MU sắp bước vào kỷ nguyên Ruben Amorim, 11 năm lạc lối liệu có thể chấm dứt?

Ngày 8/5/2013, Sir Alex Ferguson tuyên bố nghỉ hưu, kết thúc 27 năm gắn bó với MU. Từ đó đến nay, Quỷ đỏ đã trải qua 11 năm lạc lối. Liệu kỷ nguyên mới mang tên Ruben Amorim có mang đến sự tươi sáng?
22/11/2024 15:00
Nguyễn Tuấn Huy

Ngày 8/5/2013, Sir Alex Ferguson tuyên bố nghỉ hưu, kết thúc 27 năm gắn bó với MU. Từ đó đến nay, Quỷ đỏ đã trải qua 11 năm lạc lối. Liệu kỷ nguyên mới mang tên Ruben Amorim có mang đến sự tươi sáng?

Mười một năm đã trôi qua. Mười một năm lạc lối của Quỷ Đỏ. Trong mười một năm dài đằng đẵng đó, đội chủ sân Old Trafford không có danh hiệu Premier League nào, có 1 Cúp FA vào mùa giải 2015-2016 dưới thời Louis van Gaal, 1 Europa League vào mùa giải 2016-2017 dưới thời José Mourinho, hai League Cup vào mùa 2016-2017 (dưới thời Mourinho) và mùa 2022-2023 (dưới thời Erik ten Hag). Ngoài ra còn có hai Community Shield vào năm 2013, 2016. Quá ít ỏi! Nên nhớ, trong 11 năm đó, đối thủ cùng thành phố Manchester City đã có thêm 7 danh hiệu Premier League!

MU sắp bước vào kỷ nguyên Ruben Amorim, 11 năm lạc lối liệu có thể chấm dứt? - Ảnh 1.

MU hậu SirAlex đã trải qua 11 năm lạc lối

Vì đâu nên nỗi? Nguyên nhân nào khiến MU sa sút không phanh?

Thứ nhất là sự bất ổn của lãnh đạo MU

Nhà Glazer, chủ sở hữu người Mỹ của MU, vướng vào nhiều tranh cãi khi đặt mục tiêu lợi nhuận cao hơn thành tích thể thao.

Việc những ông chủ người Mỹ mua lại câu lạc bộ với khoản nợ khổng lồ lên tới 600 triệu Bảng Anh đã rút đi đáng kể nguồn lực từ các hoạt động bóng đá. Nhà Glazer cũng đã tự trả cổ tức cho mình từ câu lạc bộ và một số Fan của Quỷ Đỏ cho rằng đó là điều không thể chấp chận được.

Sân Old Trafford, biểu tượng lâu đời của câu lạc bộ, xuống cấp trầm trọng. Sân bị dột, ngập nước, mái sân bị sập một phần và bị chuột phá! Thật cám cảnh!

Tháng 12 năm 2023, Sir Jim Ratcliffe mua lại 25% cổ phần của MU với giá 1,25 tỷ Bảng Anh từ nhà Glazer. Tỷ phú người Anh và các đồng sở hữu mới INEOS dự định sẽ tái cấu trúc tổng thể câu lạc bộ thành Manchester và các Fan của Quỷ Đỏ hy vọng những năm tháng tươi đẹp sẽ trở lại.

Đầu tiên, Sir Jim Ratcliffe thuyết phục thành công Omar Berrada rời khỏi vị trí giám đốc điều hành Manchester City để trở thành tân giám đốc điều hành (CEO) mới của đội chủ sân Old Trafford. Đây được coi là một cuộc đảo chính lớn khi CEO người Tây Ban Nha được coi là trung tâm trong quá trình đưa Man City trở thành câu lạc bộ thống trị Premier League.

Sau đó, Ban Lãnh Đạo MU bổ nhiệm Jason Wilcox, cựu giám đốc bóng đá của Southampton, làm giám đốc kỹ thuật. Trước khi làm cho Southampton, Wilcox có 11 năm làm đào tạo trẻ và là giám đốc học viện của Man City. Lại một nhân vật nữa đến từ kình địch cùng thành phố!

