Facebook không “sợ” bị tấn công DDOS?
Ảnh: Techradar |
Mặc dù cách đây không lâu, mạng xã hội này đã liên tục bị tấn công và dẫn đến tình trạng báo động và đơn cử chính là cái tên Bitdefender đã hợp tác cùng Facebook để tung ra gói bảo mật miễn phí cho người sử dụng. Tuy nhiên, đó là trong quá khứ, còn hiện tại thì dường như Facebook đã lớn mạnh hơn rất nhiều.
Các kỹ sư của Facebook đã khẳng định rằng đội ngũ nhân viên của hãng đủ sức chống đỡ trước sự tấn công của DDOS nếu xảy ra và rất khó xảy ra bởi các ca trực liên tục 24/24 cùng lực lượng nhân viên hùng hậu có thể phát hiện ra bất kì sự thay đổi nào nhỏ nhất của việc xâm nhập.
Ông David Recordon, gián đốc phục trách bộ phận kỹ thuật của Facebook tự tin cho biết: “Thực tế là chỉ có 1 hoặc 2 vụ tấn công DDOS trên trang của chúng tôi. Điều đó không thành vấn đề. Nếu tấn công được thì có lẽ hacker phải cần đến một botnet cực mạnh mới có thể đánh sập được Facebook.” Ông David Recordon, gián đốc phục trách bộ phận kỹ thuật của Facebook tự tin cho biết.
Có lẽ bài học từ những lần bị tấn công trước đó và sự cảnh báo của tấn công DDOS với các website khác thường xuyên xảy ra khiến ông lớn mạng xã hội này đã cảnh giác từ xa.
“Cơ chế bảo mật nhiều lớp và chế độ kiếm duyệt gắt gao thường xuyên làm Facebook có tính bảo mật cao hơn trước đây. Chúng tôi có một đội ngũ thường xuyên tìm kiếm những lỗ hổng 24/24 và ngay lập tức đưa ra phương án vá lỗi nó. Hơn nữa chẳng có một hacker nào có thể làm được việc hack cả một trang lớn như Facebook dễ dàng cả. Nếu họ là cả một nhóm gồm nhiều người thì may ra có thể gây khó khăn cho chúng tôi. Nhưng chắc chắn chuyện tấn công Ddos là rất khó”, kỹ sư công nghệ Jason Sobel của Facebook tiết lộ.
Trên thực tế, liệu những lời khẳng định này của Facebook có thực sự đảm bảo hay không thì chỉ có thể kiểm định bằng chính thời gian mà dịch vụ này hoạt động và duy trì đảm bảo trước mối đe dọa của DDOS đang hiện hữu khắp mọi nơi ở thế giới ảo.
Như chúng ta đã biết, tấn công bằng từ chối dịch vụ DDOS có thể mô tả như hành động ngăn cản những người dùng hợp pháp khả năng truy cập và sử dụng vào một dịch vụ nào đó.
Nó bao gồm làm tràn ngập mạng, mất kết nối với dịch vụ… mà mục đích cuối cùng là máy chủ (Server) không thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các máy trạm (Client).
DDOS có thể làm ngưng hoạt động của một máy tính, một mạng nội bộ, thậm chí cả một hệ thống mạng rất lớn. Kẻ tấn công sẽ chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ… và làm mất khả năng xử lý các yêu cầu dịch vụ từ các client khác.