Ngày 5/2, quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh có số F0 nhiều nhất tại Hà Nội
(Thethaovanhoa.vn) - Sở Y tế Hà Nội thông tin, từ 18h ngày 4/2 đến 18h ngày 5/2, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.778 ca mắc COVID-19, phân bố tại 385 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Theo đó, một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (157); Đông Anh (138); Gia Lâm (125); Nam Từ Liêm (121), Hà Đông (120). Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4/2021) là 148.385 ca.
Trên thực tế ở Hà Nội đã xuất hiện những trường hợp từ quê lên có biểu hiện ho, đau họng, sốt; sau đó được xác định dương tính với SARS-CoV-2, không xác định được nguồn lây. Trong quá trình ở quê, người dân có giao lưu tiếp xúc với bà con, họ hàng… tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Ở một số khu đô thị như Linh Đàm, các hàng quán nước vỉa hè đã hoạt động trở lại, đội ngũ Shipper và các hội nhóm thanh niên túm năm, tụm ba nói chuyện không đeo khẩu trang. Tại các chợ bắt đầu họp trở lại nhưng nhiều người bán hàng và khách tới mua không đeo khẩu trang khi giao tiếp với nhau…
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 4/2 đến 16 giờ ngày 5/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.170 ca mắc mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 12.160 ca ghi nhận trong nước (tăng 574 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 7.235 ca trong cộng đồng).
Cụ thể, các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.778 ca), Đà Nẵng (783 ca), Quảng Nam (735 ca ), Nam Định (541 ca), Vĩnh Phúc (495 ca ), Hải Dương (478 ca), Phú Thọ (470 ca), Bắc Ninh (402 ca), Hòa Bình (395 ca), Hải Phòng (362 ca), Bình Định (339 ca), Nghệ An (325 ca), Thái Bình (298 ca), Thanh Hóa (295 ca), Thái Nguyên (287 ca), Lâm Đồng (230 ca), Ninh Bình (209 ca), Hưng Yên (207 ca), Bắc Giang (197 ca), Bình Phước (165 ca), Hà Nam (159 ca), Điện Biên (140 ca), Quảng Bình (126 ca), Gia Lai (121 ca), Thừa Thiên -Huế (118 ca), Quảng Ngãi (106 ca), Quảng Ninh (105 ca), Yên Bái (103 ca), Sơn La (98 ca), Hà Giang (95 ca), Lào Cai (89 ca), Quảng Trị (88 ca), Cà Mau (87 ca), Tuyên Quang (86 ca), Bến Tre (73 ca), Phú Yên (69 ca), Khánh Hòa (49 ca), Đắk Nông (39 ca), Bạc Liêu (39 ca), Sóc Trăng (38 ca), Kon Tum (35 ca), Tây Ninh (33 ca), Cao Bằng (31 ca), Trà Vinh (29 ca), Bắc Kạn (29 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (25 ca), Vĩnh Long (25 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (24 ca), Đồng Tháp (19 ca), Bình Thuận (15 ca), Kiên Giang (14 ca), Hậu Giang (12 ca), Đồng Nai (12 ca), Bình Dương (11 ca), Cần Thơ (10 ca), Long An (8 ca), An Giang (7 ca) và Tiền Giang (2 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định (79 ca), Hưng Yên (57 ca), Đắk Lắk (56 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hải Dương (161 ca), Quảng Nam (141 ca), Hòa Bình (137 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 11.192 ca/ngày.
- 11.594 ca mắc Covid-19 trong ngày 4/2/2022, 8.509 ca khỏi bệnh
- Dịch Covid-19: Số ca mắc mới và số bệnh nhân nặng đều giảm mạnh
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Thành phố Hồ Chí Minh (92 ca), Quảng Nam (27 ca), Quảng Ninh (20 ca), Hà Nội (14 ca), Khánh Hòa (11 ca), Đà Nẵng (8 ca ), Hưng Yên (6 ca), Kiên Giang (4 ca), Thanh Hóa (2 ca), Hải Dương (2 ca), Hải Phòng, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng và Ninh Bình (mỗi nơi có 1 ca).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam ghi nhận 2.327.859 ca mắc , đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.586 ca mắc).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 2.320.762 ca, trong đó có 2.103.096 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số mắc tích lũy cao trong đợt dịch này là: Thành phố Hồ Chí Minh (514.414 ca), Bình Dương (292.964 ca), Hà Nội (145.211 ca), Đồng Nai (99.938 ca), Tây Ninh (88.493 ca).
Trong ngày 5/2 có 3.457 ca được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.105.913 người. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.827 ca.
Từ 17 giờ 30 phút ngày 4/2 đến 17 giờ 30 phút ngày 5/2, nước ta ghi nhận 114 ca tử vong tại: Hà Nội (39 ca trong 2 ngày), Bắc Ninh (6 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (6 ca), Vĩnh Long (6 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (5 ca), An Giang, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Lâm Đồng, Quảng Ngãi (mỗi nơi có 4 ca), Bình Định, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang (3 ca ở mỗi địa phương), Đồng Nai (2 ca), Nam Định (2 ca), Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đắk Lắk, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Bình và Tuyên Quang (mỗi nơi có 1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 102 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.261 ca, chiếm 1,6% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm được thực hiện từ ngày 27/4/2021 đến nay là 32.271.874 mẫu tương đương 77.287.961 lượt người, tăng 13.551 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 4/2 có 14.218 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 182.102.962 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.082.647 liều, tiêm mũi 2 là 74.214.941 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.805.374 liều.
Bộ Y tế đã tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.
Đồng thời, Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tiêm chủng theo đúng số lượng vaccine phòng COVID-19 đã được cấp, không được để lãng phí vaccine.
TTXVN