Loạt phim sitcom hài ‘Chí Phèo- Ngoại truyện’ phát sóng trên YouTube
(Thethaovanhoa.vn) – Những nhân vật trong kho tàng dân gian của Việt Nam như: Thầy Đồ dậy học, Chí Phèo -Thị Nở, Lý Thông -Thạch Sanh, Tấm - Cám… sẽ được tái hiện lại trong loạt phim sitcom hài Chí Phèo- Ngoại truyện phát sóng trên YouTube ThanglongAV lúc 20h thứ 5 hàng tuần, bắt đầu từ ngày 6/7/2017.
- Đạo diễn Phạm Đông Hồng: 'Chợ' hài Tết ngày càng đông, có cả 'hàng nhái'
- Đạo diễn Phạm Đông Hồng 'cải cách' nội dung phim hài Tết
Đạo diễn Phạm Đông Hồng cho biết, Chí Phèo ngoại truyện gồm khoảng 10 tập phim: Cuộc sống mới, Đổi đời, Bá Kiến hồi sinh, Không để mất thương hiệu, Thị Nở đi Spa, Cạnh tranh, Cái Alô, Cái lối đi, Học ăn, học chơi, và Đòi đất… tái hiện lại những của câu chuyện xưa trong những tình huống của xã hội hiện đại để nói đến những vấn để nóng của xã hội, đương đại bây giờ. Mỗi một tích truyện được được kéo dài nhiều tập (thời lượng 12-15 phút/1 tập) đề cập đến 1 hoặc 2 vấn đề đang được giới truyền thông quan tâm và mang tính cặp nhật thời sự dưới lăng kính hài hước để lên án thói hư, tật xấu… Phim có sự tham gia của các diễn viên như: NSƯT Thu Hạnh, NSND Quốc Anh, Giang Còi, Trà My…
Clip trailer Chí Phèo - Ngoại truyện:
Theo đạo diễn Phạm Đông Hồng, Chí Phèo ngoại truyện là phần 1 trong dự án phim sitcom hài dài hơi: Người xưa – chuyện nay của Công ty Nghe nhìn Thăng Long. Sau Chí Phèo ngoại truyện sẽ là loạt phim: Thầy đồ dạy học gồm các phim như: Chạm nhẹ đã ngã, Ngất trên cành quất, Luân chuyển, Tương tư không chửa, Ngồi nhầm lớp, Gập bà đập lưng ông, Quyệt tay, Rước họa, Trả miếng, Phạt, Buộc chim… với sự tham gia của các diễn viên: NSND Bùi Bài Bình, Tú Vịt...
Đạo diễn Phạm Đông Hồng nhấn mạnh: “Nghe nhìn Thăng Long đang có một kênh Youtube hoạt động rất tốt, đã đạt nút Bậc từ năm ngoái. Lượng người xem không ngừng tưng cao qua từng tháng, bởi vậy, chúng tôi cần sản xuất nội dung mới để phục vụ cộng đồng”
Ngoài ra, để phục vụ được người xem của các nước ngoài lãnh thổ Việt Nam, loạt phim sitcom Người xưa - Chuyện nay sẽ thí điểm làm phụ đề hai thứ tiếng: Anh và Trung để phục vụ rộng rãi các đối tượng khán giả.
Hoài Thương