Ngày 2/11, bão Goni đi vào Biển Đông, sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 10

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 1/11, vị trí tâm bão Goni (bão số 10) ở khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam đảo Lu-dông (Phi-lip-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
01/11/2020 22:00

Thethaovanhoa.vn) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 1/11, vị trí tâm bão Goni (bão số 10) ở khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam đảo Lu-dông (Phi-lip-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Bão số 10 giật cấp 10 đổ bộ đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa

Bão số 10 giật cấp 10 đổ bộ đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa

Khoảng ngày 5/11, bão số 10 sẽ suy yếu do tác động của bề mặt đất, độ ẩm và năng lượng của bão giảm và đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa.

Từ 19 giờ ngày 1 đến 19 giờ ngày 2/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và đi vào Biển Đông. Đến 19 giờ ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 115,0 đến 120,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão Goni đi vào biển Đông mạnh cấp 10-11 và dự báo khi tiến gần tới khu vực biển miền Trung sẽ giảm cấp thêm, thậm chí cường độ giảm còn cấp 8-9, tức là giảm khoảng một nửa so với cường độ hiện tại.

Lý giải về việc giảm cấp của siêu bão, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm cho rằng, trong quá trình di chuyển hướng về khu vực đất liền và ven biển nước ta, bão sẽ có tương tác với không khí lạnh, nhiệt độ mặt nước biển cũng thấp hơn so với ngoài khơi phía Đông Phi-lip-pin nên khả năng bão số 10 sẽ còn suy yếu hơn nữa khi vào gần bờ. 

Từ 19 giờ ngày 2 đến 19 giờ ngày 3/11, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 19 giờ ngày 03/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 210km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Từ 19 giờ ngày 3 đến 19 giờ ngày 4/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 19 giờ ngày 4/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Từ 19 giờ ngày 4 đến 19 giờ ngày 5/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Các chuyên gia khuyến cáo ngư dân và các thuyền viên thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão mà kịp thời cho tàu thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão.

Chủ tàu cần điều khiển tàu thuyền tránh xa vùng bão có khả năng đi tới. Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên phải hướng di chuyển của bão, thì phải cho tàu thuyền chạy ngược gió, gió thổi lệch mũi trước mạn phải, góc lệch lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sức đẩy của tàu thuyền, tức là chạy về hướng Bắc - Đông Bắc. Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên trái hoặc ở ngay trên đường bão, đang di chuyển tới thì cho tàu thuyền chạy xuôi gió, gió thổi vào đuôi tàu thuyền từ mạn phải, tức là chạy về hướng Nam - Tây Nam. Cần chú ý rằng, điều khiển tàu thuyền tránh bão, trên biển phải luôn luôn giữ cho tàu thuyền cách tâm bão một khoảng tối thiểu từ 350 đến 400 km - khoảng 200 hải lý.

Khi không thể tránh xa vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, mà lọt vào vùng gió bão, thì người điều khiển phương tiện phải bình tĩnh, tập trung mọi khả năng đưa tàu thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng bão, đồng thời nhanh chóng phát tín hiệu hoặc thông tin kêu gọi sự hỗ trợ của các tàu gần đó hoặc lực lượng chức năng có liên quan.

Ngày 2/11, bão Goni đi vào Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 1/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 122,1 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Phi-líp-pin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17.

Dự báo, tới 13 giờ ngày 2/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và đi vào Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 115,5 đến 120,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Từ 13 giờ ngày 2/11 đến 13 giờ ngày 3/11, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 13 giờ ngày 3/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Từ 13 giờ ngày 3/11 đến 13 giờ ngày 4/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 13 giờ ngày 4/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên khoảng 180km về phía Đông.  Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.

Từ 13 giờ ngày 4/11 đến 13 giờ ngày 5/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Các chuyên gia khuyến cáo ngư dân và các thuyền viên thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, thì tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão mà kịp thời cho tàu thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão.

Chủ tàu cần điều khiển tàu thuyền tránh xa vùng bão, có khả năng đi tới. Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên phải hướng di chuyển của bão, thì phải cho tàu thuyền chạy ngược gió, gió thổi lệch mũi trước mạn phải, góc lệch lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sức đẩy của tàu thuyền, tức là chạy về hướng Bắc - Đông Bắc. Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên trái hoặc ở ngay trên đường bão, đang di chuyển tới thì cho tàu thuyền chạy xuôi gió, gió thổi vào đuôi tàu thuyền từ mạn phải, tức là chạy về hướng Nam - Tây Nam. Cần chú ý rằng, điều khiển tàu thuyền tránh bão, trên biển phải luôn luôn giữ cho tàu thuyền cách tâm bão một khoảng tối thiểu từ 350 đến 400 km - khoảng 200 hải lý.

