Nắng nóng, hạn hán ảnh hưởng thế nào đến châu Âu?

Theo các nhà khoa học, đợt hạn hán năm 2022 có thể là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất tại “lục địa già” trong vòng 500 năm.
30/08/2022 11:58

Đợt hạn hán nghiêm trọng "càn quét" các khu vực ở châu Âu đang ngày càng tồi tệ. Mặc dù đã có mưa xuất hiện ở một số khu vực, song các cơn giông kèm theo cũng gây ra thiệt hại đáng kể. Theo các nhà khoa học, đợt hạn hán năm 2022 có thể là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất tại “lục địa già” trong vòng 500 năm.

Nắng nóng kỷ lục khiến giá khí đốt tăng vọt tại Mỹ

Nắng nóng kỷ lục khiến giá khí đốt tăng vọt tại Mỹ

Thời tiết nóng kỷ lục tại Mỹ đang khiến giá khí đốt và các mặt hàng thiết yếu liên quan lại tăng vọt sau khi vừa giảm được chút ít vào cuối tháng Sáu.

Hạn hán ngày càng tồi tệ

Trong những tháng hè vừa qua, nhiều nước đã và đang trải qua một đợt nắng nóng, hạn hán được cho là tồi tệ nhất trong vòng 500 năm trở lại đây. Nắng nóng kéo dài gây hạn hán, cháy rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân.

Kể từ đầu năm 2022 đến nay, hơn 57.200 ha rừng tại Pháp đã bị “giặc lửa” thiêu rụi, nhiều gấp 6 lần mức trung bình cả năm từ trước tới nay. Nước Pháp đã ghi nhận tháng 7 là tháng khô hạn nhất trong hơn 60 năm qua, với lượng mưa chỉ 9,7 mm. Còn tại Tây Ban Nha, khô hạn kéo dài cũng khiến tháng 7 trở thành tháng nóng nhất kể từ năm 1961.

Theo Cơ quan Khí tượng của Tây Ban Nha, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 vừa qua cũng là thời kỳ khô hạn nhất được ghi nhận, với trữ lượng nước ở mức thấp nhất mọi thời đại. Chính phủ Hà Lan cũng chính thức tuyên bố tình trạng thiếu nước vào ngày 3/8 vừa qua. Anh phải ban bố cảnh báo nắng nóng màu hổ phách, tức là “nắng nóng cực đoan” sau khi nhiệt độ lên tới 40 độ C…

Chú thích ảnh
 Hồ chứa nước Cijara ở Extremadura, Tây Ban Nha, cạn khô do thiếu mưa. Ảnh: THX/TTXVN

Các đợt nắng nóng liên tiếp ập tới kể từ tháng 5/2022 đến nay và tình trạng thiếu mưa kéo dài đã dẫn đến hiện tượng đất đai ngày càng khô cằn. Theo dữ liệu mới vừa được Trung tâm Nghiên cứu Chung của EU (JRC) công bố, hơn một nửa châu Âu đang có nguy cơ hạn hán. Ngoài ra, 17% diện tích châu Âu đang trong tình trạng báo động đỏ, tức là ở mức độ thiếu nước trầm trọng. Tình trạng hạn hán thể hiện rõ ở Italy, Đông Nam và Tây Bắc nước Pháp, Đông Đức, Đông Âu, Nam Na Uy và các vùng rộng lớn của khu vực Balkan. Mặc dù đã có mưa ở một số khu vực trong tuần qua, song tình trạng hạn hán nói chung đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi JRC cập nhật kết quả lần cuối hồi tháng 7.

Đài Quan sát Hạn hán toàn cầu của Liên minh châu Âu (GDO) cho biết, dù lượng mưa gần đây (vào giữa tháng 8) có thể đã làm giảm bớt tình trạng hạn hán ở một số khu vực của châu Âu. Tuy nhiên, ở một số nơi, mưa lớn kèm theo các cơn giông đã gây thiệt hại và có thể hạn chế tác động có lợi mà lượng mưa mang lại. Các khu vực hứng chịu những đợt mưa bất thường trong 3 tháng qua bao gồm các vùng của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, miền nam nước Pháp, miền Trung nước Italy, Thụy Sĩ, miền Nam nước Đức và phần lớn lãnh thổ Ukraine.

