Chùa Tây Phương vào hội
(TT&VH Online) - Sáng ngày 27/3, BQL khu du tích lịch sử chùa Tây Phương đã tổ chức khai hội chùa Tây Phương. Hội diễn ra từ ngày 6 cho đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng ngàn phật tử cùng khách du lịch khắp nơi đã đổ về đây trong sáng nay.
Có lẽ bạn khó tìm thấy lễ hội nào còn giữ được nhiều nét xưa như ở các lễ hội khu vực Hà Tây cũ. Vẫn còn đó cụ già răng đen áo gấm bỏm bẻm nhai trầu, những ngôi nhà ngói vẩy rồng khuất sau những tán cây. Và có đến chùa Tây Phương, bạn mới thấy người dân nơi đây vẫn còn giữ nhiều nét sinh hoạt truyền thống đặc trưng của người nông dân bắc bộ.
Chùm ảnh TT&VH ghi nhận tại ngày khai hội chùa Tây Phương:
Trước giờ khai hội, toàn bộ khu chùa Tây Phương đã được quét dọn và trang hoàng lại rất đẹp Sáng ngày 27/3, BQL di tích này đã chính thức khai hội Chùa Tây Phương với sự tham dự của đông đảo người dân và khách thập phương Đến với hội là hàng ngàn phật tử, khách du lịch đến từ nhiều tỉnh. Đa số là các cụ đi lễ bái và các vị khách du lịch đi theo tour lễ hội Mặc dù chỉ có hơn 100 bậc nhưng đường lên chùa cũng khiến nhiều cụ già mệt. Tuy nhiên, với lòng hướng tới phật, cùng sự hỗ trợ của con cháu, không có bất cứ ai bỏ cuộc giữa chừng Theo nhiều du khách và phật tử, BQL chùa Tây Phương đã làm khá tốt việc đảm bảo an ninh. Ngay cả việc góp tiền công đức để đúc chuông cũng được các cụ làm nghiêm chỉnh Đối với du khách, một điều khá hấp dẫn khác là được thấy những ngôi nhà cổ nằm dọc hai bên đường đi. Người dân ở đây cũng tận dụng lễ hội, bán chút quà vặt kiếm thêm Có một nghề truyền thống của người dân nơi đây là làm quạt. Trên đường lên chùa, bạn có thể bắt gặp rất nhiều người đang đan quạt bán cho du khách với giá từ vài ngàn cho đến trên dưới 20.000 đồng
Vào ngày khai hội, lượng khách đổ về chùa rất lớn khiến khu vực bên trong chùa lúc nào cũng quá tải Đến chùa, ngoài việc cầu xin sức khỏe, tài lộc, khách du lịch còn được ngắm các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp đã nổi tiếng trong bài thơ "Các vị la hán chùa Tây Phương" Tuy nhiên, một số vị khách đã làm mất đi phần nào vẻ đẹp đó vì những cách cầu xin tài lộc thế này Bất cứ chỗ nào có thể gài được tiền họ đều tận dụng dù ngay bên dưới có hòm công đức Rất may BQL di tích cũng đã có nhiều biện pháp nhắc nhở khách thập phương trong việc giữ gìn vệ sinh cũng như ý thức thắp hương, công đức trong chùa nên về cơ bản, không khí chung ở đây là khá tốt Một cảnh rất dễ gặp ở chùa Tây Phương là những nét truyền thống vẫn hiện hữu qua cách ăn mặc của các bà, các cô Ngoài mặc trang phục lễ chùa, nhiều cụ bà vẫn chít khăn, mặc những bộ trang phục truyền thống Đặc biệt, rất nhiều cụ bà răng đen nhánh như hạt na. Họ cho biết, đa số được nhuộm răng từ khi mới thành thiếu nữ Chính vì sự nổi tiếng của chùa Tây Phương, rất đông người dân từ khắp các tỉnh vẫn thường xuyên về đây thắp hương. (Trong ảnh, một người phụ nữ dân tộc đến từ Hòa Bình) Toàn cảnh chùa Tây Phương, thuộc địa phận thôn Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội |