Một số địa phương bắt đầu thực hiện chi trả hỗ trợ cho lao động tự do
Theo tổng hợp mới nhất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến ngàỵ 15/7, hầu hết các địa phương đã thành lập ban chỉ đạo và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP. Các địa phương đều thực hiện đơn giản hóa, rút ngắn quy trình, thủ tục xác định các nhóm đối tượng được hồ trợ để bảo đảm kinh phí hỗ trợ đến tay người dân gặp khó khăn một cách nhanh nhất.
Đến nay, 17 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, bao gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ và Cà Mau. Các địa phương khác đang hoàn thiện văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố phê duyệt.
Một số địa phương đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác và tổ thẩm định để triển khai thực hiện. Đặc biệt, một số địa phương đã bắt đầu thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng lao động tự do và đặc thù.
Từ ngày 8/7, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai việc chi trả hồ trợ cho người lao động tự do theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND về một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch COVID-19 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất hướng dẫn hỗ trợ lao động tự do để tránh đùn đẩy trách nhiệm
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến thành phố thực hiện hỗ trợ 225.561 người lao động tự do, với tống kinh phí khoảng trên 338,3 tỷ đồng (chưa ước tính kinh phí hỗ trợ các nhóm đối tượng khác theo Nghị quyết số 68/NQ-CP). Tính đến 12 giờ ngày 15/7, có 171.639 người lao động, chiếm 76,09% tổng số người lao động tự do đã được nhận hỗ trợ với tổng kinh phí là 257,45 tỷ đồng.
Để thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19, các tỉnh Đồng Nai, Trà Vinh và thành phố Đà Nẵng xác định người lao động tự do là người có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025 và làm một số công việc như: Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, thợ hồ, vận chuyến hàng hóa; lái xe mô tô hai bánh chở khách (xe ôm truyền thông), xe lôi đạp, lái xe công nghệ hai bánh; bán lẻ vé số lưu động, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điếm cố định; người giữ trẻ gia đình, bảo mẫu nhóm trẻ; lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non tư thục; lao động giúp việc gia đình; thuyền viên phục vụ tàu du lịch, các tuyến xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ; tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: ăn uống, lưu trú, du lịch, cơ sở làm đẹp, các điếm kinh doanh dịch vụ tại các bãi tắm; lao động làm việc tại các cơ sở dịch vụ phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh từ ngày 1/5.
Ngoài ra, tỉnh Trà Vinh dự kiến hỗ trợ 7.131 người bán lẻ vé xổ số từ nguồn kinh phí của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Trà Vinh với mức 60.000 đồng/người/ngày trong 15 ngày kể từ ngày 9/7. Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến 6,4 tỷ đồng.
Thành phố Đà Nẵng dự kiến sử dụng tổng kinh phí trên 92,86 tỷ đồng để hỗ trợ cho 90.646 đối tượng gồm: 1.387 người có công (1,387 tỷ đồng); 4.289 đối tượng bảo trợ xã hội (4,289 tỷ đồng), 34.582 người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn thành phố không còn sức lao động (17,291 tỷ đồng), 29.018 người lao động tự do (43,527 tỷ đồng), 4.687 hướng dẫn viên du lịch (1,388 tỷ đồng), 256 hộ kinh doanh tại chợ đêm (768 triệu đồng)./.
Theo Vietnam+