'Không đăng bài khen ngợi công ty lên MXH, nhân viên bị phạt tiền và đuổi việc' - văn hóa công sở chèn ép khiến giới trẻ Trung Quốc ám ảnh
Hình ảnh dân công sở phải gục ngã, kiệt quệ giữa đêm cho thấy mầm mống của "căn bệnh" lạm quyền và văn hóa làm việc "996" đang trở thành vấn nạn đau đầu của Trung Quốc.
Theo Sixth Tone đưa tin, Chen (25 tuổi) ở Trùng Khánh, Trung Quốc đã phạt 10.000 NDT khi từ chối chia sẻ các bài đăng quảng bá hình ảnh của bệnh viện phụ sản, nơi anh đang làm việc lên tài khoản WeChat cá nhân. Sau đó anh lập tức bị sa thải với lý do "vi phạm các quy tắc tối kỵ trong nơi làm việc" và "không hoàn thành nhiệm vụ được giao".
Không chấp nhận được điều vô lý như vây, Chen liền đệ đơn kiện lên Tòa án Nhân dân Trung cấp Thứ ba Trùng Khánh.
Sau vài ngày xét xử, Tòa án Nhân dân Trung cấp đã đưa ra phán quyết chỉ đạo bệnh viện bồi thường cho Chen 60.000 NDT vì cố ý chấm dứt hợp đồng lao động bất hợp pháp.
"Nội dung được xuất bản trên WeChat Moments phải là quyết định độc lập của người dùng và người sử dụng lao động không được can thiệp bất hợp pháp," phán quyết lưu ý.
Vụ án ngay lập tức đã trở thành chủ đề gây xôn xao dư luận và được Tòa án chọn làm "trường hợp tham khảo" vào ngày 10/5.
Trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc, các vụ án mang tính bước ngoặt được người dân chú ý sẽ được các tòa án lựa chọn và công bố là "vụ án tiêu biểu" để giáo dục công chúng tốt hơn về quyền sử dụng người lao động.
Một người dùng Weibo đã chia sẻ câu chuyện tương tự của bản thân khi cho hay sếp của cô thường xuyên yêu cầu trị sự công ty kiểm tra nhân viên có đăng tải hay chia sẻ nội dung về công ty hàng ngày hay không. Nếu ai không tuân thủ sẽ bị trừ lương hoặc không được chấm công ngày làm việc đó.
"Sếp của tôi yêu cầu quản trị viên kiểm tra xem tôi có đăng nội dung như vậy hàng ngày không. Tôi phải đối mặt với việc bị cắt 50 nhân dân tệ mỗi khi từ chối làm như vậy."
Cô đồng thời cho biết thêm rằng sếp của cô coi các tài khoản mạng xã hội cá nhân của nhân viên như một kênh quảng cáo cho các sản phẩm của công ty.
"Ranh giới giữa công việc và cuộc sống là gì?", một người khác đặt ra câu hỏi giữa thực trạng nhức nhối đang xảy ra về quyền của người lao động.
Xâm phạm sự riêng tư cá nhân và sự bất công ở văn hóa công sở
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này bị dư luận chỉ trích.
Năm ngoái, một nhân viên bán hàng đang trong thời gian thử việc ở tỉnh Tứ Xuyên phía Tây Nam, Trung Quốc đã được yêu cầu trả cho công ty của anh ta hơn 3.000 nhân dân tệ với nguyên nhân là anh không đăng bài khen ngợi đến công ty lên MXH.
Công ty đã trích dẫn một yêu cầu nội bộ, trong đó yêu cầu nhân viên đăng ít nhất 50 bài đăng liên quan đến công việc mỗi tháng trên mạng xã hội hoặc trả 50 nhân dân tệ cho mỗi lần họ không làm như vậy.
Viết trên tờ Worker's Daily, Hu Xinhong, một nhà bình luận công chúng chia sẻ rằng những vụ việc lặp đi lặp lại như vậy xuất phát từ việc các công ty đã phớt lờ quyền lợi của người lao động.
Phán quyết được đưa ra vào thời điểm mà cả cơ quan quản lý và công chúng đều tìm cách nêu bật các hoạt động bí mật tương tự tại nơi làm việc ngoài văn hóa "996" - khung giờ làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần thường thấy ở các công ty Trung Quốc.
Nhưng ngay cả khi một số thành phố và công ty tìm cách giảm giờ làm việc , người lao động ở thành phố tỷ dân này vẫn gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa giờ làm việc và nghỉ ngơi. Chưa kể ngày càng có nhiều công việc được thực hiện trực tuyến, dẫn đến hình thành những "giờ làm thêm vô hình".
