Nếu cho người nghèo 700 ngàn USD thì họ có trở thành người giàu không? Câu trả lời của bạn quyết định bạn có khả năng giàu có hay nghèo mãi mãi
Sự nghèo khó vốn không hạn chế trí tưởng tượng của bạn, mà chính sự thiếu kiến thức của bạn đã hạn chế nguồn sáng tạo trong bạn.
Gần đây có một câu nói rất phổ biến, đó là: "Cái nghèo giới hạn trí tưởng tượng của tôi." Một cái kẹp giấy trị giá 210 USD; 21.000 USD/ túi Hermes; bồn cầu mạ vàng LV, 95.000 USD. Những thứ mà người bình thường cho là giá xa xỉ, không đáng mua này lại là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của những người giàu có. Đó là sự khác nhau về tư duy.
Thật ra, sự nghèo khó vốn không hạn chế trí tưởng tượng của bạn, mà chính sự thiếu kiến thức của bạn đã hạn chế nguồn sáng tạo trong bạn. Điều thực sự đáng sợ của cái nghèo chính là nó khiến bạn bất tri bất giác rơi vào hố sâu của "tư duy người nghèo".
Bởi vì bạn không biết rằng mình đang ở trong một cái hố, nên cũng không tìm cách để thoát ra. Giống như con ếch vậy, nhận thức của nó về thế giới cũng chỉ bằng một cái giếng.
Tại sao bạn nghèo? Vì không có tiền? Đáp án thật sự sẽ được bật mí ngay sau đây!
1. Nếu bạn có tiền, bạn sẽ có thể thoát cái nghèo?
Nhiều người rất thích nói:
"Nếu có tiền, tôi còn làm tốt hơn Bill Gates."
"Nếu tôi có tiền, tôi chắc chắn sẽ làm tốt hơn Jack Ma."
Nhưng trên thực tế thì không nhất thiết sẽ vậy. Những người sống trong nghèo khó một thời gian dài, ngay cả khi họ đột nhiên trở nên giàu có, thì cũng sẽ sớm nghèo trở lại.
Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc khảo sát: Trong 20 năm qua, tỷ lệ phá sản của những người trúng giải độc đắc xổ số châu Âu và Mỹ trong vòng 5 năm cao tới 75%.
Trên mạng có một chương trình nổi tiếng tên là "Rich House, Poor House". Chương trình sẽ chọn hai gia đình có khoảng cách giàu nghèo khá lớn và hoán đổi thân phận của họ trong vòng một tuần.
Gia đình nghèo chỉ có 150 bảng Anh một tuần, còn gia đình giàu có 3.000 bảng Anh một tuần. Sau ngày đầu hoán đổi, gia đình nghèo vui mừng vô cùng, việc đầu tiên họ làm là ra ngoài ăn uống, phung phí tiền bạc.
Còn sau khi người giàu đến nhà người nghèo, họ không những không nản lòng mà còn đối mặt với tình huống một cách rất tích cực, nỗ lực tìm kiếm tia sáng trong đường hầm. Họ bắt đầu quản lý tiền bạc, công việc, v.v..
Cuối cùng, thông qua chương trình, khán giả cũng được hiểu rõ hơn vì sao người giàu trở nên giàu có. Chính là tâm lý tích cực, ý chí kiên định, tư tưởng rõ ràng, tầm nhìn xa rộng và sự nỗ lực, bền bỉ không ngừng đã dẫn họ có được ngày hôm nay.
Nếu bạn không có được những tư duy này thì dù có một cọc tiền từ trên trời rơi xuống, bạn cũng sẽ tiêu hết nó rất nhanh. Vì dù giàu có thì cách hành xử của bạn vẫn dựa trên tư duy của người nghèo.
2. Vì sao người nghèo không thể thoát khỏi lời nguyền của chữ "nghèo"?
Sau mười năm điều tra và nghiên cứu, cuối cùng nhà kinh tế học người Mỹ, Sendhil Mullainathan và nhà tâm lý học, Shaffir đã tìm ra câu trả lời: nguyên nhân sâu xa khiến người nghèo không thể thoát nghèo chính là tâm lý thiếu thốn.
Tâm lý thiếu thốn là gì?
Đó là "cái gì bạn càng thiếu thì bạn sẽ càng để tâm đến nó". Ví dụ, khi những người nông dân nhận được tiền cứu trợ, họ sẽ nghĩ ngay đến việc đi ăn một bữa thịnh soạn, thay vì đầu tư hay giáo dục con cái.
Một ví dụ khác, một người đã 3 năm không quan hệ tình dục, khi nghĩ đến người khác giới, suy nghĩ đầu tiên của họ chỉ có lên giường. Nếu cứ vậy, họ có khả năng sẽ bỏ lỡ những cô gái thực sự tốt.
