Nghiêm - Liên - Sáng - Phái: Những ngôi sao sáng nửa sau TK 20

So với các bộ tứ mỹ thuật còn lại, trong nước, Nghiêm - Liên - Sáng - Phái có lẽ nổi tiếng hơn, do họ gần như gắn bó chặt chẽ với thăng trầm của nền mỹ thuật nửa sau thế kỷ 20. Đây cũng là giai đoạn mà về phê bình, về thị trường, về định vị thương hiệu… diễn ra mạnh mẽ hơn trước đó. Tên tuổi của bộ tứ này đều đã có tên đường và góp 4 tác phẩm vào bảo vật quốc gia.
19/06/2019 07:58

(Thethaovanhoa.vn) - So với các bộ tứ mỹ thuật còn lại, trong nước, Nghiêm - Liên - Sáng - Phái có lẽ nổi tiếng hơn, do họ gần như gắn bó chặt chẽ với thăng trầm của nền mỹ thuật nửa sau thế kỷ 20. Đây cũng là giai đoạn mà về phê bình, về thị trường, về định vị thương hiệu… diễn ra mạnh mẽ hơn trước đó. Tên tuổi của bộ tứ này đều đã có tên đường và góp 4 tác phẩm vào bảo vật quốc gia.

Trí - Lân - Vân - Cẩn: Những tiếng ca tự tôn về bản sắc dân tộc

Trí - Lân - Vân - Cẩn: Những tiếng ca tự tôn về bản sắc dân tộc

Khi công nhận Bảo vật quốc gia (ký ngày 30/12/2013), ngay đợt 2 với 37 bảo vật đã có bức "Vườn Xuân Trung Nam Bắc" của Nguyễn Gia Trí, bức "Hai thiếu nữ và em bé" của Tô Ngọc Vân, bức "Em Thúy" của Trần Văn Cẩn. Một thông tin để thấy vị trí quan trọng của Trí - Lân - Vân - Cẩn trong nền mỹ thuật và văn hóa Việt Nam.

Trong bộ tứ này, Bùi Xuân Phái (1/9/1920 - 24/6/1988) lớn tuổi nhất, nổi tiếng hơn, có nhiều giải thưởng hơn, nhưng chưa có tranh được công nhận là bảo vật quốc gia. Nguyễn Tư Nghiêm (20/10/1922-15/6/2016) có bức Gióng (sơn mài, vẽ năm 1990), Nguyễn Sáng (1/8/1923-16/12/1988) có 2 bức là Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ (sơn mài, 1956) và Thanh niên thành đồng (sơn mài, 1967-1978), Dương Bích Liên (17/7/1924-12/12/1988) có Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc (sơn mài, 1980). Đặc điểm chung của 4 bảo vật là sơn mài - một vật liệu không phải là thế mạnh của bộ tứ, trừ Nguyễn Sáng; Bùi Xuân Phái thì gần như không vẽ sơn mài.

Chú thích ảnh
Từ trái sang: Nghiêm - Liên - Sáng - Phái. Ảnh tư liệu

Những độc đáo của “Nghiêm - Liên - Sáng - Phái”

“Nhìn vào tiến trình phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại, chúng ta thấy rõ hơn sự độc đáo của cá tính nghệ thuật Nguyễn Tư Nghiêm. Ông là người đi đầu trong những thử nghiệm nghệ thuật và sự đa dạng phong cách tạo hình. Đây là hoạ sĩ sớm chuyển dịch từ các đề tài lịch sử sang huyền sử” - nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế nhận định.

Kết hợp lập thể, kỷ hà và bút pháp biểu hiện của Tây phương vào quan niệm thẩm mỹ, họa tiết, hoa văn truyền thống của người Việt để “tạo hình vuông” độc đáo, riêng biệt. Xem các tranh mà Nguyễn Tư Nghiêm vẽ thánh Gióng, vẽ các điệu múa cổ, vẽ Truyện Kiều, vẽ con giáp… có thể nhận ra nét vuông vức đặc trưng. Đây là một đóng góp to lớn của Nguyễn Tư Nghiêm vào lịch sử tạo hình của mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

Chú thích ảnh
Bảo vật quốc gia - kiệt tác sơn mài “Gióng” (90cm x 120,3cm, 1990) của Nguyễn Tư Nghiêm, công nhận ngày 25/12/2017. Kết hợp lập thể, kỷ hà và bút pháp biểu hiện của Tây phương vào quan niệm thẩm mỹ, họa tiết, hoa văn truyền thống của người Việt để “tạo hình vuông” độc đáo, riêng biệt

Họa giới có câu thành ngữ “phố Phái, gái Liên” nhằm chỉ những đề tài mà hai họa sĩ này rất thành công. Trong mấy chục năm vẽ Hà Nội, có thể chia phố Phái ra 3 giai đoạn chính: từ 1960 đến 1970 là thời kỳ nâu; từ 1970 đến 1980 là thời kỳ ghi xám; từ 1980 đến 1988 là thời kỳ lam. Ông vẽ thành công đến mức mà phố Phái không còn là cái nhìn riêng tư, nó trở thành nỗi niềm chung của những ai yêu Hà Nội, nơi phôi pha và trường tồn gần như song hành.

