Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tổ chức từ thiện cứu trợ lương thực Foodbank cho biết gần một nửa số hộ gia đình có thu nhập thấp ở Australia đang rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực. Các gia đình ở khu vực nông thôn và những người cha hoặc mẹ đơn thân phải đối mặt với rủi ro lớn hơn.
An ninh lương thực toàn cầu vốn là mối quan ngại lớn sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine từ năm 2022.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường của Ấn Độ đã khiến người Ấn Độ và các cộng đồng các nước châu Á khác tại Mỹ xếp hàng dài để mua dự trữ.
Chỉ số giá lương thực toàn cầu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã giảm từ 129,7 điểm trong tháng 2/2023 xuống 126,9 điểm trong tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021, đồng thời ghi dấu tháng giảm thứ 12 liên tiếp.
Tổ chức Nông Lương (viết tắt là FAO) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, được thành lập ngày 16/10/1945 tại Hội nghị Quebec (Canada).
Theo đánh giá của giới phân tích, biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và phân phối lương thực, khiến giá mặt hàng này tăng cao. Bên cạnh đó, xung đột Nga-Ukraine cũng đẩy giá lương thực và phân bón tiếp tục tăng mạnh. Hệ quả là dẫn tới một cuộc khủng hoảng lương thực đang lan rộng trên toàn cầu.
Thế giới đang cùng lúc phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như xung đột, COVID-19, biến đổi khí hậu cùng với bất bình đẳng xã hội. Những yếu tố này đang làm phương hại tới an ninh lương thực toàn cầu, khiến thế giới chệch khỏi mục tiêu xóa đói vào năm 2030.
Welthungerhilfe - một tổ chức cứu trợ phi chính phủ của Đức ngày 12/7 đã bày tỏ lo ngại trước thực tế giá thực phẩm tăng cao làm trầm trọng thêm nạn đói toàn cầu.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali, các nước thành viên đã bày tỏ lo ngại về việc giá cả lương thực và năng lượng toàn cầu tăng cao liên quan xung đột Nga - Ukraine, đồng thời bày tỏ ý định giải quyết vấn đề nguồn cung.
Theo nhận định của Liên hợp quốc (LHQ), xung đột giữa Nga và Ukraine đang gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu về lương thực. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến người dân, quốc gia và những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất, đồng thời cũng giống như "một cơn bão" đe dọa phá hủy nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển.
Ngày 16/5, giá lúa mỳ đã tăng cao kỷ lục sau khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng này do một đợt nắng nóng nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sản lượng.
Trước những diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 suốt gần 2 năm qua, đảm bảo an ninh lương thực trở thành một bài toán cấp thiết đặt ra đối với toàn cầu.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất