Nghệ nhân dệt lụa Trần Hữu Phương: 'Lụa Mã Châu mang ơn các nhà thiết kế'

Tối 22/12 tại Quảng Nam đã bế mạc Năm du lịch quốc gia 2022 "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh"; đồng thời khai mạc Năm quốc gia khởi nghiệp 2023 "Quảng Nam - Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp".
26/12/2022 18:37
Phan Nguyên (thực hiện)

Tối 22/12 tại Quảng Nam đã bế mạc Năm du lịch quốc gia 2022 "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh"; đồng thời khai mạc Năm quốc gia khởi nghiệp 2023 "Quảng Nam - Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp". Với lịch sử hơn 500 năm, lụa tơ tằm Mã Châu đã được Quảng Nam lựa chọn là một trong những làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh, góp phần tích cực vào du lịch và khởi nghiệp.

Từng rơi vào cảnh bế tắc trước sự phát triển của lụa công nghiệp, lụa nước ngoài giá rẻ. Lụa Mã Châu giờ đây đang được rất nhiều thương nhân của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc… bắc nhịp cầu xuất nhập khẩu số lượng lớn. Trong tín hiệu của sự hồi sinh kỳ diệu này, không thể không nhắc đến nghệ nhân Trần Hữu Phương - hậu duệ đời thứ 18 của làng lụa Mã Châu -  người đã quyết bám trụ với khung cửi để giữ gìn, khôi phục làng nghề.

Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) có cuộc trò chuyện với nghệ nhân Trần Hữu Phương (52 tuổi, trú khối phố Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) về những thuận lợi và khó khăn của lụa Mã Châu.

Nghệ nhân dệt lụa Trần Hữu Phương: 'Lụa Mã Châu mang ơn các nhà thiết kế thời trang' - Ảnh 1.

Nghệ nhân Trần Hữu Phương bên máy dệt công nghiệp mà ông dày công cải tiến. Ảnh: Phan Nguyên

* Trên thị trường hiện nay có rất nhiều lụa nội ngoại nhập, ông có thể cho biết lụa Mã Châu có những đặc điểm gì khác biệt, nhất là khi so với lụa công nghiệp và lụa Trung Quốc giá rẻ?

- Lụa Mã Châu được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên, đây là yếu tố tiên quyết. Để phân biệt được lụa Mã Châu với những loại lụa khác thì chúng ta phải hiểu được đặc thù của sợi tơ tằm.

Sợi tơ tằm rất tốt cho sức khỏe, có thể chống độc, chống ẩm, chống hôi và có độ mềm mượt, rũ tự nhiên.

Nghệ nhân dệt lụa Trần Hữu Phương: 'Lụa Mã Châu mang ơn các nhà thiết kế thời trang' - Ảnh 2.

Lụa tơ tằm Mã Châu ngày nay. Ảnh: Phan Nguyên

Tằm là côn trùng cực kỳ nhạy với độc tố môi trường. Nếu cách nơi nuôi tằm xa xa mà có người phun thuốc trừ sâu, thì con tằm sẽ bệnh và chết. Nhưng khi đã nhả tơ, làm tổ, dù lúc ấy cơ thể đã hoàn toàn mất đi sức đề kháng tự nhiên, nhưng kén sẽ bảo vệ con nhộng tối đa. Dù chúng ta mang tổ kén đến nơi nóng 100 độ C, hoặc những nơi âm độ, thì con nhộng cũng không chết, phun thuốc trừ sâu trực tiếp vào kén, nó vẫn không chết.

Điều đó có nghĩa là sợi tơ tằm có tác dụng như là hàng rào bảo vệ, nhờ tổ kén bọc bên ngoài, mà nó không chết. Cho nên sợi tơ tằm tự nhiên rất tốt cho cơ thể con người, chống được phần nào độc tố môi trường, giúp điều hòa thân nhiệt.

Nghệ nhân dệt lụa Trần Hữu Phương: 'Lụa Mã Châu mang ơn các nhà thiết kế thời trang' - Ảnh 3.

Những thiết kế sử dụng lụa Mã Châu của Ngô Nhật Huy. Ảnh: NVCC

Nhưng khi sản xuất công nghiệp, người ta dùng chất hóa chất, hoặc dùng phương pháp cơ học chế biến sợi tơ để nó thích nghi với máy công nghiệp, thì vô tình làm cho sợi tơ tằm mất đi những đặc tính tốt vốn có.

Nghệ nhân dệt lụa Trần Hữu Phương: 'Lụa Mã Châu mang ơn các nhà thiết kế thời trang' - Ảnh 4.

Mẫu của NTK Lê Thanh Hoà

Sợi tơ dùng để dệt lụa Mã Châu không qua khâu sơ chế, không sử dụng phương pháp hóa học, nên vẫn giữ được những đặc trưng của tơ tằm tự nhiên. Về nhuộm màu cho vải, thì lụa Mã Châu sử dụng nhựa cây, màu tự nhiên từ những chất khoáng có sẵn trong bùn đất, đá vôi. Điều này giúp sản phẩm lụa Mã Châu truyền thống giữ được chất lượng cao với những ưu điểm vượt trội: Bền đẹp, mềm mịn, chống độc, hút ẩm tốt, thoáng mát…

Nghệ nhân dệt lụa Trần Hữu Phương: 'Lụa Mã Châu mang ơn các nhà thiết kế thời trang' - Ảnh 5.

Mẫu của NTK Lê Thanh Hoà

* Với quá trình sản xuất công phu như vậy thì giá lụa Mã Châu sẽ cao và khó cạnh tranh với sản phẩm lụa công nghiệp. Vậy ông đã làm gì để giữ được nghề truyền thống mà vẫn phù hợp với xu thế của thời đại?

- Đúng vậy, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2017, Hợp tác xã lụa Mã Châu rơi vào cảnh bế tắc trước sự thay đổi của cơ chế thị trường và sự phát triển của nền công nghiệp. Sản phẩm lụa dệt thủ công mẫu mã chưa đa dạng, giá thành lại cao, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, thậm chí không bán được, không cạnh tranh lại với các mặt hàng lụa công nghiệp, lụa Trung Quốc. Bà con làng nghề không thể sống được, nên họ bỏ nghề. Hợp tác xã từ chỗ có 303 thành viên năm 2007, thì nay chỉ còn lại 5 thành viên.

Nghệ nhân dệt lụa Trần Hữu Phương: 'Lụa Mã Châu mang ơn các nhà thiết kế thời trang' - Ảnh 6.

Áo dài lụa Mã Châu của nhà thiết kế Ngô Nhật Huy. Ảnh: NVCC

Không thể đứng nhìn làng nghề bị "khai tử", giữa năm 2017, tôi thuyết phục 4 xã viên khác tiếp tục cùng mình gầy dựng lại nghề dệt truyền thống, thành lập Công ty TNHH Lụa Mã Châu. Từ đó tôi mày mò, nghiên cứu kỹ thuật, cải tiến máy dệt sợi công nghiệp thành máy dệt tơ tằm, nâng cao chất lượng và đa dạng mẫu mã lụa truyền thống.

Nghệ nhân dệt lụa Trần Hữu Phương: 'Lụa Mã Châu mang ơn các nhà thiết kế thời trang' - Ảnh 7.

Hiện tại, xưởng đã có hơn 10 máy dệt công nghệ tự động có tích hợp kỹ thuật số CNC, hoạt động thường xuyên với công suất khoảng 600 mét vải/ngày (cao gấp 6 lần so với trước). Dù vậy, vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt những khách hàng thượng lưu, đặt hàng với số lượng lớn.

* Vậy hiện tại sản phẩm lụa Mã Châu được tiêu thụ như thế nào, thưa ông?

- Hiện nay, lụa Mã Châu sản xuất chỉ đủ tiêu thụ thị trường nội địa, với số lượng nhỏ. Chúng tôi bán trực tuyến, cung cấp cho các nhà thiết kế trong nước, trong đó có nhà thiết kế Lê Thanh Hòa và Ngô Nhật Huy, những người thường xuyên sử dụng lụa Mã Châu. Họ là những nhà thiết kế xử lý lụa rất khéo, tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của lụa Mã Châu.

