quắc mắt. Dàn đồng cả Berlin cất tiếng hát khi món quà từ Bắc Kinh chập chững lăn vào ngôi nhà xa xỉ 750.000 mark của Sở thú.

“Tôi có cảm giác như vừa sinh con”, nhật báo Zeit trích lời một bà khách đang thấm nước mắt, giữa đám đông gí mũi vào tấm kính che để ngắm hai con gấu trúc do đích thân thủ tướng Hoa Quốc Phong trao tặng thủ tướng Helmut Schmidt.

Nói là món quà vô giá cũng đúng theo nghĩa đen của từ, vì ngày đó không thể nào mua nổi bằng tiền, kể cả rất nhiều tiền. Và không chỉ từ thời điểm đó, nghĩa cử đặc biệt này của Trung Hoa được gắn cho cái tên “ngoại giao gấu trúc”, thời nay còn có tên “quyền lực mềm (soft power)”, vì Bắc Kinh chỉ tặng cho nước nào mà họ muốn tăng cường quan hệ. Năm 2013, Đại học Oxford tổ chức thống kê và nhận ra các món quà gấu trúc như Bảo Bảo và Thiên Thiên luôn đi đôi với cán cân thương mại tăng trưởng với các quốc gia được đưa vào tầm ngắm.

Chú thích ảnh
Angela Merkel nhận được con gà trắng từ nữ tổng thống Liberia, nhưng gửi lại sứ quán Đức tại địa phương nuôi chứ không đem về nhà - phải chăng Đức không mặn mà với Liberia?

Berlin lại tái phát “cơn sốt Panda”

Sẽ không bao giờ có lại không khí tưng bừng ngày đó - cho đến cách đây vài hôm.

Gấu trúc là loài vật nhạy cảm, nhất là khi sống ở vùng khí hậu khác. Bảo Bảo và Thiên Thiên qua đời năm 1984 và 2012, cùng trước thời điểm mà Trung Quốc bắt đầu mua lại hàng loạt nợ công của Tây Âu và Bắc Mỹ với quy mô lớn. Nếu tin vào nhận định của Đại học Oxford thì phải có tín hiệu nào đó từ Bắc Kinh chứ?

Tín hiệu đó là cặp đôi Mộng Mộng và Kiều Khánh, 3 và 6 tuổi, lần này trong một ngữ cảnh hơi khác. Không chỉ vì lượng phóng viên đông gấp ba, không chỉ vì lần này có mặt cả thị trưởng Berlin lẫn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc trong đoàn nghênh tiếp, mà đã lâu nay Trung Quốc chỉ cho “thuê” gấu trúc chứ không tặng nữa, giá mỗi năm 1 triệu USD, và người mượn phải đóng bảo hiểm 1 triệu USD/năm cũng như xây chuồng khoảng 10 triệu USD. Và nếu những “đồ mượn” này sinh con đẻ cái thì mặc nhiên đó là sở hữu của Trung Quốc.

Gốc gác của ý tưởng này có từ thế kỷ 7. Theo sử sách đời nhà Đường, hoàng hậu đình đám thời Đường Cao Tông là Võ Tắc Thiên tặng cho triều đình Nhật Bản 2 con gấu trúc để hâm nóng quan hệ ngoại giao. Nhưng mãi đến thời Chiến tranh Lạnh thì từ đó mới sinh ra một chiến thuật đối ngoại: năm 1957 và 1959 Trung Quốc tặng Liên Xô 2 con panda. Hoa Kỳ, ngày ấy còn là “kẻ thù không đội trời chung”, còn phải đợi lâu, mãi tận đến 1971 là khởi điểm của cái gọi là “nền ngoại giao bóng bàn (có đi có lại)”. Tháng 2/1972 tổng thống đương nhiệm Richard Nixon bắt tay Mao Trạch Đông, để rồi vào hai tháng sau, một cặp gấu trúc được tưng bừng đón tiếp bởi 20.000 khách trước Vườn thú Washington.

Tiếp đó là hàng loạt địa chỉ mang tầm chiến lược quan trọng: Pháp, Mexico, Nhật Bản…

Chú thích ảnh
Chó Pushkina ở Nhà Trắng là quà Khrushchev tặng con gái Caroline của Kennedy - rất có thể là lời nói kháy: Pushkina là con của con chó Strelka từng lên vũ trụ hồi 1960 như minh chứng sống cho sự ưu việt của khoa học vũ trụ Liên Xô

Người Đức căn cơ

Tờ Frankfurter Allgemeine thở dài: “Chỉ thiếu mỗi thảm đỏ!”. Cũng dễ hiểu, sau năm 2016 lao đao vì một triệu người tị nạn từ Trung Đông nhập cư và hệ quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa được khắc phục hẳn, người đóng thuế dễ sốt ruột và xót ruột vì chục triệu euro bỏ ra cho thú vui bốn cẳng ấy. Nhưng kinh nghiệm cho thấy mọi lo lắng về tiền bạc là vô căn cứ. Người Đức không chỉ căn cơ, họ cũng giỏi tính toán.      