Có lẽ vì vậy mà ngay sau 1975, phố Phái đã được giới chơi tranh quốc tế rất yêu thích. Ông gián tiếp trở thành một gương mặt đại diện cho thị trường mỹ thuật, từ sức hút với phố Phái mà các tác giả khác cũng bán được tác phẩm.

Nếu khoảng 2/3 tác phẩm Bùi Xuân Phái dành cho phố, thì 2/3 tác phẩm Dương Bích Liên dành cho phụ nữ. Vượt thoát quy chuẩn mô phạm, Dương Bích Liên nhanh chóng tạo cho mình một phong cách vẽ thiếu nữ không giống ai, vì vậy mà độc sáng. Các tranh thiếu nữ như: Thiếu nữ và hoa phong lan, Thiếu nữ bên hồ, Thiếu phụ, Thiếu nữ và hoa cúc trắng, Chân dung Tuyết Mai… (còn nhiều nữa) có thể xếp vào hàng kiệt tác tranh chân dung của hội hoạ Việt Nam hiện đại.

Chú thích ảnh
Bức chì sáp “Bác Hồ qua suối” (69cm x 115cm, thập niên 1950) được Dương Bích Liên chuyển thể từ phác thảo năm 1951, sau khi lên chiến khu vẽ Bác Hồ. Phác thảo này có phiên cả sơn dầu và sơn mài - bức sơn mài có tên “Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc” (99,8cm x 180cm, 1980) được lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, là bảo vật quốc gia đợt 6, công nhận ngày 25/12/2017

Nguyễn Sáng nổi tiếng với khả năng lọc hình, ẩn dụ và tượng trưng, không thích sự tỉa tót. Chính vì vậy mà ông đã mở ra được lối tạo hình và cách xử lý bảng màu riêng, nó là sự kết hợp từ truyền thống tranh thủy mặc của Đông phương và tranh giải phẫu bố cục, hình thể của Tây phương.

Đến nay chỉ có Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Sáng là những người có số lượng 2 tác phẩm được công nhận bảo vật quốc gia.

Chú thích ảnh
Bảo vật quốc gia - kiệt tác sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” (khổ 112,3cm x 180cm, 1963) của Nguyễn Sáng, công nhận ngày 30/12/2013

Vai trò của phê bình với “Nghiêm - Liên - Sáng - Phái”

Bộ tứ Nghiêm - Liên - Sáng - Phái chịu nhiều thăng trầm, nhưng nghiệm lại thì điều đó làm nên hương vị cuộc đời và danh tiếng cho họ. Đời một nghệ sĩ mà bình yên, phẳng phiu quá cũng không hay. Tuy phê bình mỹ thuật khủng hoảng vào cuối thế kỷ 20, nhưng suốt nửa thế kỷ trước đó, dù có thể chưa phát huy hết vai trò và đẳng cấp, phê bình đã luôn hiện diện và hữu hiệu.

Bộ tứ Nghiêm - Liên - Sáng - Phái gần như được sự đồng hành của nhà phê bình mỹ thuật tài danh Thái Bá Vân (1934-1999), cũng như nhiều người khác, có cả nước ngoài, nên địa vị tác phẩm của họ liên tục được phân tích, tôn vinh. Ví dụ một đoạn bình trác tuyệt về phố Phái của Thái Bá Vân: “Ông đã vẽ nó từ nguyên hình thể đến trừu tượng, khi nó chỉ còn là nhịp điệu và ánh sáng gần, xa của kỷ niệm. Tôi đã gọi nó là phố tiềm thức trong một cuộc triển lãm gần đây tại nhà riêng của ông”.

Chú thích ảnh
Bức tranh “Hàng Thiếc” (1952) gần như là tác phẩm vẽ phố hoàn chỉnh đầu tiên của Bùi Xuân Phái, từ đây mở ra 3 giai đoạn vẽ phố Hà Nội, làm nên “từ trường phố Phái” về sau này

Và một nhận xét khác: “Nếu Nguyễn Tư Nghiêm là mệnh đề đứng riêng trong nghệ thuật hiện đại Việt Nam, thì đó là, bởi ông đã tự chối bỏ cả chính mình, để mặc cho sự cám dỗ bí mật và tôn thiêng của cái đẹp luôn cuốn đi” - Thái Bá Vân nhận xét.

