Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm lịch gồm những gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt Nam ta thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn.
07/06/2019 19:18

(Thethaovanhoa.vn) - Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt Nam ta thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn.  

Tết Đoan Ngọ tạì sao phải diệt sâu bọ?

Tết Đoan Ngọ tạì sao phải diệt sâu bọ?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết diệt sâu bọ. Dân gian ta tin rằng, trong con người có tồn tại sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây hại tới bản thân.

Cũng như các tết khác, người dân ăn tết Đoan Ngọ bằng sự cúng lễ. Tại các làng xã có lễ thần tại đình, đền; ở thôn, xóm có cúng tại miếu. Tại gia đình thì sửa lễ cúng tổ tiên và Thổ công. Lễ vật cúng là rượu nếp, trái cây. Riêng các gia đình thầy thuốc còn có thêm lễ cúng Thánh sư.

Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 của người Việt có các lễ vật

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả

- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp

- Xôi, chè

Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ

Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

Theo lời nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, trong quan niệm cổ truyền, dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.

Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ

Chi tiết mâm cúng mùng 5 tháng 5 vùng miền

TS Trần Long giải thích, tết Đoan Ngọ là lễ hội dân gian không tập trung, tức là không được tổ chức tại đình, chùa mà rải rác đến từng gia đình. Mỗi gia đình tự chuẩn bị mâm cúng và tùy vùng miền mà mâm cúng này cũng khác nhau.

Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Sở dĩ lại là thịt vịt mà không phải các loại thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm cơ thể mát cả năm.

Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi thì một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn. Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần ngồi ăn.

Ngoài ra, ở các địa phương ven sông, biển thì tục tắm trong dịp này được duy trì phổ biến. Trong ngày này, mọi người sẽ canh đúng giờ ngọ để đi tắm sông, biển. Nhiều người dân ở đồng bằng sông Cửu Long tin rằng sông nước Mê Kông trong ngày này rất linh thiêng, có thể giúp “tẩy rửa bệnh tật”.

Tương tự, nhiều người đi tắm biển lúc đúng 12 giờ trưa cũng tin rằng tắm biển vào giờ này sẽ giết chết sâu bọ trong người. Những đứa trẻ ở các vùng quê còn có thể được cha mẹ, ông bà tắm cho vào đúng giờ ngọ, dưới ánh nắng mặt trời để trừ sâu bọ trong cơ thể.

Theo TS Thơ, có thể thấy sự ra đời của phong tục tết Đoan Ngọ trước hết là để đáp ứng nhu cầu chống nóng bảo vệ sức khỏe. Tết Đoan Ngọ là một phong tục “dĩ hàn khứ nhiệt” (dùng tính lạnh để khử tính nóng như ăn trái cây mát để giải nhiệt, tắm sông giải nhiệt…) mang tính chất tự phát gắn liền với văn hóa dân gian. 

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nhớ Tết Đoan ngọ ngày xưa

Ngày bé, chúng ta thường ít quan tâm tới phong tục truyền thống tết Đoan ngọ, chỉ biết là từ bé tới lớn thấy mọi người gọi nôm là ngày giết sâu bọ. Nhớ ngày xưa khi ông, bà nội còn sống, ngày này anh em chờ đợi háo hức lắm.

Trước vài ngày, bà đã mua gạo về làm rượu nếp, xôi đồ xong, tãi đều ra mẹt để nguội, sau đó vào men đều khắp bề mặt, đảo qua, đảo lại mấy lần, cho vào chiếc âu sắt tráng men có lót mấy lá dọc mùng, đậy nắp lại, ủ vào thùng gạo, thi thoảng anh em cứ gí mũi vào thùng để ngửi, háo hức từ lúc đó.

Lần nào cũng thế, khi xôi gạo nếp lứt đồ xong trước khi tãi ra mẹt bao giờ bà cũng cho anh em tôi mỗi đứa bát xôi, ôi chao những hạt xôi căng mọng nuốt vào mới ngon làm sao, vị ngọt của nó cứ đọng mãi trong miệng.

Sáng sớm 5/5 bà đi chợ, mua về quả Dưa hấu, mấy quả Mận, chùm Vải, có khi thêm quả Dưa hồng, thế là tươm. Ông nội trải cái chiếu ra hè, bầy cháu hôm nay háo hức nên cũng dậy từ sớm, ngồi khoanh chân trên chiếu hóng bà bổ dưa, nhìn đĩa Mận mà tứa cả nước miếng. Đầu tiên, cả nhà, mỗi người làm bát rượu nếp sau đó mới ăn đến quả Mận, quả Vải, miếng Dưa hấu, đối với bọn trẻ chúng tôi thế đã là sung sướng lắm rồi!