Thứ hai, MU thay HLV quá nhiều

Đội chủ sân Old Trafford thiếu một tầm nhìn dài hạn cho đội bóng. Kể từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, 6 HLV (David Moyes, Louis van Gaal, José Mourinho, Ole Gunnar Solskjær, Ralf Rangnick và Erik ten Hag) đến rồi đi nhưng MU vẫn không có được thêm danh hiệu Premier League nào.

Vần Đề Nhà Vua Vĩ Đại luôn hiện hữu. Trong lịch sử, có những vị Vua trị vì một quốc gia nào đó với khả năng lãnh đạo và năng lượng tuyệt vời, tác động đến mọi lĩnh vực để đưa đất nước bước vào thời hoàng kim. Sau đó, vị Vua đó qua đời hoặc bị tước quyền lực. Không có ai khác có thể làm tốt như vị Vua đó đã làm. Và quốc gia đó chìm vào suy thoái.

Sir Alex Ferguson là một vị Vua Vĩ Đại ở sân Old Trafford. Ông can thiệp vào mọi thứ, từ tuyển dụng cầu thủ, chọn đội hình, mọi thứ đều răm rắp theo lời ông. MU gặt hái được nhiều thành công và thống trị bóng đá Anh trong hai thập kỷ vì Sir Alex Ferguson là một người làm việc chăm chỉ, một người lãnh đạo tài giỏi và đã gắn bó lâu dài với câu lạc bộ.

Khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, không ai có thể tiếp quản những gì ông để lại.

Hầu hết những câu lạc bộ thành công ngày nay không vận hành theo cách một người làm tất ăn cả nữa. Quá trình ra quyết định được phân bổ cho nhiều người. Những huần luyện viên thành công nhất hiện nay như Pep Guardiola ở Man City, Jürgen Klopp trước đây và Arne Slot hiện nay ở Liverppol cũng không nắm quyền lực tuyệt đối như Ferguson đã từng nắm. Họ tập trung vào quản lý đội hình hàng tuần trong khi những người khác xác định chính sách tuyển dụng và chuyển nhượng hay điều hành học viện đào tạo trẻ và làm những việc khác để hoàn thành tầm nhìn dài hạn của câu lạc bộ. Không giống như Ferguson, những huấn luyện viên này không ở lại đủ lâu để quan tâm đến mục tiêu dài hạn và cũng không đủ giỏi để điều hành mọi khía cạnh của câu lạc bộ.

MU sắp bước vào kỷ nguyên Ruben Amorim, 11 năm lạc lối liệu có thể chấm dứt? - Ảnh 2.

Thành tích các HLV hậu Sir Alex

Vậy là MU cứ mỏi mòn đi tìm một Sir Alex Ferguson khác. Tìm hoài, tìm mãi mà chẳng thấy!

Louis van Gaal và José Mourinho giỏi thật đấy, nhiều kinh nghiệm thật đấy nhưng còn lâu mới so được với Sir Alex Ferguson. Ole Gunnar Solskjær mang trong mình dòng máu Quỷ Đỏ nhưng vẫn còn non và không được trao cơ hội làm việc dài hạn. Ralf Rangnick chỉ là huấn luyện viên tạm quyền trong thời gian ngắn. Erik ten Hag thì quá tệ còn David Moyes được Sir Alex Ferguson chọn làm người kế vị đơn giản vì ông này là đồng hương chứ hoàn toàn không đủ tầm, không làm chủ được phòng thay đồ ở sân Old Trafford.

Cuối tuần này, tân huấn luyện viên Ruben Amorim sẽ chính thức ra mắt câu lạc bộ. Huấn luyện viên người Bồ Đào Nha có thành công hay không vẫn còn là dấu hỏi?

Thứ ba, chính sách chuyển nhượng sai lầm

Quá nhiều những bản hợp đồng thất bại. Ángel Di María có thể đá rất hay ở Real Madrid hay đội tuyển Argentina nhưng về MU không thể phù hợp với hệ thống của Louis van Gaal và anh cũng không thể thích nghi với thứ bóng đá giàu thể lực ở Premier League. Alexis Sánchez lương quá cao nhưng chơi quá tệ, không hay như khi chơi cho Arsenal.

