Nghiên cứu của Đại học Harvard: Trẻ có 3 điểm 'kỳ quặc' này khi lớn lên sẽ thành công hơn người
Nếu bố mẹ thấy con mình có những điểm "kỳ quặc" này thì đừng vội ép trẻ thay đổi vì đó có thể là "biểu hiện" của những đứa trẻ khi lớn lên sẽ thành công hơn người.
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều phụ huynh sẽ có những lúc không khỏi phiền lòng trước một số hành vi “quái gở” của con cái. Tuy nhiên, cha mẹ thường bỏ qua rằng đằng sau những hành vi của con mình có thể là biểu hiện của sự phát triển cả IQ và EQ. Một người có thể thành công và có triển vọng khi trưởng thành hay không đều nhờ vào sự trợ giúp của hai yếu tố chính là EQ và IQ. Cả hai đều không thể thiếu và chỉ thông qua sự hợp tác lẫn nhau của cả hai yếu tố, trẻ mới có thể đạt được thành công trong tương lai.
Một giáo sư của Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát đặc biệt và phát hiện ra rằng những đứa trẻ có 3 điểm "kỳ quặc" này thường sở hữu EQ và IQ cao, khi lớn lên đa phần đều sẽ thành công hơn người.
1. Thường “ngẩn ngơ”
Khi còn nhỏ, luôn có một số trẻ thường xuyên rơi vào trạng thái ngẩn ngơ. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy tình huống như vậy đều muốn “quấy rầy” con cái, khiến cho con phải hoạt động, chạy nhảy vì họ cho rằng trẻ con ngơ ngác là không thông minh. Nhưng thực tế không phải vậy, theo nghiên cứu, trạng thái thôi miên thực chất là một phản ứng khẩn cấp của não bộ để điều chỉnh và thích nghi với những thứ bên ngoài. Lúc này hoạt động ý thức trở nên yếu hơn, đại não ở trạng thái thư thái và tỉnh táo, có tác dụng điều hòa tinh thần rất tốt.
Từ quan điểm sinh lý học, trạng thái xuất thần có thể giữ cho các hoạt động thần kinh giao cảm và phế vị của não ở trạng thái cân bằng tuyệt vời. Điều này rất tốt cho việc tối ưu hóa tính cách của trẻ.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ thường xuyên “lơ mơ” sẽ có trí nhớ, sự tập trung và khả năng sáng tạo tốt hơn. Vì vậy, đừng quá lo lắng khi con bạn thường xuyên ngẩn ngơ.
2. Luôn đưa bạn bè về nhà
Có một số đứa trẻ luôn đưa những người bạn nhỏ của mình về nhà nhưng không nói lời nào với bố mẹ. Thậm chí, trẻ còn đưa hết những món ngon và đồ chơi thú vị của mình cho bạn, như thể con sợ những người bạn sẽ không chơi với con. Nếu con bạn cũng có "thói quen" này, là cha mẹ, bạn nên vui mừng.
Theo một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard, Giáo sư Robert cuối cùng đã đưa ra kết luận: Những người có mối quan hệ giữa các cá nhân tốt có nhiều khả năng thành công và hạnh phúc hơn.
Nói cách khác, nếu một đứa trẻ thực sự muốn thành công trong tương lai, nó phải có mối quan hệ tốt với những người khác. Sức mạnh của các kỹ năng xã hội của một người đã có thể được phản ánh trong giai đoạn nhạy cảm với xã hội từ 3-6 tuổi, vì vậy hầu hết những người “nổi tiếng” trong vòng bạn bè khi còn nhỏ sẽ có triển vọng khi lớn lên.
Làm thế nào để nuôi dạy trẻ có kỹ năng xã hội tốt?
Mối quan hệ gắn bó an toàn nên được thiết lập trong thời thơ ấu và người đầu tiên thiết lập mối quan hệ gắn bó với trẻ chính là mẹ. Nếu một mối quan hệ gắn bó an toàn được thiết lập vào thời điểm này, mối quan hệ giữa các cá nhân trong tương lai sẽ tốt hơn. Và điều này đòi hỏi sự quan tâm tỉ mỉ và phản ứng tích cực của mẹ, lúc này mẹ phải trò chuyện với con nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn .
Sau khi trẻ lên 3 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn nhạy cảm về giao tiếp xã hội. Ở giai đoạn này, cha mẹ nên tạo cơ hội cho con chơi với những trẻ khác, khuyến khích giao lưu với những người xung quanh, rủ bạn bè đến thăm nhà. Ngoài ra, cha mẹ nên hướng dẫn con học một số kỹ năng xã hội như chia sẻ, khen ngợi người khác, hợp tác,...
3. Thích làm lộn xộn căn phòng
Cho dù căn phòng đã được dọn sạch sẽ thế nào đi nữa, nhưng khi trẻ có mặt, chỉ trong vòng nửa giờ ngôi nhà đã thay đổi hoàn toàn. Trẻ có vẻ thích thú với việc làm lộn xộn căn phòng đôi khi sẽ khiến cha mẹ phiền lòng, tức giận. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra: Căn phòng của trẻ càng lộn xộn thì càng có nhiều tế bào thần kinh trong não được kết nối, trẻ càng thông minh và sáng tạo hơn.
Nghiên cứu này cũng đặc biệt đưa ra ví dụ về bàn làm việc của nhiều vĩ nhân như Einstein, Jobs, Mark Twain, Zuckerberg… những chiếc bàn làm việc thực sự mang đến cho người ta cảm giác “không nói lên lời”.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Các chuyên gia giải thích rằng cơ sở để thiết lập các kết nối nơ-ron trong não là sự kích thích từ thế giới bên ngoài. So với một căn phòng gọn gàng, một căn phòng lộn xộn có thể mang lại cho trẻ sự kích thích giác quan mạnh hơn và đẩy nhanh quá trình phát triển các kết nối nơ-ron.
Vì vậy, khi cha mẹ thấy con bày bừa trong phòng, đừng vội đứng ra chỉ trích, điều này có thể cản trở sự phát triển các liên kết thần kinh của trẻ.
Một số cách khác để cải thiện chỉ số IQ của trẻ
1. Trẻ từ 0-3 tuổi: Kích thích đa giác quan
0-3 tuổi là giai đoạn phát triển đỉnh cao của não bộ. Ở giai đoạn này, trọng lượng não bộ và các kết nối nơ-ron thần kinh của trẻ phát triển nhanh chóng. Lúc này, càng nhiều kích thích bên ngoài, trẻ càng thông minh, cha mẹ nên kích thích thông qua nhiều giác quan.
2. Trẻ từ 4-7 tuổi: Phát triển tư duy trừu tượng
Một trong những đặc điểm của trẻ có năng khiếu là tư duy logic, và sự phát triển tư duy logic bắt đầu từ 4 tuổi. Vì vậy, bên cạnh những kích thích bên ngoài đối với trẻ trong giai đoạn này, các bài tập tư duy là không thể thiếu. Vì vậy, nếu bố mẹ thấy con có điều gì “nghịch ngợm” thì cũng đừng vội la mắng, phủ nhận. Nếu không rất có khả năng bạn sẽ cản bước phát triển EQ hoặc IQ của con mình.
Giáo sư tâm lý nổi tiếng chỉ rõ trẻ có EQ thấp thường có 3 thói quen này trên bàn ăn