Năm nay bỏ học ít hơn các năm trước?
Tin hôm qua 15/3 cho hay,
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa ký công văn gửi lãnh đạo các tỉnh
để “đính chính” về tình trạng học sinh bỏ học, khác với những gì báo chí đã
phản ánh trước đây.
Năm nay học sinh bỏ học ít
hơn các trăm trước! Trong công văn đề gửi Bí thư, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch
UBND các tỉnh, thành phố, tân Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nêu rõ:
“Trong thời gian gần đây, một số tờ báo đã đăng tin, bài và bình luận về việc
học sinh bỏ học trong học kỳ I năm học 2007-2008. Nhưng cách đưa tin của một số
báo về việc học sinh bỏ học đã không phản ánh đúng thực tế”.
Học sinh đang trong giờ kiểm tra
Và theo Bộ GD&ĐT thì
“sự thật” tình trạng học sinh bỏ học đang giảm trong hai năm gần đây. Đặc biệt,
giảm mạnh trong năm học 2007-2008 này. Cụ thể, số liệu học sinh phổ thông bỏ
học trong học kỳ I của năm học 2007-2008 là 119.194 học sinh. Trong đó, học
sinh Tiểu học là 12.966 học sinh, còn số học sinh THCS và THPT bỏ học là
106.228 học sinh. Bộ GD&ĐT cho rằng số lượng học sinh bỏ học như vậy là
giảm nhiều so với những năm trước.
Bộ GD&ĐT thông báo,
trước khi triển khai cuộc vận động “Hai không”, bình quân 1.000 em đi học thì
có khoảng 60- 70 em bỏ học, nhưng sau 1 năm thực hiện cuộc vận động chỉ còn 20
em bỏ học và học kỳ I năm học 2007-2008 bình quân 1.000 em đi học chỉ có 12 em
bỏ học. Ở cấp Tiểu học, trong 4 năm từ năm học 2003-2004 đến năm học 2006- 2007
số học sinh bỏ học chưa có thay đổi đáng kể, nhưng bước vào học kỳ I năm học
2007-2008 số học sinh bỏ học đã giảm rất mạnh, trong khi các năm trước, bình
quân 1.000 em đi học thì có khoảng 20-30 em bỏ học, thì học kỳ I năm học
2007-2008 bình quân 1.000 em đi học chỉ còn 2 em bỏ học.
Tuy nhiên, hiện tượng học
sinh bỏ học sau Tết Nguyên đán, tức là thuộc học kỳ II của năm học này như một
số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh thì chưa thấy Bộ GD&ĐT đưa ra
số liệu. Khảo sát toàn bộ chương trình và SGK phổ thông Thứ trưởng Nguyễn Vinh
Hiển.
Bộ GD&ĐT sẽ phân công
các đồng chí lãnh đạo Bộ và các đơn vị chức năng của Bộ làm việc với 6 tỉnh có
tỉ lệ học sinh bỏ học cao nhất (ở cấp Tiểu học) và 19 tỉnh (ở cấp THCS và THPT)
từ nay tới 15/4/2008 để cùng phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục việc
học sinh bỏ học. vừa ký công văn yêu cầu các địa phương tổ chức đánh giá chương
trình, SGK phổ thông. Công văn này khẳng định: “Từ kết quả đánh giá, Bộ
GD&ĐT sẽ xem xét để tiếp tục hoàn thiện CT-SGK nhằm thực hiện có hiệu quả mục
tiêu của giáo dục phổ thông”.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu
việc đánh giá phải khách quan, khoa học, chính xác trên cơ sở nghiên cứu sâu
sắc toàn diện nội dung CT-SGK và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy của
giáo viên và việc học tập của học sinh ở các vùng miền khác nhau trong cả nước
trong thời gian qua. Phải đặt trong bối cảnh của cả nước và cả quá trình thực
hiện CT-SGK (mỗi bộ CT-SGK phổ thông ban hành sẽ áp dụng trong nhiều năm), khi
đánh giá có tính đến đặc điểm của giai đoạn ban đầu trong quá trình thực hiện
CT-SGK.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu việc đánh giá CT-SGK phải qua nhiều khâu. Trước hết phải lấy ý kiến của tất cả giáo viên đối với CT-SGK từng môn của các lớp trong cả cấp học, tổng hợp báo cáo với nhà trường. Bên cạnh đó phải lấy ý kiến của học sinh, cha mẹ học sinh. Tiếp đó phải tổ chức Hội thảo cấp trường. Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT lập kế hoạch tổ chức thực hiện đánh giá gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 20/3/2008. Bộ GD&ĐT sẽ cử các tổ công tác đến dự với từng địa phương. Kết quả cuối cùng phải gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 15/4/2008.
Nguyễn Mỹ