Sendhil Mullainathan nói: "Tâm lý thiếu thốn của họ sẽ hình thành nên tầm nhìn hạn hẹp, tức là chỉ có thể nhìn rõ một số sự vật, sự kiện thông qua lăng kính nhỏ, còn mọi thứ bên ngoài lăng kính đều sẽ bị họ bỏ qua."
Nói cách khác, sự thiếu thốn sẽ khiến bộ não bị "mù có chọn lọc", chỉ nhìn thấy số tiền mà không nhìn thấy những khoản lãi và lỗ khác. Cuối cùng, Mullainathan và Shaffir đưa ra khái niệm "dải thông".
Dải thông là đề cập đến dung lượng tâm trí của một người. Nếu dải thông này liên tục được lấp đầy bởi những tư duy thiếu thốn, thì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và kiểm soát của một người.
Sendhil Mullainathan nói: "Người nghèo ở trong tình trạng túng quẫn lâu ngày sẽ bị suy giảm khả năng phán đoán, nhận thức rất nhiều do quá để tâm đến vấn đề trước mắt, mà bỏ qua các vấn đề tương lai, như đầu tư, phát triển lâu dài."
3. Làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi tư duy người nghèo do tâm lý thiếu thốn gây ra?
Đầu tiên: Tập trung vào những thứ quan trọng.
Trong khóa đào tạo của công ty Eaton có nói: Hãy lập một kế hoạch, những gì bạn làm hôm nay là để chúng ta có một ngày mai tốt đẹp hơn. Tương lai thuộc về những người đã đưa ra những quyết sách khó khăn trong ngày hôm nay. Con người càng nghèo, họ càng cần lập một kế hoạch cuộc đời hoàn chỉnh cho mình.
Đại học Harvard đã từng làm một nghiên cứu rất nổi tiếng, họ tuyển chọn một nhóm thanh niên có hoàn cảnh và chỉ số IQ tương tự nhau, trong đó 27% không có kế hoạch cuộc đời, 60% có kế hoạch cuộc đời rất mơ hồ và 10% có kế hoạch cuộc đời ngắn hạn, chỉ có 3% người có kế hoạch dài hạn.
Sau 25 năm, hầu hết những người có kế hoạch dài hạn đều trở thành những người đứng đầu xã hội; những người có kế hoạch ngắn hạn đã trở thành tầng lớp trung lưu, chẳng hạn như bác sĩ và luật sư; những người có kế hoạch mờ nhạt sống trong tầng lớp trung lưu và thấp của xã hội. Mặc dù họ không có triển vọng nhưng họ lại vô cùng hy vọng rằng con cái của họ sẽ có triển vọng; còn những người hoàn toàn không có kế hoạch đã trở thành tầng lớp dưới cùng của xã hội, suốt ngày chỉ biết than trách.
Cuộc khảo sát này cho thấy điều gì? Kế hoạch cuộc sống khác nhau tạo ra khoảng cách rất lớn giữa mỗi người. Do đó, để thoát khỏi tư duy nghèo do tâm lý thiếu thốn gây ra, chúng ta phải mạnh mẽ kéo những thứ quan trọng vào tầm nhìn lăng kính nhỏ của mình. Hãy vạch ra kế hoạch cuộc đời rõ ràng, ngắn hạn và dài hạn, rồi từng bước hiện thực hóa nó.
Thứ hai: Làm những gì quan trọng nhất, không phải những gì khẩn cấp nhất.
Nếu bạn không chủ động thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhất thì tương lai bạn chắc chắn sẽ đánh mất thời gian và cơ hội quý báu nhất. Do đó, hầu hết tất cả những người giàu đều hiểu một chân lý rằng: điều đầu tiên là điều trên hết.
Phải thật sự quan trọng mới được phép xếp vào hàng đầu tiên. Những thứ phụ luôn đứng thứ hai, bất kể nó có khẩn cấp đến đâu. Bằng cách đó, bạn sẽ đi đúng hướng và không bị cảm xúc hoặc ngoại cảnh chi phối.
Thứ ba: đi đến hành động.
Có một câu nói rất hay: "Thứ duy nhất trên thế giới có thể đạt được mà không cần nỗ lực là nghèo đói, và thứ duy nhất có thể được tạo ra từ con số 0 là ước mơ."
Nếu bạn thấy mình đang ở trong hố sâu của "tư duy người nghèo", thì bạn phải vươn lên và đi bước đầu tiên. Ngồi yên không bao giờ có thể thay đổi hiện trạng. Đó là lý do vì sao bạn thấy trên đời có nhiều người nói đạo lý rất hay nhưng sống thì lại không được tốt như vậy, đó là do họ vẫn chưa đi đến hành động, thực hành những gì họ nói.
Mặc dù thế giới rất tàn khốc, nhưng miễn là bạn sẵn sàng đi, thì sẽ luôn có một con đường mở ra cho bạn.