Mặt tối của INFP: Là người sâu sắc nhưng cũng có những khía cạnh đen tối khiến bạn khó phát triển và thành công
Nhóm tính cách INFP (hay còn được gọi là người chữa lành, người hòa giải) trong trắc nghiệm tính cách MBTI là người luôn mong muốn biến thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng một người như thế lại có mặt tối, nhưng không ai hoàn hảo cả.
INFP là người hướng nội, điều đó có nghĩa là họ khá trầm lặng và dè dặt. Nhóm tính cách này không thực sự hòa nhập nhiều với người khác và vì vậy mà họ hầu như không bao giờ sống hết mình trong một bữa tiệc.
Đây là những người khá nhút nhát và thu mình. Họ không thực sự giỏi giao tiếp xã hội và họ sẽ vui mừng khôn xiết khi có một người bạn thực sự luôn ở gần bên.
Mặt tối của INFP là gì?
INFP là người khá sâu sắc. Họ đánh giá cao sự sáng tạo, tính tự phát và tính linh hoạt, cũng như tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.
Tuy nhiên, cũng giống như bao người, nhóm tính cách này cũng có những khía cạnh đen tối bên trong.
1. Gặp khó khăn trong việc xử lý cảm xúc
INFP được biết đến là người có vẻ ngoài lạnh lùng. Kiểu tính cách này đôi khi gặp khó khăn trong việc xử lý cảm xúc, thông thường, họ cảm thấy khá choáng ngợp với mớ cảm xúc bên trong mình.
Thực tế, INFP biết cách đối phó với những cảm xúc, nhưng lại gặp khó khăn trong việc thể hiện sự quan tâm đến người khác. Khi họ thấy ai đó gặp nạn, họ rất muốn giúp đỡ, nhưng không biết phải làm thế nào.
2. Đổ lỗi cho bản thân
INFP là người không hài lòng với thất bại và sẽ đổ lỗi cho bản thân về điều đó. Những người này sẽ thấy mọi thứ đang xảy ra đều là do lỗi của mình và điều này chỉ có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp hơn và càng trở nên thiếu tự tin hơn.
3. Tự cô lập bản thân
Những người thuộc nhóm tính cách INFP thường thu mình vào thế giới riêng và khép mình với thế giới bên ngoài. Họ tin rằng đây là cách tốt nhất để họ có thể tự chữa lành vết thương.
INFP có xu hướng cô lập bản thân khá nhiều và điều đó có thể ảnh hưởng nặng nề đến họ và những người thân thiết xung quanh.
4. Suy nghĩ quá nhiều
Bạn làm gì khi có quá nhiều thời gian rảnh và chỉ có một mình? Tất nhiên, bạn sẽ suy nghĩ rất nhiều. Một INFP có thể ngồi hàng giờ để suy ngẫm về những điều vẫn chưa xảy ra hoặc những chuyện đã qua từ rất lâu rồi.
Suy nghĩ quá nhiều không bao giờ mang lại bất cứ điều gì tốt đẹp. Những người suy nghĩ quá mức thường dễ trở nên tê liệt trước những lo lắng của mình, khiến họ khó đưa ra quyết định hoặc hành động. Đây chính là một trong những mặt tối của INFP thỉnh thoảng lại xuất hiện.
5. Thao túng
Khi INFP trở nên căng thẳng hoặc kích động, họ có thể trở thành một kẻ thao túng thực sự. Họ làm điều đó bằng cách sử dụng tất cả những sự kiện hoặc sự việc bịa đặt để che đậy cho chính họ. Ngoài ra, họ cũng sử dụng những lời nói dối để đánh lừa tâm trí họ rằng mọi thứ đều ổn. Điều này có thể dẫn đến ảo tưởng và một hình ảnh méo mó về thực tế.
6. Hành động bốc đồng
Khi INFP trải qua một số khó khăn, một mặt tối khác của họ sẽ lộ ra. Điều đó được thể hiện bằng những hành động bốc đồng, nông nổi.
INFP chất chứa tất cả cảm xúc trong lòng vì họ không có nhiều người để nói chuyện, hoặc đơn giản là họ không muốn bất cứ ai làm bờ vai cho mình tựa vào. Và khi ở trong một môi trường căng thẳng, họ sẽ phát nổ như một quả bom nổ chậm. Họ sẽ giữ tất cả mọi thứ trong lòng và đột nhiên bùng nổ.
7. Bỏ qua cảm xúc của bản thân
Hầu hết thời gian, chúng ta đều được hướng dẫn bởi trái tim, tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng cần một chút lý trí. Trong nhiều tình huống, INFP thường sẽ bỏ qua cảm xúc của cá nhân và chỉ để ý đến lý trí.
Ngăn chặn cảm xúc không bao giờ là một ý kiến hay, bất kể chúng thuộc loại nào hoặc mạnh mẽ như thế nào. INFP trải qua cuộc sống phần lớn không để ý đến cảm xúc của mình. Họ gặp khó khăn trong việc kết nối với những người khác ở mức độ sâu sắc hơn vì họ không thoải mái khi chia sẻ thông tin và cảm xúc của mình với người khác.
8. Ngắt kết nối với người khác
Mặt tối của INFP xuất hiện trong những thời điểm khó khăn khi họ không muốn ai giúp đỡ mình. Sẽ có lúc họ trở nên gắt gỏng và sẵn sàng ngắt kết nối với những người xung quanh mình. Vấn đề là do họ không tin tưởng bất cứ ai để giúp đỡ mình.
9. Bị chi phối bởi chủ nghĩa hoàn hảo
INFP là người luôn cố gắng đạt được điều tốt nhất trong số những điều tốt nhất. Tuy nhiên, đôi khi họ không thành công và tất cả là do họ quá kỳ vọng. Để làm cho vấn đề thêm tồi tệ hơn, INFP không từ bỏ và tiếp tục.
Họ sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo đến mức không ai có thể đánh giá được họ. Đây có thể được cho là điều bình thường, tuy nhiên, nó có thể trở nên nguy hiểm khi liên tục đặt tiêu chuẩn cao hơn. Thành công không phải lúc nào cũng được đảm bảo và thất bại sẽ trở nên quá sức chịu đựng đối với INFP.
10. Phân tích quá mức
Khi bị căng thẳng hoặc áp lực quá mức, INFP thường phân tích mọi thứ. Điều này chỉ khiến họ mệt mỏi hơn. Những người hướng nội như INFP có nhiều thời gian ở một mình và họ dùng để suy nghĩ về mọi hành động mà mình đã thực hiện. Khi cố gắng đưa ra bất kỳ loại quyết định nào, họ dành nhiều thời gian để thu thập thông tin, tính toán những lợi ích và bất lợi, đồng thời cố gắng xem xét mọi kết quả có thể tưởng tượng được. Điều này thực sự gây hại cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ.
11. Hoài nghi người khác
Nhóm tính cách INFP thường có định kiến trong đầu rằng mọi người luôn sẵn sàng làm tổn thương họ. INFP dường như luôn hoài nghi con người và đặc biệt thận trọng với những người mới gặp. Tất cả những gì họ muốn làm là khiến bản thân thoải mái và không rời khỏi vùng an toàn của mình.