Vườn bách thú Edinburgh mở ra bao nhiêu năm là chừng ấy năm do nhà nước bao cấp để tránh sập tiệm. Năm 2011, trước khi ký một hiệp định thương mại tỉ đô với Trung Quốc, họ nhận được hai chú panda, và sau hai năm số tiền bán vé đã tăng gấp đôi. Rõ ràng là một vụ ba bên cùng có lợi: Trung Quốc cho thuê gấu để dễ dàng ký hiệp định thương mại, Scotland trả tiền thuê với giá triệu đô, và khán giả rên lên vì sướng. Hay vườn thú Đài Bắc, ở đó người ta giẫm đạp lên nhau để vào xem, đến nỗi phải phân thành từng nhóm 400 người, mỗi đợt xem không quá 6 phút, và mỗi ngày không quá 200.000 khách!

Dĩ nhiên không phải ai cũng bàng quan thời cuộc. Hồi Trung Quốc đại lục mời vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) hai chú gấu trúc giữa thời kỳ căng thẳng 2007, nhà lãnh đạo Đài Loan Trần Thủy Biển chịu áp lực vô cùng nặng nề. Nhận “quà” thì sợ đòn tâm lý, không nhận quà thì ngại dư luận sau khi một tờ báo tổ chức trưng cầu dân ý và nhận được 70% đồng thuận! Họ Trần im re, hoãn binh cho đến ngày hết nhiệm kỳ, nhưng vừa nhậm chức là nhà lãnh đạo kế nhiệm Mã Anh Cửu ký đánh roẹt, dù biết rằng hai con gấu - rất tình cờ (!) mang tên Thống Thống và Nhất Nhất.

Nếu không có panda?

Có thể gấu trúc chỉ có ở Trung Quốc, nhưng nước này không độc quyền về “ngoại giao” theo cách này. Từ mấy trăm năm nay, các nguyên thủ đều biết mặt lợi hại của việc tặng nhau các con vật dễ thương, như giáo sư sử học Roscher ở Đại học Kassel (Đức) chuyên nghiên cứu quan hệ người - vật nhận định: “Con vật đem tặng luôn có ẩn ý”. Karl Đại đế nhận quà tặng là một con voi từ quận chúa vùng Bagdad là Harun al-Rashid, trước khi họ hợp sức chống lại Đế quốc Đông La Mã. Sau này Ai Cập cũng thử nghiệm “ngoại giao” dạng này khi tặng các vua chúa châu Âu ba con hươu cao cổ hồi 1826, với kết quả là Pháp từ bỏ ủng hộ Hy Lạp trong cuộc chiến giành độc lập.

Gấu trúc khổng lồ ở Nhật sinh con

Gấu trúc khổng lồ ở Nhật sinh con

Một con gấu trúc thuộc dòng gấu trúc khổng lồ đã được sinh ra tại vườn thú Ueno ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản ngày 12/6.

Giáo sư Roscher cũng kể về những giai thoại kém vui khác. Năm 1962, bốn năm sau khi Việt Nam tặng Vườn thú Đông Berlin một con voi con để cảm ơn tình đoàn kết chống Mỹ, bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ Robert F. Kennedy cay cú trả lời bằng cách tặng Sở thú Tây Berlin một con đại bàng đầu trắng, như “biểu tượng của sự bảo trợ của Mỹ đối với Tây Berlin”. Chỉ tiếc, như bác sĩ thú y của Sở thú nói, con đại bàng đó “chỉ là một con quạ già”, nó sống được đúng hai năm.

 Các nước khác cũng thi nhau dùng “đại sứ” kiểu này để thắt chặt bang giao. Australia tặng gấu koala, Indonesia tặng rồng Komodo v.v…    

Riêng gấu trúc tuân theo một quy định hi hữu: Trung Quốc có quyền đòi về bất cứ lúc nào! Năm 2010, sau khi không thuyết phục được Obama bỏ kế hoạch tiếp Đạt Lai Lạt Ma, hai con gấu trúc của Washington bị lên đường hồi hương ngay. 2012, Vienna cũng mời Đạt Lai Lạt Ma và nhận được lời cảnh báo tương tự, và chuyện chỉ kết thúc êm thấm khi Vienna rối rít xin lỗi, đồng thời nhấn mạnh sự ủng hộ “chính sách một nhà nước Trung Quốc”.

Mộng Mộng và Kiều Khánh trước tiên không phải lo hồi hương sớm bởi như để cự lại chính sách bế quan tỏa cảng của Donald Trump, hiện nay Merkel và Tập Cận Bình đang vai sát vai đầy thân thiện.    

Lê Quang
Thể thao & Văn hóa
 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.