Ngoài ra, thông qua cuộc thi hoa hậu, các show trình diễn thời trang tại Hà Nội, TP.HCM, Thái Lan... các nhà thiết kế cũng sử dụng lụa Mã Châu. Chính các nhà thiết kế đã góp phần thiết thực vào sự bảo tồn, phát triển làng nghề lụa đã có lịch sử hơn 500 năm. Lụa Mã Châu ngày nay nên mang ơn các nhà thiết kế thời trang.

Nghệ nhân dệt lụa Trần Hữu Phương: 'Lụa Mã Châu mang ơn các nhà thiết kế thời trang' - Ảnh 8.

Song song với đó, thương nhân của các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc… cũng gặp chúng tôi để mua với số lượng lớn. Đây là một tín hiệu tốt, nhưng tiếc là chúng tôi chưa thể đáp ứng được, vì máy móc chưa đủ năng suất, nguyên vật liệu còn thiếu nhiều. Hệ thống quản lý chất lượng cũng chưa phù hợp, nên chưa thể hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Cho nên chỉ xuất khẩu thông qua kênh thời trang với số lượng nhỏ. Các nhà thiết kế thời trang đặt hàng lụa Mã Châu rồi thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh xuất đi nước ngoài, chứ chưa thể xuất khẩu đồng bộ. Đây là điều đáng tiếc, nhưng nằm ngoài khả năng của chúng tôi.

* Vậy khó khăn hiện tại của ông là gì?

- Việc chuyển đổi cơ chế kéo theo những bất cập về thuê lại đất của hợp tác xã và nhiều vấn đề liên quan khác vẫn chưa được thông suốt, nên chúng tôi chưa thể đầu tư đồng bộ máy móc được.

Vì những máy móc này do mình tự thiết kế, tự lắp đặt, nên di chuyển rất khó khăn, gần như phải lắp đặt cố định một chỗ. Nhà xưởng và hạ tầng từ 40 chục năm trước không còn phù hợp để lắp đặt dây chuyền máy móc hiện đại. Chính vì thế, nên chúng tôi chưa dám đầu tư, chỉ sản xuất cầm chừng để giữ nghề thôi.

Dù máy móc đã được cải tiến, hỗ trợ rất nhiều về công nghệ, về tính năng tự động, nhưng để đào tạo một người thợ đứng máy này thì ít nhất người thợ đó phải trải qua 10 năm làm nghề truyền thống. Rồi sau đó mất 5-6 tháng đào tạo thì bước qua được công nghệ mới.

Nghệ nhân dệt lụa Trần Hữu Phương: 'Lụa Mã Châu mang ơn các nhà thiết kế thời trang' - Ảnh 10.

Nhà thiết kế Lê Thanh Hòa và chị Trần Thị Yến, con gái nghệ nhân Trần Hữu Phương. Ảnh: NVCC

Cả làng nghề này có hàng nghìn hộ sản xuất, hiện nay bỏ đi làm công nhân gần hết, nên muốn nhân rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh thì cần cả một chặng đường dài, không thể vội vàng được.

Rồi chuyện đất để trồng dâu, nuôi tằm thì cần nhiều cơ chế, chính sách hợp lý của tỉnh, của nhà nước nữa. Muốn giữ được một truyền thống hơn 500 năm, thì tất cả phải cùng cố gắng, chứ chỉ các nghệ nhân hoặc làng nghề cố gắng, thì rất khó.

Thật sự hạnh phúc khi thấy lụa Mã Châu đang dần hồi sinh, có thể thoát khỏi mai một ở trước mắt, nhưng việc đưa làng nghề trở lại hưng thịnh, dù có cơ sở thực tế, thì vẫn rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều phía.

* Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

"Lụa Mã Châu được dệt từ sợi tơ tằm, sở hữu độ mềm mại, rũ tự nhiên, rất thích hợp để may nên những bộ áo dài hoặc những bộ cánh sang trọng, góp phần làm tôn lên những đường cong, vẻ đẹp và nét quyến rũ của người phụ nữ" - nghệ nhân Trần Hữu Phương.

Tin cùng chuyên mục

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.