Romelu Lukaku, Paul Pogba, Donny van de Beek, Harry Maguire, Memphis Depay, Radamel Falcao, Bastian Schweinsteiger đều là những bản hợp đồng thất bại. Gần đây là trường hợp của Jadon Sancho, Casemiro và đặc biệt là Antony, một cầu thủ chạy cánh giá 100 triệu EURO mua về chỉ để … xoay compa!

Ngay cả việc chiêu mộ lại Cristiano Ronaldo của MU, có thể coi là thành công với cá nhân CR7 nhưng xét về khía cạnh tập thể đội bóng là một thất bại. 

Tiêu hơn 1 tỷ Bảng từ năm 2013 nhưng những gì đội chủ sân Old Trafford nhận được chỉ là trái đắng. Mua cầu thủ với giá trên trời, lương cao ngất ngưởng nhưng đá thì dở tệ. MU thiếu một chiến lược tuyển dụng thống nhất dẫn tới việc không có cầu thủ phù hợp với những phong cách huấn luyện khác nhau.

Thứ tư, sai lầm trong công tác đào tạo trẻ

MU có truyền thống trong công tác đào tạo trẻ nhưng trọng tâm đã chuyển sang các bản hợp đồng lớn, gạt sang một bên những tài năng trẻ nhiều triển vọng.

Marcus Rashford đầy tài năng nhưng mãi không vươn tầm, có dấu hiệu kém đi và không được gọi lên đội tuyển Anh. Mason Greenwood chưa có đủ tài đã có tật, vướng vào những vấn đề ngoài sân cỏ.

Nếu so với Man City hay Arsenal, Liverpool, MU rất thiếu tài năng trẻ. Xưa Sir Alex Ferguson có một lứa trẻ đầy tài năng do câu lạc bộ đào tạo: Anh em nhà Neville, David Beckham, Paul Scholes, Nicky Butt. Nay, trong đội hình Quỷ Đỏ hiện tại, duy nhất có Kobbie Mainoo là tài năng trẻ thực sự, được đào tạo ở học viện bóng đá của MU.

MU sắp bước vào kỷ nguyên Ruben Amorim, 11 năm lạc lối liệu có thể chấm dứt? - Ảnh 3.

Rashford có dấu hiệu thui chột tài năng

Thứ năm, thất bại trong việc thay thế những lãnh đạo chủ chốt

MU đã vật lộn trong nhiều năm mà không thể tìm ra những nhà lãnh đạo phòng thay đồ như Roy Keane, Ryan Giggs, Paul Scholes hay Nemanja Vidic. Việc thiếu những nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm trên sân đã làm hại đội bóng ở những thời khắc sinh tử.

Đội trưởng gần đây, Harry Maguire, có phong độ phập phù, hay mắc lỗi cá nhân và không có khả năng tập hợp đội bóng trong những thời điểm khó khăn. Đội trưởng hiện tại, Bruno Fernandes, có phong độ thấp mùa giải năm ngoái và những trận đầu mùa này. Tiền vệ người Bồ Đào Nha hay phản ứng trọng tài và hay có những thể hiện cảm xúc thái quá trong trận đấu. Những hành vi như vậy không có lợi cho đội bóng.

Thứ sáu, lối chơi không nhất quán

Các huấn luyện viên sau có lối chơi khác hẳn huấn luyện viên trước, ngăn cản đội hình phát triển một cách nhất quán. Ví dụ Van Gaal xây dựng lối chơi ưu tiên kiểm soát bóng trong khi Mourinho lại chủ trương chơi phòng ngự thực dụng.

Đội hình thường rời rạc, tính liên kết kém do các cầu thủ phù hợp với những hệ thống chiến thuật khác nhau.

Nhìn sang gã hàng xóm ồn ào Man City, từ khi Pep Guardiola tới 8 năm trước, lối chơi của Đương Kim Vô Địch Premier League luôn nhất quán. Jürgen Klopp ở Liverpool trước đây hay Mikel Arteta ở Arsenal hiện tại đã xây dựng được cho đội bóng một lối chơi rõ nét, xem rất sướng mắt. Còn xem MU dưới thời Erik ten Hag đá rất chán, lối chơi không rõ, lên bóng rất rối rắm.