Ngày nay, kinh tế phát triển hơn, đời sống của dân ta tốt hơn xưa, nhu cầu về 1 bát rượu nếp hay 1 quả Dưa hấu đối với dân thị thành gần như lúc nào cũng được đáp ứng, vì thế hầu hết các gia đình đều không tự làm lấy rượu nếp, đến ngày 5-5 thì chạy ra chợ mua, do đó càng về sau này càng nhiều người dân thành phố không biết làm rượu nếp, và cái sự háo hức của trẻ con thành phố đối với ngày này có lẽ cũng nhạt dần.

Người Huế ăn thịt vịt Tết Đoan Ngọ

Vào ngày Tết Đoan Ngọ - tức ngày 5/5 âm lịch hàng năm, tại Huế, nhộn nhịp nhất là chợ dịp này và loại thực phẩm phổ biến nhất là vịt, bởi hầu như mọi người đều mua vịt để ăn trong ngày này.

Tết Đoan Ngọ, vịt ở Huế bán rất chạy, kế đến là hoa quả. Rất khó lý giải vì sao lại ăn những loại thực phẩm trên trong ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người nội trợ ở Huế giải thích do thịt vịt có vị mát, rất tốt cho cơ thể con người vào những ngày nắng nóng. Hạt kê tuy nhỏ nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các ngũ cốc khác, chè kê có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, trời Hè nắng nóng nên hai loại thức ăn này rất tốt cho cơ thể con người.

Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan Ngọ ăn gì, Cúng tết Đoan ngọ, Văn khấn Tết Đoan ngọ, cúng mùng 5 tháng 5, tết đoan ngọ là gì, nguồn gốc tết đoan ngọ, mâm cúng tết đoan ngọ, 5/5

Nhiều năm qua, dịp cúng Tết Đoan Ngọ ở Huế vẫn còn giữ được tục hái lá (gọi là lá mồng 5) với các loại lá ngày thường vẫn dùng như lá vằng, lá ổi, lá chanh để nấu nước uống trong ngày. Nhiều người tin rằng uống nước các loại lá đó vào mồng 5 và hái vào giờ chính ngọ thì sẽ tăng thêm sức khỏe cho con người, vì thế nhà nào cũng có nồi nước lá mồng 5 với đủ loại lá như vậy. Ngoài ra, còn có những nghi thức đặc biệt như: rửa mặt, nhỏ mắt bằng nước chanh để sáng mắt.

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, ở Huế còn có một phong tục đặc sắc không thể thiếu, đó là "Tết sui gia". Gia đình nhà trai sắm sửa lễ vật đến tặng nhà gái gồm cặp vịt (2 con), cùng các loại kê, đậu xanh và nếp. Con trai đến tuổi lấy vợ, dù đang yêu (chưa cưới), ngày này cũng mang cặp vịt đến biếu bố vợ tương lai để tỏ lòng tôn kính. Điều này còn thể hiện sự gắn kết, chúc hạnh phúc và tràn đầy vui tươi giữa hai bên gia đình dành và đôi bạn trẻ.

Theo quan niệm xưa, ý nghĩa và nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ", là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Vào ngày này, mọi người thường giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh trái và hoa quả … với niềm tin là khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Những hình ảnh đẹp về Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan ngọ cúng gì, Tết Đoan ngọ ăn gì, Mâm cúng Tết Đoan ngọ, mâm lễ tết đoan ngọ, mâm lẫ cúng tết đoan ngọ, lễ cúng tết đoan ngọ, cúng tết đoan ngọ

Ngày Tết Đoan Ngọ kiêng gì

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành"- do vậy tránh được những điều kiêng kỵ, tâm lý sẽ vui vẻ thoải mái hơn trong ngày Tết Đoan Ngọ.

- Vứt giày dép lộn xộn là một trong những điều cần tránh trong Tết Đoan Ngọ: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.

Để mũi giày dép quay ra phía ngoài là cách xếp đúng. Vì nếu quay vào trong chẳng khác nào dẫn tà khí vào nhà.

- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái trong ngày Tết Đoan Ngọ: Theo quan niệm, nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm thì nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà về.

Mọi vật đều chứa linh khí, nếu là linh khí tốt sẽ có lợi cho con người và ngược lại. Vậy nên cần tìm hiểu kỹ ý nghĩa của món đồ đó trước khi mua.

- Ngày Tết Đoan ngọ tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, nơi tổ chức tang lễ, không dừng chân ở những nơi âm u, vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

Thảo Nhi (tổng hợp)

Video con trai Mahut vào sân an ủi bố (Roland Garros 2019)

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.