Các nhà khoa học dự báo, lượng mưa bình thường sẽ được ghi nhận tại các khu vực của châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 song "có thể không đủ để phục hồi hoàn toàn từ mức thất thoát tích lũy trong hơn nửa năm nay". Các khu vực của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Croatia có thể tiếp tục trải qua điều kiện thời tiết "khô hơn so với bình thường" kéo dài cho đến tận tháng 11, trong khi thời tiết khô hạn ở dãy Alps thì có khả năng sẽ giảm bớt.

Chú thích ảnh
Người dân tránh nóng bên đài phun nước tại Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London, Anh. Ảnh: AFP/ TTXVN

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống

Nắng nóng, hạn hán đang tác động nghiêm trọng tới đời sống, kinh tế của châu Âu. Do mực nước ở các sông ngòi đang giảm mạnh và đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng  trên mức thông thường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng cũng như ngành nông nghiệp châu Âu. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chung của EU (JRC) dự báo sản lượng ngũ cốc, ngô, đậu nành và hoa hướng dương của EU thấp hơn 10% so với mức trung bình 5 năm qua.

Tại Italy, thời tiết cực đoan có khả năng làm giảm ít nhất 1/3 tổng sản lượng nông nghiệp của nước này. Chủ một trang trại trồng nho và ô-liu ở vùng Tuscany thuộc miền trung Italy dự báo, sản lượng nho năm nay sẽ giảm 20%, còn quả ô-liu sẽ nhỏ hơn và có vị đắng hơn. Các khu vực khác của châu Âu cũng chia sẻ nỗi lo chung về thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp Hungary cho biết, tổn thất về nông nghiệp của nước này từ đầu năm 2022 đến nay đã lớn gấp đôi tổng thiệt hại của 10 năm trước đó cộng lại. Để thích nghi với tình hình thời tiết cực đoan, một số nông dân của quốc gia Trung Âu này chuyển sang trồng các loại cây nhiệt đới như chuối và kiwi. Còn ở Slovenia, các trang trại không có hệ thống tưới tiêu có thể bị mất mùa hoàn toàn trong năm nay.

Chú thích ảnh
Một cánh đồng đậu tương bị khô hạn tại Sozzago, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Không chỉ khu vực châu Âu, những nơi khác trên thế giới cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ tình trạng hạn hán. Từ các khu vực trồng trọt quan trọng của nước Mỹ đến lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc, gây áp lực lên giá lương thực toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về nạn đói toàn cầu và triển vọng “hạ nhiệt” lạm phát. Hạn hán nghiêm trọng do nắng nóng kỷ lục hiện đã lan ra 50 tỉnh, thành Trung Quốc, đến cả Cao nguyên Tây Tạng-khu vực vốn thường xuyên lạnh giá.

Nắng nóng và hạn hán không chỉ khiến ngành nông nghiệp lao đao mà còn đẩy nhiều lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông vào cảnh khó khăn. Hạn hán còn gây ra hàng loạt hệ lụy như làm gián đoạn việc vận chuyển than ở Đức, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các cơ sở năng lượng hạt nhân ở Pháp, gây cháy rừng ở Anh, Tây Ban Nha... Nhiệt độ tăng cao khiến cơ sở hạ tầng bị hư hại, mặt đường bị nứt, đường ray biến dạng làm giao thông ở một số quốc gia như Anh, Hà Lan, Italy... ngưng trệ. Tình trạng thiếu nước cũng tác động tiêu cực đến ngành năng lượng bởi nước có vai trò quan trọng cho hoạt động sản xuất thủy điện. Thực trạng này đe dọa làm tăng giá điện của châu Âu, vốn đã ở mức cao kỷ lục.

Hạn hán kết hợp với nắng nóng khắc nghiệt có khả năng ảnh hưởng đến việc sản xuất điện từ các turbine gió, các công trình thủy điện, các nhà máy nhiệt điện than và lò phản ứng hạt nhân. Công suất của các nhà máy thủy điện buộc phải giảm do ảnh hưởng của hạn hán, trong khi gió yếu cũng gây khó khăn cho sản xuất điện gió.