MU sắp bước vào kỷ nguyên Ruben Amorim, 11 năm lạc lối liệu có thể chấm dứt? - Ảnh 4.

Lối chơi MU dưới thời Ten Hag không nhất quán

Thứ bảy, MU đã thất bại trong việc hiện đại hoá cấu trúc CLB

Không giống như các đối thủ cạnh tranh như Manchester City hay Liverpool, MU đã không áp dụng được cấu trúc câu lạc bộ bóng đá hiện đại.

Việc thiếu một giám đốc bóng đá trong nhiều năm đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong tuyển dụng và xây dựng đội bóng.

Trước đây, việc ra quyết định thường tập trung vào Ed Woodward, Phó Chủ Tịch kiêm Giám Đốc Điều Hành câu lạc bộ, người có chuyên môn về các hợp đồng thương mại chứ không phải bóng đá.

Man City mua cầu thủ về, đa số đều thành công. Có thể kể đến Bernardo Silva, Rúben Dias, Joško Gvardiol hay thậm chí Jérémy Doku. Bernardo Silva, Rúben Dias, Doku hay Foden chơi ở câu lạc bộ hay hơn khi chơi cho đội tuyển quốc gia. Trong khi đó, MU mua cầu thủ với giá trên trời và nhiều bản hợp đồng thất bại. Đem cầu thủ đó cho đội khác mượn thì lại toả sáng. Điển hình là trường hợp của Jadon Sancho.

Hy vọng, với cách làm mới của Sir Jim Ratcliffe, sử dụng chính bộ sậu của kình địch Man City, MU sẽ tái cấu trúc thành công.

Thứ tám, MU quá trọng tình nghĩa

Khi đội chủ sân Old Trafford chiêu mộ lại Cristiano Ronaldo vào năm 2021, siêu sao người Bồ Đào Nha đã 36 tuổi và không còn ở đỉnh cao phong độ. Trung vệ Jonny Evans đã rời MU từ năm 2016, đã chuyển sang chơi cho những đội bóng yếu như West Brom hay Leicester City. Thế mà năm 2023, Evans trở lại chơi cho MU khi đã 35 tuổi và hiện tại vẫn có trận đá chính!

Các đội bóng lớn khác không tình nghĩa như thế.

Sergio Agüero là người ghi bàn thắng quyết định vào phút bù giờ trong trận gặp Queens Park Rangers mang về chức Vô Địch Premier League đầu tiên cho Man City vào năm 2012. Tiền đạo người Argentina là một công thần, một biểu tượng của sân Etihad. Thế mà vào năm 2021, khi Agüero bị chấn thương và xuống phong độ, Man City ngay lập tức bán anh sang Barcelona. Y như rằng, anh không thể chơi bóng được nữa và phải tuyên bố giải nghệ ngay năm đó.

Casemiro vừa Vô Địch UEFA Champions League mùa giải 2021-2022 và mới có 30 tuổi vào năm đó. Thế mà Real Madrid thẳng thừng bán anh khi còn được giá. Đội mua về Casemiro chính là MU và tiền vệ người Brazil không bao giờ lấy lại được phong độ đỉnh cao như khi còn chơi cho đội bóng Hoàng Gia Tây Ban Nha. Hay gần đây, Real Madrid thiếu hụt trầm trọng trung vệ do có nhiều ca chấn thương. Thế nhưng, Los Blancos đã từ chối dứt khoát khi công thần Sergio Ramos, năm nay đã 38 tuổi, ngỏ ý trở lại.

MU sắp bước vào kỷ nguyên Ruben Amorim, 11 năm lạc lối liệu có thể chấm dứt? - Ảnh 5.

Evans từng đối đầu Ruben Amorim hồi còn là cầu thủ

Thế đấy! Bóng đá đỉnh cao làm gì có chỗ cho tình nghĩa. Chỉ có quyền lợi của câu lạc bộ và thành tích thể thao là trên hết!