Khi không thể tránh xa vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, mà lọt vào vùng gió bão, thì người điều khiển phương tiện phải bình tĩnh, tập trung mọi khả năng đưa tàu thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng bão, đồng thời nhanh chóng phát tín hiệu hoặc thông tin kêu gọi sự hỗ trợ của các tàu gần đó hoặc lực lượng chức năng có liên quan.

Siêu bão Goni di chuyển theo hướng Tây với sức gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 15

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định, hồi 1 giờ ngày 1/11, vị trí tâm siêu bão Goni ở khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 125,0 độ Kinh Đông, cách miền trung Philippines (Phi-líp-pin) khoảng 70km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo đến 1 giờ ngày 2/11, siêu bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu. Đến 1 giờ ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 120,2 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.

Từ 1 giờ ngày 2/11 đến 1 giờ ngày 3/11, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và đi vào Biển Đông. Đến 1 giờ ngày 3/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 380km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13.

Từ 1 giờ ngày 3/11 đến 1 giờ ngày 4/11, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 1 giờ ngày 4/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13.

Từ 1 giờ ngày 4/11 đến 1 giờ ngày 5/11, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km. 

Bão Goni với sức gió mạnh, ảnh hưởng lớn đến các tàu thuyền hoạt động trên biển.

Bão số 10, Tin bão, Tin bão mới nhất, Tin bão số 10, Tin bao moi nhat, bao so 10, tin bao, dự báo thời tiết, thời tiết, tin bão khẩn cấp, cơn bão số 10, tin bão mới
Đường đi của bão Goni

Các chuyên gia khuyến cáo ngư dân, thuyền viên thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, thì tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão, các tàu thuyền phải kịp thời đi vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão.

Cần điều khiển tàu thuyền tránh xa vùng bão có khả năng đi tới. Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên phải hướng di chuyển của bão, thì phải cho tàu thuyền chạy ngược gió, gió thổi lệch mũi trước mạn phải, góc lệch lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sức đẩy của tàu thuyền, tức là chạy về hướng Bắc - Đông Bắc. Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên trái hoặc ở ngay trên đường bão đang di chuyển tới thì cho tàu thuyền chạy xuôi gió, gió thổi vào đuôi tàu thuyền từ mạn phải, tức là chạy về hướng Nam - Tây Nam. Cần chú ý rằng, khi điều khiển tàu thuyền tránh bão, trên biển phải luôn luôn cách tâm bão một khoảng tối thiểu từ 350 - 400 km - tức là khoảng 200 hải lý. Khi không thể tránh xa vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, mà lọt vào vùng gió bão, thì người điều khiển phương tiện phải bình tĩnh, tập trung mọi khả năng đưa tàu thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng bão.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, ngày và đêm 1/11, nhiều khu vực trong cả nước có mưa, riêng Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa và dông, đề phòng  khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh.

Hiện đang vào mùa mưa dông ở Việt Nam vì vậy hiện tượng sét đánh thường xuyên xảy ra rất dễ gây nguy hiểm cho người và vật nuôi. Người dân cần hạn chế đi ra ngoài trong cơn dông và tránh xa những khu vực dễ bị sét đánh, thường xuyên có sét.

Các nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho thấy, nước ta nằm ở tâm dông châu Á - một trong 3 tâm dông trên thế giới, có hoạt động dông sét mạnh.

Mùa dông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày dông trung bình là 100 ngày/năm và số giờ dông trung bình là 250 giờ/năm. Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới 2 triệu cú sét. Khu vực như xã Cổ Dũng (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương), xã Sơn Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), Đồng bằng sông Cửu Long... là những nơi được coi là tâm sét.

Thời tiết các khu vực ngày và đêm 1/11: Phía Tây Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng, gió nhẹ, sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C, có nơi dưới 19 độ C, cao nhất 25-28 độ C, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 28 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ  có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây hửng nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C, vùng núi có nơi dưới 20 độ C, cao nhất 25-28 độ C, có nơi trên 28 độ C.