Hay như sau này nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng viết về Dương Bích Liên: “Ông không bám vào một cảnh trí như Bùi Xuân Phái, không trầm kha vào các ý tưởng số phận như Nguyễn Sáng, mà tinh tế đứng bên ngoài cái mình vẽ ra, vừa như là một sự kiện hiện hữu có thực, vừa như chuyện bịa, cảnh nằm mơ”.

Nhà nghiên cứu Nghiêm Nhan khi nhận định về Nguyễn Sáng đã viết: “Tranh Nguyễn Sáng hiện đại, bởi hội hoạ của ông không bao giờ là minh hoạ. Hội hoạ của ông là thái độ. Mỗi nhát cọ của ông đều là kiệt cùng cảm xúc và nhát nhát cọ ấy đều tới độ. Không có chỗ cho những hình vẽ hời hợt”.

Những nhận xét như thế này ăn sâu vào trí nhớ, vào tình yêu nghệ thuật của biết bao người.

Chính vai trò của phê bình, cũng như sự trỗi dậy của thị trường kịp lúc, trong đó có những nhà sưu tập lớn như Đức Minh (1920-1983) đã định vị tên tuổi, đẳng cấp bộ tứ này. Không phải ngẫu nhiên mà khi bắt đầu với sưu tập tranh Việt thời kỳ đầu, Bùi Xuân Phái luôn là cái tên được ưu tiên nhắc đến. Với nhiều nhà sưu tập quốc tế, bức tranh Việt đầu tiên mà họ mua cũng sẽ là phố Phái.

Có một điều đặc biệt nữa, dù rất nổi tiếng, nhưng tranh của bộ tứ này đến nay giá bán vẫn còn khá “dễ chịu”, ít có bức tranh nào vượt quá 100 ngàn USD, nhiều bức có giá chỉ 4-5 ngàn USD, nên càng thu hút giới sưu tầm.

Những chuyện đời đầy ám ảnh

Trong bộ tứ Nghiêm - Liên - Sáng - Phái, chỉ có Bùi Xuân Phái là sớm lập gia đình và có con cái, 3 người còn lại thì gần như sống đơn độc một đời. Nguyễn Tư Nghiêm đến năm 70 tuổi (năm 1991) mới lấy vợ, với câu nói nổi tiếng: “Sinh lực tôi đã cạn kiệt, chỉ có tình cảm dành cho em”. Chính tinh thần “thân bất do kỷ” này mà xung quanh đời họ có nhiều câu chuyện thi vị, những giai thoại đáng kể lại và đáng ghi nhớ.

Những tháng cuối đời của Dương Bích Liên được Ý Nhi viết thành thơ: “Dương Bích Liên uống rượu/ lặng im/ và vẽ” (Đắc đạo). Gần 20 ngày cuối đời, ông “tịch cốc” (không ăn), chỉ uống rượu liên tục và chết.

Di nguyện của Dương Bích Liên được Nguyễn Hào Hải ghi lại: “Sau này, trong cái ngày tiễn đưa tôi về bên kia thế giới, tôi không muốn có ai là người lớn, tôi muốn đến đưa tiễn tôi là một đứa bé, ăn mặc thật đúng điệu. Chỉ có đứa bé ấy, đi lững thững theo chiếc xe ngựa chở cái xác không hồn của tôi ra nghĩa trang”.

Còn trong sổ tang Nguyễn Sáng, Trịnh Công Sơn viết: “Tôi chưa bao giờ đến viếng một đám tang nào lặng lẽ cô đơn đến thế. Đêm tối càng làm cho cái thân xác nằm yên trong những tấm gỗ hòm trơ trọi hơn thêm. Tội cho anh Sáng quá. Tranh của anh thì hào hoa, mà đời rượu của anh thì tồi tàn, tội nghiệp quá thể”.

Trong điếu văn Nguyễn Sáng, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu nhắc lại lời của Nguyễn Sáng: “Khi liệm tôi, các ông trổ hai lỗ tròn ở hai vách áo quan để hai bàn tay tôi thò qua đó cho thiên hạ biết rằng khi vào đời Nguyễn Sáng chỉ có hai bàn tay không và khi ra đi cũng vậy”. Những chuyện đời như thế này, tuy buồn thê lương, nhưng chắc chắn sẽ còn lưu truyền lâu dài.

Văn Bảy

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.