Giới chuyên gia cho rằng, sự kết hợp của các yếu tố này có thể khiến các nước châu Âu chuyển sang sử dụng khí đốt nhiều hơn để bảo đảm nguồn cung điện, từ đó đẩy giá năng lượng tăng cao.

Nắng nóng còn tác động tới ngành du lịch của châu Âu, vốn vẫn đang vật lộn để phục hồi sau đại dịch COVID-19. Mặc dù mùa hè này được đánh giá là mùa du lịch lớn nhất châu Âu kể từ năm 2019, song thời tiết nắng nóng đang cản trở nhiều kế hoạch của du khách. Nhiều du khách đã phải trì hoãn chuyến đi hoặc thay đổi điểm đến.   

Nằm đối phó với hạn hán, hàng loạt biện pháp, trong đó có hạn chế tiêu thụ nước, được các quốc gia áp dụng để đối phó tình trạng thiếu nước trầm trọng. Nhưng đây chỉ là những biện pháp mang tính tạm thời. Giới chuyên gia cảnh báo, các vấn đề mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt sẽ xảy ra thường xuyên trong tương lai. Điều này đòi hỏi thế giới cần hành động nhanh chóng, quyết liệt hơn nữa khi thảm họa từ biến đổi khí hậu đang dồn dập “gõ cửa” mọi châu lục, trong đó có châu Âu-nơi lâu nay nổi tiếng với khí hậu mát mẻ, ôn hòa.

Giới chức các nước châu Âu kêu gọi khu vực nên vạch ra chiến lược lâu dài về quản lý nguồn nước và năng lượng. Người đứng đầu Cơ quan Môi trường Anh James Bevan nêu rõ, mùa hè khắc nghiệt năm nay là lời cảnh tỉnh cho nước Anh rằng cần chuẩn bị tốt hơn để ứng phó các loại hình thời tiết cực đoan, cũng như có chiến lược sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên nước. Về lâu dài, các chính phủ cần tập trung chống biến đổi khí hậu một cách quyết liệt bởi đây là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự thay đổi vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Trong bối cảnh nhân loại tiếp tục gánh chịu những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, rất cần tiếp tục có những hành động ở cấp toàn cầu, giảm khí thải về mức trung hòa để cứu vãn tình hình.

Phước An (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có khả năng đối mặt với nắng nóng khốc liệt trong năm 2025

Việt Nam có khả năng đối mặt với nắng nóng khốc liệt trong năm 2025

Sáng 18/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Thời tiết ngày 18/12: Bắc Bộ đêm và sáng trời rét, Trung Bộ có mưa to

Thời tiết ngày 18/12: Bắc Bộ đêm và sáng trời rét, Trung Bộ có mưa to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 18/12, không khí lạnh tiếp tục chi phối các khu vực trên cả nước.

Thời tiết 15/12: Bắc Bộ và Hà Nội rét đậm rét hại, nhiệt độ phổ biến 10-13 độ C

Thời tiết 15/12: Bắc Bộ và Hà Nội rét đậm rét hại, nhiệt độ phổ biến 10-13 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong sáng sớm và ngày 15/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và ảnh hưởng đến các nơi khác ở khu vực Nam Trung Bộ.

Thời tiết ngày 13/12: Thủ đô Hà Nội rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C

Thời tiết ngày 13/12: Thủ đô Hà Nội rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Bắc của khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.

Thời tiết đêm 8/12: Vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, có nơi dưới 10 độ C

Thời tiết đêm 8/12: Vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, có nơi dưới 10 độ C

Khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.

Thời tiết ngày 8/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét

Thời tiết ngày 8/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

Thời tiết ngày 6/12: Bắc Bộ mưa rải rác, trời chuyển lạnh

Thời tiết ngày 6/12: Bắc Bộ mưa rải rác, trời chuyển lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 6/12, bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục tiến gần đến biên giới nước ta.

Thời tiết ngày 1/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Thời tiết ngày 1/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 1/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào, dông.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.