Không phải mời nhau bữa ăn, bậc thầy giao tiếp tiết lộ cách kết nối cao minh: ‘Vốn đầu tư’ ít rủi ro nhất, dễ nhận được hồi báo nhất
Trong xã hội hiện nay, khi muốn kết bạn với một ai đó, chúng ta sẽ làm gì? Có phải sẽ mời họ đi ăn để tăng thêm cảm tình giữa cả hai? Nhưng đó là một phương pháp không lâu dài và ít hiệu quả. Vậy đâu là cách kết giao của bậc thầy tài trí?
Nếu chỉ biết mời người khác đi ăn để tăng cảm tình thì đường đời về sau của bạn e là sẽ chông gai đấy. Đối nhân xử thế vốn là một "môn học" không hồi kết. Thế giới có hơn 7 tỷ người, mỗi người một vẻ, cách chúng ta xử sự với họ tất nhiên cũng sẽ không thể cứ rập khuôn một mẫu. Kỹ năng tương tác giữa người và người, nếu không học hỏi những điều mới mà chỉ ôm khư khư những kiến thức cũ thì sẽ rất dễ khiến chúng ta tự chuốc lấy thất bại, thậm chí đắc tội với người khác, tự tuyệt đường tài lộc của mình.
Trong cuộc sống, nói về phương diện giao tiếp, đúng là việc gia tăng mối liên hệ tình cảm rất quan trọng, và mời đi ăn chính là phương pháp tốt nhất. Nhưng đó không phải là cốt lõi để xây dựng tình nghĩa lâu dài.
Điều quan trọng nhất để xây dựng một mối quan hệ xã hội lâu dài với người khác chính là bạn phải cho được họ 3 thứ này. Đây đều là những thứ mà ai ai cũng rất xem trọng. Nó cũng là "vốn đầu tư" ít rủi ro nhất, dễ nhận được hồi báo nhất.
1. Trao cho họ giá trị cảm xúc
Thực tế, con người là động vật tình cảm. Mặc dù chúng ta cố gắng duy trì lý trí, nhưng trong nhiều trường hợp, cảm xúc lại chiếm thế thượng phong. Ví dụ, đôi khi bạn vẫn sẽ có cảm giác muốn thiên vị người khiến bạn thoải mái hơn, chứ không phải là người cứ suốt ngày ngán đường bạn. Bạn cũng sẽ thích chia sẻ lợi ích của mình cho người thứ nhất nhiều hơn. Đó là do đối phương đã trao cho bạn rất nhiều giá trị cảm xúc. Và ý nghĩa của việc trao cho ai đó giá trị cảm xúc cũng là vì thế.
Lấy một ví dụ:
Trong đơn vị, nếu một người năng lực tầm thường, nhưng lại rất được lòng mọi người, nhất là với các sếp, thì cơ hội thăng chức, tăng lương của người đó có thể sẽ nhiều hơn người khác. Nhưng đó hoàn toàn không phải giống như xu nịnh hay bất công gì, vì nếu nhìn từ một phương diện khác, thật ra họ cũng đã có bỏ ra công sức rồi. Đó là cung cấp rất nhiều giá trị cảm xúc cho người khác, khiến người khác rất hài lòng.
Ngược lại, có một số người có năng lực tốt, nhưng lại dở tệ trong việc xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, thì cũng sẽ khiến cho đường công danh của họ càng đi càng trượt. Gặp đồng nghiệp thì đắc tội, giao tiếp với sếp thì không giải quyết được vấn đề.
Thực ra, không phải khuyên mọi người phát huy sự "xu nịnh". Thay vào đó, chúng ta hãy lấy công thức chung này ra để làm hoa tiêu: "Đừng nói những lời người khác không thích, đừng làm những chuyện người ta không ưa."
Cung cấp giá trị cảm xúc cho người khác một cách thích hợp khác với hành động xu nịnh. Đó là một loại trí tuệ cảm xúc, nếu áp dụng thành thạo thì nó sẽ rất có lợi cho tương lai chúng ta. Vì có thể bạn chưa biết, giá trị cảm xúc cũng là một loại tiền tệ trong xã hội.
2. Giúp đỡ kịp thời
Nguyên lý này rất đơn giản. Nếu như đối phương gặp khó khăn, bạn liền đưa tay ra giúp đỡ thì bạn sẽ rất dễ dàng đoạt được hảo cảm từ họ. Đối phương sẽ nợ bạn một ân tình, và trong tương lai, rất có thể họ sẽ tìm cơ hội để trả ơn bạn.
Vì vậy, trong các mối quan hệ, hãy chủ động giúp đỡ người khác giải quyết khó khăn của họ. Đó là một mẹo giúp bạn trải trước thảm đỏ cho tương lai của mình. Tất nhiên, nó có ích hay không thì không thể nói chắc chắn 100% được. Tất cả còn phải phụ thuộc vào nhân phẩm của người được bạn giúp nữa, hoặc là... trí nhớ của họ!
Lấy một ví dụ:
Chúng ta thường thấy trong một số bộ phim điện ảnh và truyền hình, nhân vật nữ chính thường ra tay cứu giúp một nhân vật quần chúng vào thời khắc sinh tử nguy cấp. Sau đó đối phương sẽ ghi nhớ trong lòng, lấy mạng sống để báo đáp.
Thực tế cũng vậy, việc mời ai đó bữa cơm hay những câu xã giao hỏi thăm đều không bằng chúng ta ra tay giúp đỡ họ trong thời điểm nguy cấp.
3. Hãy trao cho họ giá trị nghề nghiệp của bạn
Trên thực tế, khi mọi người giao tiếp với nhau, họ sẽ vô thức mà dán "nhãn" cho nhau. Nếu nhãn của bạn là một kỹ năng chuyên nghiệp nào đó, nó sẽ làm nổi bật tính hữu dụng của bạn. Những người mà bạn quen biết chắc chắn sẽ nghĩ đến bạn khi họ gặp phải vấn đề thuộc chuyên môn của bạn.
Lấy một ví dụ:
Tếng Anh của tôi rất tốt, đó luôn là nhãn hiệu của tôi. Vì vậy, trong công ty, nếu có những thứ liên quan đến tiếng Anh thì người đầu tiên mọi người nghĩ đến sẽ là tôi. Nói tóm lại, đây chính là giá trị của tôi trong các mối quan hệ.
Nói lời thật thì những người không có giá trị gì thường rất khó có cảm giác tồn tại trong xã hội. Ngay cả khi họ có mời người khác ăn hằng ngày thì cũng vô ích. Cho nên, thay vì mời người khác ăn, chi bằng hãy giữ số tiền đó để đầu tư phát triển bản thân.