Thủ đô Hà Nội có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất  21-23 độ C, cao nhất 25-28 độ C.

Các tỉnh từ  Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế phía Bắc có mưa vài nơi, phía Nam có mưa, mưa rào rải rác, gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C, cao nhất phía Bắc 24-26 độ C, phía Nam có nơi trên 26-28 độ C, có nơi trên 28 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận phía Bắc có mưa, mưa rào rải rác, phía Nam có mưa rào và dông vài nơi, gió Đông Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C, cao nhất  28-31 độ C, phía Nam có nơi trên 31 độ C.

Khu vực Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối có mưa rào và dông rải rác, gió Đông Bắc cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C, cao nhất 26-29 độ C, có nơi trên 29 độ C.

Khu vực Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối có mưa rào và dông rải rác, gió Đông nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, cao nhất  30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

Từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa chủ động ứng phó siêu bão Goni         

Goni được dự báo sẽ suy yếu khi quét qua đảo Luzon của Philippines, có thể mạnh trở lại khi vào Biển Đông và có thể trở thành cơn bão số 10. Tuy nhiên khi di chuyển thêm về hướng tây, Goni có thể lại suy yếu do ảnh hưởng của gió trên cao và không khí khô. Goni có thể đổ bộ vào Việt Nam ngày 4/11.

Ngày 31/10, Ban Chỉ đại Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 34/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Y tế; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí.

Nội dung Công điện nêu rõ: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay siêu bão Goni đang hoạt động phía đông Phi-lip-pin, dự báo di chuyển nhanh, 24-48 giờ tới sẽ đi vào Biển Đông. Thời gian qua, bão, mưa lớn liên tiếp gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, đặc biệt là các khu vực ven biển. 

Để chủ động ứng phó với bão, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố; các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số: 1500/CĐ-TTg ngày 28/10, 1503/CĐ-TTg ngày 29/10 và Thông báo số 372/TB-VPCP ngày 30/10 của Văn phòng Chính phủ về việc khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng ổn định đời sống người dân, kịp thời triển khai các biện pháp khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn công trình xung yếu.

Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa và các bộ, ngành nêu trên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền; hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và tài sản, khách du lịch trên các đảo, ven biển, lồng bè, các khu nuôi trồng thủy sản và bảo vệ công trình ven bờ; tiếp tục rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn.

Các đơn vị nêu trên tổ chức vận hành, chủ động xả lũ bảo đảm an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện, đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; phân công cụ thể, bố trí lực lượng thường trực tại các hồ chứa đã đầy nước, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn để kịp thời xử lý khi có tình huống; triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu; chủ động tiêu thoát nước đệm phòng, chống úng ngập, triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ; huy động mọi phương tiện, nguồn lực nhanh chóng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân còn đang bị mất liên lạc; khắc phục giao thông trên các Quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt, đồng thời  tăng cường dự báo, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền thông cơ sở, thường xuyên liên tục cung cấp tình trạng diễn biến mưa lớn, ngập lụt, các phương án ứng phó để người dân biết và phối hợp với chính quyền địa phương chủ động phòng tránh; tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Siêu bão Goni gần Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 31/10, vị trí tâm siêu bão Goni ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 127,7 độ Kinh Đông, cách miền Trung Phi-líp-pin khoảng 360 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo, từ 13 giờ ngày 31/10 đến 13 giờ ngày 1/11, siêu bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20-25 km. Đến 13 giờ ngày 1/11, vị trí tâm siêu bão ở khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 122,5 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Phi-líp-pin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165 km/giờ), giật cấp 17.

Từ 13 giờ ngày 1/11 đến 13 giờ ngày 2/11, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi vào Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 2/11, vị trí tâm siêu bão ở khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/giờ), giật cấp 13.

Từ 13 giờ ngày 2/11 đến 13 giờ ngày 3/11, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 13 giờ ngày 3/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 113,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/giờ), giật cấp 12.

Tin bão xa

Theo Trung tâm Cảnh báo bão Liên hợp - JTWC ở Hawaii, Mỹ, Bão Goni trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm 2020 chỉ sau một ngày, dự kiến đổ bộ vào Philippines ngày mai.

Goni tăng thêm sức mạnh khi đi qua vùng nước ấm phía tây Thái Bình Dương, sức gió mạnh nhất tăng từ 160 lên 290 km/h vào đêm 30/10, trở thành siêu bão và được dự đoán sẽ còn mạnh hơn.