Tóm lại, MU đã sa sút không phanh sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu do sự bất ổn trong lãnh đạo, chính sách chuyển nhượng sai lầm và không hiện đại hoá cấu trúc câu lạc bộ. Quỷ Đỏ phải thiết lập một tầm nhìn dài hạn rõ ràng để lấy lại vị thế đội bóng lớn.

Sẽ phải mất nhiều năm nữa để MU trở lại với thời hoàng kim xưa.

Tin cùng chuyên mục

Tottenham công bố hợp tác cùng Squid Game, người hâm mộ phản đối dữ dội

Tottenham công bố hợp tác cùng Squid Game, người hâm mộ phản đối dữ dội

Thông báo hợp tác quảng bá cho bộ phim Squid Game mùa hai của câu lạc bộ Tottenham đã vấp phải phản ứng dữ dội từ người hâm mộ.

Nhận định, soi tỷ lệ Chelsea vs Shamrock Rovers 03h00 ngày 20/1, cúp C3 châu Âu

Nhận định, soi tỷ lệ Chelsea vs Shamrock Rovers 03h00 ngày 20/1, cúp C3 châu Âu

Nhận định, soi tỷ lệ Chelsea vs Shamrock Rovers 03h00 ngày 20/12. Dự đoán kết quả, đội hình dự kiến, nhận định chuyên gia trận đấu giữa Chelsea và Shamrock Rovers thuộc vòng bảng Conference League.

Nhận định, soi tỷ lệ Tottenham vs Man United 3h00 ngày 20/12, vòng tứ kết Cúp Liên đoàn Anh

Nhận định, soi tỷ lệ Tottenham vs Man United 3h00 ngày 20/12, vòng tứ kết Cúp Liên đoàn Anh

Nhận định, soi tỷ lệ Tottenham vs Man United 3h00 ngày 20/12. Dự đoán kết quả, đội hình dự kiến, nhận định chuyên gia trận Tottenham vs Man United thuộc vòng tứ kết Cúp Liên đoàn Anh.

Lộ những bến đỗ hoàn hảo cho Rashford khi rời MU, có cả những CLB đình đám của châu Âu

Lộ những bến đỗ hoàn hảo cho Rashford khi rời MU, có cả những CLB đình đám của châu Âu

Marcus Rashford, cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của MU, đã khiến người hâm mộ bất ngờ với tuyên bố "sẵn sàng đón nhận thử thách mới", giữa lúc tương lai của anh ở Old Trafford đang là một dấu hỏi.

Newcastle vs Brentford: Cơ hội chia đều

Newcastle vs Brentford: Cơ hội chia đều

Newcastle sẽ tiếp đón Brentford trên sân nhà St James' Park trong khuôn khổ tứ kết Carabao Cup 2024-25. Đây là trận đấu được chờ đợi khi cả hai đội đều nuôi hy vọng tiến gần hơn đến ngôi vô địch giải đấu.

Liverpool có thực sự cần Cúp Liên đoàn?

Liverpool có thực sự cần Cúp Liên đoàn?

Mỗi khi các ông lớn xung trận ở Cúp Liên đoàn, những câu hỏi về họ không phải nằm ở việc gặp đối thủ nào mà là thái độ với đấu trường kém danh giá nhất nước Anh này ra sao. Liverpool của Arne Slot cũng chẳng phải ngoại lệ.

Arteta cần trao cho Saka nhiều tự do hơn

Arteta cần trao cho Saka nhiều tự do hơn

Trong lần xuất hiện gần đây trên podcast của Rio Ferdinand, tiền vệ Jorginho tiết lộ rằng anh từng nói với Bukayo Saka rằng anh muốn thấy cầu thủ này giành Quả bóng Vàng.

Mykhailo Mudryk dương tính với doping: Nỗi thất vọng tràn trề ở Stamford Bridge

Mykhailo Mudryk dương tính với doping: Nỗi thất vọng tràn trề ở Stamford Bridge

Khi Mykhailo Mudryk gia nhập Chelsea, cả đội đều coi đây là một chiến thắng lớn. Nhưng gần 2 năm sau khi anh gia nhập từ Shakhtar Donetsk, bầu không khí lạc quan ban đầu đã nhường chỗ cho những nỗi thất vọng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.