Mời bạn dự sinh nhật nhưng không ai đến, mẹ hỏi ra mới biết con bị cô lập ở lớp vì lý do bất ngờ
Nguyên nhân dẫn đến tình cảnh nam sinh này bị cô lập ở lớp là lỗi sai mà nhiều người cũng mắc phải.
Tuấn Khải (18 tuổi) là một học sinh lớp 12 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học khốc liệt sắp tới nên Tuấn Khải cả ngày chỉ vào sách vở. Thậm chí, đến cả ngày sinh nhật tuổi 18 của mình cậu còn chẳng màng đến nữa, chỉ có bố mẹ của nam sinh vẫn nhớ về cột dấu mốc quan trọng này của con.
Ngay từ đầu cha mẹ Tuấn Khải dự định sẽ không tổ chức sinh nhật quá hoành tráng, chỉ là một bữa ăn nho nhỏ với bạn bè của con. Gần đến ngày sinh nhật, Tuấn Khải ngồi liệt kê toàn bộ những người mình sẽ mời, tính đi tính lại Tuấn Khải chẳng có quá nhiều bạn, cố gắng lắm mời tìm ra được 5 cái tên nhưng thật ra họ cũng chẳng thân nhau lắm, chỉ là khấm khá hơn so với những mối quan hệ khác trong lớp.
Nam sinh nghĩ: "Dù mối quan hệ của bản thân với mọi người không quá tốt nhưng chí ít cũng phải 1-2 người đến, vậy là đủ rồi". Tuy nhiên, nằm ngoài dự tính, không một ai đến tham dự lễ sinh nhật của Tuấn Khải. Thay vào đó họ sẽ gửi quà và lấy lý do bận để khỏi phải đến tham dự. Bữa tiệc sinh nhật tưởng sẽ rất náo nhiệt, cuối cùng chỉ có mỗi Tuấn Khải và bố mẹ khiến nam sinh cúi gằm xuống đầy tủi thân.
Mẹ cậu cảm thầy có điều gì đó đã xảy ra với con mình, nhưng vì hôm đó là sinh nhật nên người mẹ đành làm ngơ và nói: "Thôi cả nhà ăn đi, chắc các bạn bận vì cuối cấp mà, gửi quà là vui lắm rồi".
Sau bữa cơm, mẹ của Tuấn đã ngay lập tức vào phòng riêng, gọi một cuộc điện thoại đến phụ huynh của Bảo Bảo - lớp trưởng của lớp Tuấn Khải đang theo học, đồng thời cũng là nam sinh được mời tham gia buổi sinh nhật hôm nay, để được nói chuyện với Bảo Bảo về những vấn đề mà con trai mình đang gặp phải.
Lớp trưởng nói: "Tuấn Khải ở lớp bị các bạn cô lập cô ạ, thật ra chính bạn ấy đang tách biệt với lớp thì đúng hơn. Tuấn Khải luôn chỉ biết nghĩ đến mình, đến mức có những phát ngôn và hành vi khiến người khác bị tổn thương như: 'Tớ không quan tâm vấn đề của cậu', 'Đấy là việc của cậu chứ'... Và khi làm sai, cậu ấy cũng không xin lỗi chân thành. Từ đó không còn ai muốn chơi với Tuấn Khải nữa".
Những hành động lời nói của Tuấn Khải đang thể hiện nam sinh là một người có EQ thấp. Mà mọi người đã biết, EQ là một "chất kết dính" các mối quan hệ gần hơn với nhau, việc nam sinh có những phát ngôn thiếu tinh tế với bạn bè xung quanh đã xóa bỏ chất kết dính đó và khiến mối quan hệ của cậu với mọi người ngày càng một trầm trọng hơn.
Đôi khi chỉ vì những bộc phát cá nhân, chỉ vì coi bản thân là cá tính mà đã có những lời nói, hành động khiến đối phương bị tổn thương. "Đừng nói những điều bạn không thực sự muốn nói và không thể chứng minh bằng hành động. Những lời bạn nói rất quan trọng. Suy cho cùng, trí tuệ cảm xúc luôn phụ thuộc vào ngữ cảnh và liên quan đến các yếu tố khác", Tamaryn - một chuyên gia từng nói về cách xây dựng mối quan hệ.
Vậy nên, khi bạn làm việc với ai đó, không có giải pháp nào là "dĩ hòa vi quý" với tất cả mọi người. Con người rất phức tạp và cảm xúc của con người cũng như vậy. Giải pháp tốt nhất luôn dựa trên việc hiểu người đó, hoàn cảnh và tình huống.
Dưới đây là một số cụm từ chứng tỏ EQ thấp, nhiều câu trong số này Tuấn Khải đã sử dụng.
1. "Tôi không có thời gian cho việc này"/ "Tôi không quan tâm"/ "Đi thẳng vào vấn đề đi".
"Những câu nói kiểu này mang tính bác bỏ thể hiện sự thiếu đồng cảm. Họ thể hiện ra rằng họ hoàn toàn không hề nỗ lực để thấu hiểu người khác. Khi bạn thể hiện dấu hiệu bản thân không quan tâm đến những điều đối phương đang nhắc đến, đồng nghĩa với việc bạn đang nói với họ rằng bạn không quan tâm đến họ", De Kock nói.
Tuấn Khải cũng thường xuyên sử dụng những câu nói này trong lớp học. Khi được bạn bè nhờ vả một điều gì đó, nam sinh thường nói một câu cộc lốc rằng: "Tớ không có thời gian để làm việc này đâu nhé, tớ còn bận học". Chính những câu nói lạnh nhạt đó của Tuấn Khải khiến mối quan hệ bạn bè bị xa cách, không ai dám nhờ nam sinh điều gì nữa và điều đó cũng đồng nghĩa với việc Tuấn Khải nhờ ai cũng không nhận lại được lời phản hồi.
Đến độ một lần đến phiên Tuấn Khải trực nhật nhưng cậu lại bị đau đầu nhẹ, lúc đó cậu có nhờ mọi người trong lớp lau bảng hộ nhưng không một ai giúp đỡ cậu cả.
2. Phản hồi kiểu "bánh mì sandwich"
Hiện nay, có nhiều người sử dụng phương pháp "bánh mì sandwich" để đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng. Tương tự với một chiếc bánh mì kẹp thịt, khi sử dụng phương pháp sandwich, chúng ta sẽ để nội dung phê bình vào giữa những điểm tích cực và sự khích lệ dành cho đối phương. Dù được nhiều người áp dụng nhưng phương pháp này lại "lợi bất cập hại" và nó tiết lộ chỉ số EQ thấp của người sử dụng nó
De Kock nói: "Điều này không hiệu quả. Mọi người thường mạnh mẽ hơn những gì bạn phản hồi cho họ. Họ không cần những 'mồi nhử' cho những phản hồi mang tính tiêu cực. Phản hồi tích cực không có tác động gì vì chúng ta có xu hướng tập trung vào phản hồi tiêu cực hơn. Những lời chỉ trích mang tính xây dựng vì thế mà thường bị suy yếu do không được phản hồi một cách rõ ràng, thẳng thắn".
3. Sử dụng những cụm từ kiểm soát
Những người có EQ cao thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao thông qua ngôn ngữ họ sử dụng. Mặt khác, những người thiếu kỹ năng đó lại có xu hướng phát ngôn mang ý nghĩa kiểm soát và bộc lộ sự thiếu tin tưởng.
De Kock nói rằng việc sử dụng các cụm từ như "Tôi tin tưởng bạn", "Tôi đánh giá cao bạn" và "Tôi quan tâm đến bạn" - có thể giúp thúc đẩy sự an toàn về tâm lý và thể hiện trí tuệ cảm xúc tuyệt vời.
Bà chia sẻ: "Đây là những câu nói tuyệt vời có thể giúp xác nhận hoặc củng cố cảm giác an toàn về mặt tâm lý nhưng chúng chỉ hiệu quả nếu đã có sẵn sàng tiếp nhận. Nhưng chỉ lời nói thôi là chưa đủ. Những câu nói này phải liên tục được theo sau bởi những lời nói hoặc hành động khác thể hiện rằng bạn thực sự tin tưởng hoặc quan tâm đến một người. Những tuyên bố trống rỗng có nhiều bất lợi hơn là có lợi".
4. Sử dụng các cụm từ giả vờ quan tâm
Nói những điều như "Hãy cho tôi biết thêm về...", "Giúp tôi hiểu rõ hơn" hoặc hỏi "Bạn nghĩ sao về việc..." theo de Kock, đó là một dấu hiệu nhận biết ai đó có chỉ số EQ cao và đang muốn hiểu cảm xúc và quan điểm của người khác.
Nhưng một lần nữa, điều này chỉ đúng nếu họ quan tâm đến câu trả lời. Nếu ai đó hành động như thể họ muốn tìm hiểu thêm về thông tin nhưng không có cảm giác thật lòng, thì rất có thể bạn đang gặp gỡ một người có trí tuệ cảm xúc thấp. Đừng nói những điều này nếu bạn không thực sự quan tâm đến câu trả lời của đối phương. Việc tìm hiểu sâu hơn về điều gì đó chỉ để nhận ra rằng người kia không thực sự quan tâm đến những gì bạn nói là điều khiến bạn mất động lực.
5. Không xin lỗi
Nếu bạn đã từng nhận được những lời không xin lỗi như "Tôi xin lỗi nhưng…" hoặc "Tôi xin lỗi vì bạn cảm thấy như vậy", thì bạn sẽ biết những câu nói này có thể làm xói mòn niềm tin và phá hủy mối quan hệ đến mức nào. Những người có EQ thấp có xu hướng sử dụng những câu đó. Mặt khác, nếu bạn nghe ai đó xin lỗi chân thành, bạn biết họ có sự đồng cảm và nhận thức cảm xúc tuyệt vời.
De Kock nói: "Thành thật thừa nhận rằng bạn đã mắc lỗi hoặc có thể đã sai về điều gì đó hoặc xin lỗi cho thấy rằng bạn nhận thức được hành vi của chính mình và tác động của chúng đối với người khác. Nó thể hiện sự khiêm tốn và tạo tiền đề để mọi người 'nhận lỗi lầm của mình'. Nếu họ thấy bạn làm việc đó, họ cũng sẽ làm theo. Hơn nữa, đôi khi bạn có thể nói sai, nhưng việc thừa nhận thất bại hoặc điểm yếu của mình sẽ giúp xây dựng lại lòng tin và sự tin tưởng một cách lâu dài".
Điều này dường như Tuấn Khải không làm được, bởi bất kỳ khi nào mắc lỗi, cậu đều xin lỗi nhưng phải vịn một lý do đằng sau nào đó mà không bao giờ thực sự cảm thấy hối lỗi. Chẳng hạn, nam sinh đã chẳng may làm rơi chiếc bút của bạn cùng bàn, nhưng thay vì thành thật xin lỗi, cậu bạn lại nói chỉ là do cái bút đó ở quá gần cậu nên cậu mới chạm vào và làm rơi.
Tổng hợp