Làm mãi nhưng vẫn không giàu, học hỏi 3 kiểu tư duy của Lưu Bá Ôn, phát tài dễ như trở bàn tay!
Khi người ta không kiếm được tiền thì có rất nhiều nguyên do. Có thể là do không nghề nghiệp, học thuật hoặc vì bệnh tật nên không thể đi làm, lười biếng... Nhưng vì sao có người rõ ràng đã rất nỗ lực phấn đấu mà vẫn không kiếm được tiền?
Người xưa có câu: "Cần cù bù thông minh."
Rất đúng, nhưng cũng tùy tình huống. Đối với tình hình xã hội ngày nay, muốn làm giàu, bạn không thể chỉ có siêng năng, mà còn phải có tư duy tốt. Làm việc thông minh luôn quan trọng hơn làm việc chăm chỉ.
Lưu Bá Ôn, công thần khai quốc của nhà Minh, vào những năm cuối đời nhà Nguyên, cuộc sống ông không có gì nổi bật, tuy đỗ tiến sĩ nhưng vẫn không có chỗ đứng trong quan trường. Vì vậy, ông đã sống ẩn dật trong một thời gian dài và dành hết tâm huyết để viết cuốn sách "Uất Ly Tử".
Viết xong, vận may liền đến, Lưu Bá Ôn được Chu Nguyên Chương trọng dụng, mấy đời sau sống không lo cơm ăn áo mặc. Từ cuốn sách của ông, chúng ta có thể tìm thấy 3 phương thức tư duy sau đây, rất hữu ích cho những người làm lụng vất vả nhưng thành công vẫn chưa mỉm cười.
1. Tư duy bầy đàn: đừng mù quáng đi theo số đông, hãy tự tìm ra hướng đi riêng phù hợp với mình, như thế là bạn đã thành công một nửa rồi
Người dân trên đảo họ thường thích ăn hải sản tươi sống. Họ cũng rất hiếu khách, nên đã dọn cho khách những món này, khách không ăn thì họ lại lớn tiếng trách cứ. Người dân ở khu vực Vô Tích thu thập mật ong và con cà cuống quanh năm. Họ cũng đưa những thứ mình thu thập được cho những người trong triều đình, người thân và bạn bè, v.v.. Nếu bên kia không nhận, họ sẽ cảm giác rằng đối phương không tin tưởng mình, dẫn đến mối quan hệ dần xa cách.
Theo những hiện tượng trên, Lưu Bá Ôn đã đi đến kết luận này: "Bạn chọn không thích bất cứ thứ gì mà số đông không thích, vì sợ rằng nếu đưa ra ý kiến khác biệt, bạn sẽ bị cô lập. Khi mọi người uống say, bạn cũng phải giả vờ say, vì những người tỉnh táo khi đó sẽ rất 'quái đản'.
Làm theo hành vi của người khác chính là tư duy bầy đàn. Bạn làm mãi vẫn không giàu, có thể là vì bạn đã luôn đi theo người khác một cách mù quáng.
Bạn nên tìm ra những gì bạn thật sự giỏi và yêu thích để dấn thân. Tuy rằng sẽ hơi lạc lõng nhưng những cố gắng của bạn chắc chắn có ý nghĩa hơn là cứ chạy theo số đông. Nếu bạn là một con cừu, khi bầy đàn đều đi về phía đông, bạn ở yên một chỗ, hoặc đi về phía tây, có phải bạn sẽ có cơ hội gặp và ăn được nhiều cỏ hơn, đúng không?
2. Tư duy quán tính: đừng cứ mãi dựa theo kinh nghiệm, hãy sáng tạo ra những điều mới, có vậy bạn mới phát triển
Có một con hổ đuổi theo một con nai sừng tấm. Nai sừng tấm chạy hết sức, đến vách đá liền nhảy xuống. Con hổ đi theo phía sau, bởi vì sức nặng của cơ thể quá lớn và cũng không có ý định quay đầu, nên nó đã nhảy theo. Kết cục là cả hai đều vong mạng.
Lưu Bá Ôn nói: "Hổ có thể tiến, cũng có thể lùi, nhưng bị thức ăn xui khiến, vì thế đã tự hại chính mình. Đó là bởi vì nó nghĩ mình có đủ kinh nghiệm, luôn cho rằng nai sừng tấm là con mồi dễ xơi."
Thêm một ví dụ khác. Có một sinh viên A, sau khi nhận được chuyển phát nhanh, anh ta liền ném hộp đựng hàng đi. Một sinh viên B khác nhặt được hộp hàng, lập tức nảy ra ý tưởng dựng một gian hàng ở cổng trường để giúp mọi người nhận và mở gói hàng miễn phí. Mục đích của anh là muốn thu gom những hộp carton này để đi tái chế, kiếm một số tiền lớn.
Những thứ mà mọi người thường không xem trọng thường sẽ là những thứ có giá trị. Một tỷ phú sẽ luôn làm ngược lại với tư duy quán tính của số đông.
Bạn không đi một con đường mới thì làm sao bạn có thể đạt được những thứ mình chưa từng có? Cuộc sống là vô tận và trải nghiệm chỉ là "khởi đầu" chứ không phải là kết thúc, vì vậy phàm chuyện gì cũng sẽ có thể xảy ra những khả năng hay tiềm năng khác nhau, tốt nhất là chúng ta không nên cứ cố chấp đi theo lối mòn.
3. Tư duy mục tiêu: đừng vội thành công, sau khi xác định mục tiêu chỉ cần bước tiếp là được
Có một người thiếu kiên nhẫn muốn học bắn cung, nhưng liên tục bắn trượt mục tiêu, trong cơn tức giận đã đập nát cung tên. Bất kể ai thuyết phục anh ta đều vô ích. Cuối cùng, người đàn ông đó đã tự hủy hoại chính mình.
Lưu Bá Ôn thở dài nói: "Hành sự không có phương pháp đúng, bản thân lại không đủ bản lĩnh, trong lòng oán hận liên miên thì việc tự đẩy mình vào ngõ cục là điều tất đã định."
Con người thường có tật xấu là "nóng vội muốn thành công", cứ ảo mộng cuộc đời như một trò chơi dễ nuốt của trẻ con. Bạn ra sức làm, chưa chắc sẽ thành công, có thể bạn vẫn còn thiếu những phương cách tốt trợ giúp thì sao. Thành công chỉ đến khi nó tụ hợp đủ điều kiện, thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Tư duy mục tiêu cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta đi từng bước, phương hướng chính xác và rõ ràng, chúng ta nhất định sẽ thành công. Nói một cách đơn giản, trong bất kỳ lĩnh vực nào, nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền, bạn phải trau dồi nó thật kỹ và chuyên sâu. Hãy khiến bản thân trở thành những nhân vật thạo nghề trong lĩnh vực mà bạn muốn.
Khi bạn vội thành công, bạn bỏ cuộc giữa chừng, bạn sẽ nghèo. Suy cho cùng thì cũng chỉ do tính nóng vội gây ra.
Có thể nhiều người nói với bạn rằng bạn có thể đổi mồ hôi để lấy tiền và tiết kiệm tiền bằng cách keo kiệt. Những đạo lý này không có gì sai, nhưng chúng ta cần phải có một tư duy đúng đắn.
Trong cuốn "The Magic of Thinking Big" có viết: "Trong những yếu tố quyết định thành công, sức mạnh thể chất, trí thông minh, nghị lực và học vấn đều chỉ là thứ yếu, điều quan trọng nhất là tầm cỡ của tư tưởng." Phải thừa nhận rằng thứ khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn chính là sự khác biệt trong tư duy.