'Khóa rạp' - Tình yêu mù quáng của người hâm mộ
(Thethaovanhoa.vn) - Vấn đề tăng trưởng của thị trường điện ảnh Trung Quốc trong những năm gần đây bị ảnh hưởng bởi những bất thường phòng vé không còn là điều bí mật. Các nhà phân phối hoặc rạp chiếu đôi khi báo cáo tổng doanh thu thấp hơn để “ăn chặn” lợi nhuận từ nhà sản xuất. Trong một số trường hợp khác, cácnhà làm phim lạiđẩysố liệu này cao hơn thực tế nhằm thu được lợi ích lớn hơn trên thị trường vốn.
- Dương Dương tự cho mình '100 điểm' khi diễn cạnh Lưu Diệc Phi trong 'Once Upon a Time'
- ‘Once Upon a Time’ sẽ có thêm nhân vật ‘Frozen' Anna và Kristoff?
Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ các chuyên gia trong ngành mới giỏi thao túng phòng vé, nhiều khán giả cũng nắm trong tay vài mẹo để "xoay chuyển" thông tin theo hướng mình mong muốn.
Ví dụ mới nhất minh chứng cho điều này có thể kể tới bộ phim giả tưởng lãng mạn Once Upon A Time (Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa), mà trong hơn 1 tuần qua đã trở thành chủ đề được bàn tán xôn xao, gắn với cụm từ "khóa rạp".
“Chiêu” của fan để bảo vệ thần tượng
“Suo chang”, thuật ngữ tiếng Trung có nghĩa là "khóa rạp", đề cập đến hiện tượng các nhóm người hâm mộ bỏ tiền mua lượng vé tối thiểu của một suất để đảm bảo phim họ thích không bị hủy chiếu vì quá ít khán giả.
Bằng cách này, người hâm mộ tin rằng phim họ “bảo vệ” sẽlưu lại rạp càng lâu càng tốt, qua đó minh chứng rằng nó đã nổi tiếng và thành công.
Trong một thị trường như Trung Quốc, nơi mà vàihệ thống rạp lớn chiếm thế độc quyền, hơn nữa khán giả không có nhiều lựa chọn phim hay tại cùng một thời điểm, chiến lược này có thểgiúp một bộ phim có cơ hội nâng doanh thu tốt hơn.
Trong trường hợp của Once Upon A Time, khi bắt đầu công chiếu vào ngày 3/8, phim được hưởng tỷ lệ chiếu lên tới 32%, nghĩa là gần 1/3 tổng suất chiếu tại các rạp chiếu ngày hôm đó được phân bổ cho tác phẩm điện ảnh này. Đó là một tỷ lệ khá tốt, đứng thứ 2trong tổng số hơn 20 phim, chỉ thấp hơn 12% so với Wolf Warrior 2 (Chiến lang 2), bộ phim thành công nhất mọi thời ở Trung Quốc cũng đang trong thời gian chiếu rạp.
Tuy nhiên, cả giới chuyên môn và khán giả đều đưa ra nhận xét khá tiêu cực về bộ phim, khiến sau vài ngày, lượng người xem đến rạp bắt đầu suy giảm đáng kể. Đứng trước nguy cơ các cụm rạp cắt giảm suất chiếu dành cho Once Upon A Time, nhường chỗ cho những phim ăn khách hơn, người hâm mộ đã bắt đầu "khóa rạp”.
Động cơ của những fan cuồng?
Tất nhiên không phải vì họ say đắm một bộ phim dở tệ, mà là dành tình cảm quá lớn cho thần tượng của mình! Hiện tượng "khóa rạp" của Once Upon A Time chủ yếu do những người hâm mộ diễn viên Dương Dương, nam thần hàng đầu của dòng phim ngôn tình Trung Quốc hiện nay.
Một số thần tượng trẻ sở hữu lượng người hâm mộ khổng lồ và chuyên nghiệp, sẵn sàng trả giá cho bất cứ dự án nào họ tham gia. Đối với Dương Dương, Once Upon A Time là cột mốc quan trọng vì đây là phim điện ảnh đầu tiên anh đảm nhận vai chính. Nếu thất bại, nó chắc chắn sẽ phủ bóng tối lên sự nghiệp của ngôi sao 25 tuổi và người hâm mộ sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Trên thực tế, “khóa rạp” rất phổ biến trong nhiều nhómfan khác. Dù khó để xác định hiện tượng này có từ bao giờ và ai là người khởi xướng, nhưng ít nhất là vào năm 2015, người hâm mộ Ngô Diệc Phàm đã thực hành “chiêu” này với Somewhere Only We Know. Qua vài năm, các nhóm fan khác nhau vẫn tiếp tục duy trì vì thần tượng của họ, bao gồm Lu Han, Trương Nghệ Hưng hay Dương Mịch…
Những nhóm fan có tổ chức này thậm chí còn đề ra hệ thống quy tắc nghiêm ngặt: Họ chỉ mua cácghế phía sau hoặc cạnh bên, để lạivị trí trung tâmnhằm thu hút lượng khán giả thực. Họ thường mua vé đủ để các rạp chiếu phim không cảm thấy doanh thu quá tệ hạivàchọn những rạp chiếu chiến lược để tối đa hóa hiệu quả.
Tuy nhiên, một trong những lý do khiến việc “khóa rạp” Once Upon A Timelần này gây tranh cãi lớn là vì các fan của Dương Dươngchỉ mua 1 hoặc 2 vé mỗi suất. Một mặt, rạp chiếu phim nổi giận vì mất tiền trang trải các chi phí cơ bản. Mặt khác, khán giả không có đủ phòng và suất chiếu để thưởng thức Chiến lang 2đang vô cùng hút khách. Nên hiện tại, một số rạp đã thẳng tay hủy bỏ suất chiếu của Once Upon A Time.
Không có gì phải bàn cãi rằng "khóa rạp" là hành động đáng khinh thị. Nhưng nó cũng không tệ hơn các thủ thuật khác đã cản trở thị trường điện ảnh Trung Quốc trong vài năm qua. Hy vọng rằng, chúng ta sẽ phải chứng kiến những bất thường này trong tương lai, khi thị trường phát triển lành mạnh và bền vững hơn.
Duy An (Theo CFI)
Thể thao & Văn hóa