Bão Goni gia tăng sức mạnh trên vùng nước ấm hơn bình thường khoảng 1-1,5°C, được cho do con người làm biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ đại dương toàn cầu tăng lên.

JTWC mô tả Goni là "một cơn bão rất mạnh". Ảnh vệ tinh cho thấy Goni có hình dạng đối xứng "gần như hoàn hảo" với tâm rõ ràng, đặc trưng của những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất.

Goni được dự đoán di chuyển theo hướng tây và đổ bộ vào trung tâm đảo Luzon, phía tây bắc thủ đô Manila vào khoảng 20h ngày 1/11. Bão có thể suy yếu một chút trước khi đổ bộ. JTWC dự báo sức gió mạnh nhất của Goni khi đổ bộ vào đảo Luzon là 225 km/h.

Bão số 10, Tin bão, Tin bão mới nhất, Tin bão số 10, Tin bao moi nhat, bao so 10, tin bao, dự báo thời tiết, thời tiết, tin bão khẩn cấp, cơn bão số 10, tin bão mới
Ảnh vệ tinh chụp về cơn bão Goni

JTWC cho rằng Goni sẽ trải qua chu kỳ thay thế vòng mắt bão khi các cơn giông lớn quanh tâm bão được tổ chức lại, quá trình thường làm giảm sức gió mạnh nhất song có thể khiến bão có quy mô lớn hơn.

Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) phát cảnh báo về bão Goni, dự báo "mưa dữ dội" bắt đầu tối 31/10 có thể gây lũ lụt và lở đất. PAGASA dự báo gió mạnh có thể gây triều cường cao 2-2,5 m.

Hàng chục nghìn người Philippines dự kiến đến các trung tâm sơ tán phải đối mặt cùng lúc với "tai họa kép" từ bão Goni và đại dịch Covid-19. Philippines khuyến cáo dân chúng đeo khẩu trang, thực hành cách biệt cộng đồng khi tới các trung tâm sơ tán và yêu cầu tránh để các cơ sở này quá tải.

Goni được dự báo sẽ suy yếu khi quét qua đảo Luzon của Philippines, có thể mạnh trở lại khi vào Biển Đông và có thể trở thành cơn bão số 10. Tuy nhiên khi di chuyển thêm về hướng tây, Goni có thể lại suy yếu do ảnh hưởng của gió trên cao và không khí khô. Goni có thể đổ bộ vào Việt Nam ngày 4/11.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng từ Nghệ An đến Phú Yên

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên ngày 31/10 Trung Bộ tiếp tục mưa dông diện rộng. Đặc biệt, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-90mm, có nơi trên 120mm, sau đó mưa giảm dần. Từ ngày 30-31/11, các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-250mm, có nơi trên 300mm. Cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 1.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, từ 1-7 giờ ngày 31/10,  các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình và Bình Định, Phú Yên có mưa với lượng phổ biến từ 20-60mm, có nơi trên 100mm, các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi có mưa với lượng mưa phổ biến từ 30-80mm, có nơi trên 120mm. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Phú Yên. Nguy cơ ngập lụt sâu diện rộng vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Quảng Ngãi. Cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 2.

Không khí lạnh cũng tiếp tục gây gió mạnh trên khu vực Bắc Biển Đông, ngày và đêm 31/10, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9; sóng biển cao từ 3-5m, biển động mạnh. Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 1.

Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá. Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như: mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất... Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền để đảm bảo an toàn tính mạng.

Dự báo chi tiết các khu vực ngày và đêm 31/10

Phía Tây Bắc Bộ có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C, có nơi dưới 18 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 26 độ C. 

Phía Đông Bắc Bộ có mưa vài nơi; riêng khu vực đồng bằng sáng có mưa rải rác. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C, vùng núi có nơi dưới 19 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C.

Thủ đô Hà Nội sáng có mưa rải rác, sau có mưa vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế, phía Bắc (từ Nghệ An đến Quảng Trị) ngày có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, đêm có mưa rải rác; phía Nam có mưa to đến rất to. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C, phía Nam có nơi trên 26 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, phía Bắc (từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi) có mưa to đến rất to; phía Nam có mưa rào và dông rải rác. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ C, phía Nam 29-31 độ C. 

Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ C, có nơi trên 29 độ C.

Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió đông nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

Nhóm P.V

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.