"Dù ở công ty hay về nhà, những người trẻ tuổi như tôi không thể rời tay khỏi group chat công việc. Đến cuối ngày, tiếng tin nhắn ứng dụng vẫn không ngừng gây phiền phức", Zhu Chuang (28 tuổi), một nhân viên tài chính tại Hàng Châu chia sẻ.
Theo một cuộc khảo sát do nền tảng tuyển dụng trực tuyến Trung Quốc 51Job thực hiện vào năm 2022, khoảng 84,7% số người tham gia cho biết họ đều tiếp tục theo dõi các tin nhắn liên quan đến công việc sau giờ hành chính, hơn 50% số người được trực tiếp yêu cầu tăng cá ít nhất 1 giờ/ngày.
Nhiều nhân viên văn phòng thừa nhận rằng bị thiếu ngủ nghiêm trọng sau khoảng thời gian dài làm việc và còn phải giải quyết các cuộc trò chuyện không liên quan đến công việc đến tận khuya.
"Khi nói đến vấn đề 'làm thêm giờ vô hình', bạn không thể phủ nhận đó là việc 'tăng ca' chỉ vì bạn không có mặt tại văn phòng. Tuy nhiên, khi người lao động phải dùng phần lớn thời gian buổi tối cho các nhiệm vụ được giao, họ cần được công nhận đã làm việc ngoài giờ." Chen Xinwei, nhân viên kế toán tại một công ty công nghệ tư nhân ở Thượng Hải cho biết.
Đặc biệt, khi nhân viên đề cập đến vấn đề này, nhiều quản lý thường tỏ thái độ xem nhẹ hoặc không quan tâm vì họ cho rằng đây là nhiệm vụ mà công ty giao phó thì vẫn cần phải thực hiện nghiêm túc và đúng deadline đề ra.
Vào tháng 4, một tòa án ở Bắc Kinh đã ra phán quyết có lợi cho một nguyên đơn yêu cầu công ty phải bồi thường hơn 30.000 NDT vì kì kèo trong quá trình chi trả thù lao "tăng ca" của mình.
Cụ thể, cô Li Xiaoyan (27 tuổi) là nhân viên của bộ phận chăm sóc khách hàng ở một công ty công nghệ Trung Quốc.
Ngày nào cô cũng phải làm liên tục không ngừng nghỉ từ 9 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Chưa kể sau khi về nhà vào buổi tối, Xiaoyan vẫn phải làm việc để nhắn tin, liên hệ với khách hàng, các group chat ở công ty hầu như thông báo tin nhắn liên tục 24/24. Điều này đã khiến nữ nhân viên rơi vào trạng thái stress, kiệt sức, mất ngủ, thường xuyên bỏ bữa thậm chí có biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Không thể tiếp tục duy trì được điều này, Xiaoyan đã quyết định đệ đơn kiện công ty cũ vì kì kèo trong quá trình chi trả thù lao "tăng ca" của mình. Cụ thể, cô đã tốn hơn 500 giờ đồng hồ để liên hệ với khách hàng và đồng nghiệp ngoài giờ hành chính qua ứng dụng WeChat.
Mặc dù quyền lợi của Li được đảm bảo nhưng các chuyên gia pháp lý cho rằng tác động của vụ kiện vẫn còn khá hạn chế. Bởi phán quyết trên chỉ xoay quanh các vấn đề thủ tục tại công ty nơi cô làm việc.
Do đó, không có gì đảm bảo rằng quyết định này của tòa án sẽ được dùng làm cơ sở để xử lý cho các trường hợp khác trong tương lai. Tương tự, quyền lợi của người lao động vẫn còn rơi vào trạng thái mờ mịt.
Không biết số phận mình sẽ ra sao nhưng Zhu Chuang và một số nhân viên khác vẫn lạc quan và kỳ vọng vào sức ảnh hưởng của vụ kiện và phán quyết cuối cùng của tòa án
"Với những người dũng cảm như Li nói lên mối quan tâm của chúng tôi, đó là một khởi đầu tốt để giải quyết vấn đề," anh nói, đồng thời cho biết thêm rằng các ứng dụng nhắn tin riêng biệt phục vụ cho mục đích cá nhân và doanh nghiệp có thể giúp người lao động được tính thêm thù lao "tăng ca" ngoài giờ." Cô nói.