Khi trường ca Trần Đăng Khoa được dân gian hóa

Việc “sáng tác cá nhân chuyển hóa thành văn học dân gian” không phải là chưa từng có trong lịch sử. Chẳng hạn, thơ Trần Tuấn Khải đã hóa thành ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
26/07/2013 10:19

(Thethaovanhoa.vn) - Việc “sáng tác cá nhân chuyển hóa thành văn học dân gian” không phải là chưa từng có trong lịch sử. Chẳng hạn, thơ Trần Tuấn Khải đã hóa thành ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Hoặc, tương tự thì đoạn ca dao bắt đầu với hai câu Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương được cho là có liên hệ chặt chẽ với bài Hà Nội tức cảnh của Dương Khuê, có hai câu tương tự: Phất phơ ngọn trúc trăng tà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Nay, nếu điều tương tự xảy đến với trường ca Đi đánh Thần Hạn của Trần Đăng Khoa, không những được dân gian hóa mà còn được phóng tác thành thể loại khác (từ thơ sang truyện), thì là chuyện hay hay dở?

Tác phẩm được/bị người dân phóng tác

Bài báo này nói riêng về trường hợp dân gian hóa của trường ca Đi đánh Thần Hạn, thay đổi về cơ sở tranh cãi từ cuốn Từ điển type truyện dân gian Việt Nam sangcuốn Văn học dân gian Bạc Liêu.

Cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu - công trình dày 748 trang, do Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học KHXH&NV TP.HCM thực hiện, PGS Ngô Xuân Diên chủ biên ghi rõ xuất xứ của truyện Đi đánh Thần Hạn: “Người kể: Hà Cẩm Vân, (năm 1992), ấp 19, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu”.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa
Thực tế, Khoa Ngữ văn và Báo chí đã huy động 34 giảng viên và 474 sinh viên đi sưu tầm vào năm 2002 và 2003. Nhóm sưu tầm đã tập hợp được hàng nghìn truyện cổ, được nhóm biên soạn lọc và chọn ra khoảng một nửa số đó để đưa vào sách.

Cuốn sách được NXB Văn nghệ TP. HCM in lần đầu năm 2005, trong đó có truyện Đi đánh Thần Hạn. Đến năm 2011, sách được NXB Đại học Quốc gia Hà Nội in lại, vẫn giữ nguyên truyện Đi đánh Thần Hạn.

Theo tìm hiểu của TT&VH, hôm 24/7, một cựu sinh viên Khoa Ngữ văn và Báo chí, từng tham gia nhóm sưu tầm truyện, đã gửi thư điện tử phản hồi đến PGS.TS Nguyễn Thị Huế (chủ biên cuốn Từ điển type truyện dân gian Việt Nam) nhân tranh cãi về Đi đánh Thần Hạn.

Sinh viên này kể lại: “Khi đi sưu tầm, chính tôi cùng nhóm của mình đã ghi âm câu chuyện Đi đánh Thần Hạn qua lời kể của một bác gái ở Bạc Liêu (bà Hà Cẩm Vân như trong sách ghi). Tôi nghĩ có lẽ thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã được dân gian đọc, thích, nhớ, rồi truyền từ mẹ sang con, từ bà sang cháu... Người biên soạn cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu khi chỉnh lý đã không biết đó là câu chuyện được phóng tác lại từ thơ”.

Vậy là rõ, ít nhất có một người dân Bạc Liêu coi Đi đánh Thần Hạn là chuyện dân gian truyền miệng ở địa phương và kể lại cho nhóm sưu tầm mà không biết nguồn gốc của truyện là trường ca cùng tên của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Hay nói ngắn gọn: thơ Trần Đăng Khoa đã được chuyển hóa thành truyện dân gian trong quá trình phổ biến tác phẩm.

Cuốn Từ điển type truyện dân gian Việt Nam (trái) và Văn học dân gian Bạc Liêu.
“Dân gian hóa”

Về trường ca Đi đánh Thần Hạn, đây là tác phẩm dài 2.363 chữ, 571 câu (gồm cả tên trường ca và tên các chương), 4 chương. Tác phẩm viết về cuộc đấu tranh chống Thần Hạn của con người để bảo vệ cuộc sống trên mặt đất.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể, khi viết tác phẩm, ông nghĩ tới “sức mạnh của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ”. Bài thơ khi vừa làm xong đã được báo Văn nghệ đăng vào năm 1970, về sau còn được in sách và tái bản hơn 30 lần trong vòng 43 năm qua. Trong thời gian đó, bài thơ được người dân Bạc Liêu đọc, nhớ và phóng tác thành truyện dân gian như thế nào thì là chuyện khó có thể kiểm chứng.

Việc một tác phẩm văn học được phổ biến trong dân gian, khiến nhiều người tưởng là văn học dân gian nhưng thực ra lại là văn học viết của một tác giả cụ thể và ngược lại, là điều rất phổ biến. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Huế, đây là trường hợp “thú vị nhưng cũng hết sức chông gai trong việc phân định”.

Dù sao thì trong trường hợp Đi đánh Thần Hạn, với việc các nhóm nghiên cứu cho đây là sáng tác dân gian, thì không ai có ý định ăn cắp hay đạo trường ca của nhà thơ Trần Đăng Khoa, cũng không có chuyện cố tình “phù phép” biến trường ca thành của dân gian.

Cựu sinh viên từng tham gia nhóm sưu tầm ở trên bình luận thêm: “Theo tôi, nhà thơ nên vui mừng, vì thơ của ông coi như là sống vĩnh viễn với dân gian rồi”.

Như Thethaovanhoa.vn đã đưa tin, hôm 21/7, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết bài trên blog riêng, nêu ra chi tiết về truyện dân gian Đi đánh Thần Hạn trong cuốn Từ điển type truyện dân gian Việt Nam. Nhà thơ khẳng định Đi đánh Thần Hạn là trường ca do ông sáng tác năm 1970, cho rằng nhóm biên soạn đã mắc sai sót và yêu cầu dẫn nguồn tư liệu.

Hôm 24/7, PGS.TS Nguyễn Thị Huế phản hồi, giải thích rằng nhóm biên soạn đã sử dụng tư liệu “có xuất xứ và đã được công bố, xuất bản”, dẫn nguồn là cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu. Thêm vào đó, PGS Huế cũng: "Thành thật xin lỗi vì sự bất cẩn này”.


Mi Ly
Thể thao & Văn hóa

Tin cùng chuyên mục

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Bộ VH,TT&DL vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Những phát hiện khảo cổ học ở di chỉ Vườn Chuối (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được công bố trong thời gian qua đã làm kinh ngạc giới nghiên cứu và công chúng.

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

Phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long về công tác bảo vệ, phát huy giá trị mang tính toàn cầu, tiêu biểu về thẩm mỹ, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa của di sản này.

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Sáng 13/12, tại thành phố Nha Trang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn "Những giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch Khánh Hòa trong tình hình mới".

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (chữ Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "kim". Đây là lần thứ năm trong tổng số 30 lần, chữ "kim" được bình chọn là chữ Hán của năm.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.