"Khe cửa hẹp" cho đào tạo kịch hát dân tộc

Hiện nay có nhiều thí sinh háo hức thi vào Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Trường này có 6 khoa, mấy năm gần đây, riêng khoa Kịch hát dân tộc có rất ít thí sinh quan tâm, nhưng nhà trường vẫn cố gắng duy trì tuyển sinh và đào tạo.
10/07/2024 19:30
Nguyễn Huy

Hiện nay có nhiều thí sinh háo hức thi vào Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Trường này có 6 khoa, mấy năm gần đây, riêng khoa Kịch hát dân tộc có rất ít thí sinh quan tâm, nhưng nhà trường vẫn cố gắng duy trì tuyển sinh và đào tạo.

Các khoa chính của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM là: Sân khấu, Điện ảnh - truyền hình, Kịch hát dân tộc, Thiết kế mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Kiến thức cơ bản.

Khó khăn, nhưng vẫn duy trì

Nếu ngành/khoa Kịch hát dân tộc của Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đào tạo ở bậc đại học, thì Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM vẫn còn đào tạo ở bậc cao đẳng. Theo những người trong cuộc, cả 2 khoa Sân khấu và Kịch hát dân tộc đều khó tuyển sinh, ngay tại khu vực phía Bắc cũng khó, vì các bạn trẻ thích chọn các khoa/ngành khác. Tại phía Nam, dẫu chỉ đào tạo ở mức cao đẳng, nhưng trường mỗi năm chỉ tuyển sinh được khoảng 30-40 sinh viên cho khoa Kịch hát dân tộc. Đây là con số vô cùng ít ỏi.

"Khe cửa hẹp" cho đào tạo kịch hát dân tộc - Ảnh 1.

Một tiết mục sân khấu của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Ảnh có tính chất minh họa

Ở khu vực miền Tây Nam bộ, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ cũng có đào tạo diễn viên cải lương, mỗi năm chỉ tuyển sinh được tầm 20 - 30 sinh viên, khá ít.

Được biết năm 2024, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM tiếp tục chiêu sinh hệ cao đẳng, nhưng từ niên khóa sau, sẽ nâng lên hệ đại học. Nguyên nhân vì trường đã chuẩn bị đủ số lượng giảng viên có đầy đủ bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ. Vậy nhưng, NSƯT Lê Nguyên Đạt, Chủ tịch hội đồng trường, cho biết: "Dẫu đã nâng lên hệ đại học, nhưng chúng tôi vẫn sẽ đào tạo bậc cao đẳng (2 năm), trung cấp ngắn hạn (1 năm, hoặc 1  năm rưỡi). Vì nếu chỉ đào tạo bậc đại học, các em sẽ đi qua 4 năm lý thuyết, thiếu thực hành, sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản, mất cơ hội thể hiện ở độ tuổi thanh xuân nhất, từ đó mất hy vọng vào cơ hội được trở thành nghệ sĩ. Ngay cả hệ đại học, chúng tôi sẽ đi theo hướng đào tạo lý thuyết 2 năm, 2 năm tìm cho các em một sân khấu hoặc một đoàn nghệ thuật nào đấy để các em rèn luyện thực tế. Đó là cách mà chúng tôi nghĩ thiết thực nhất trong bối cảnh hiện nay".

Nhìn vào đời sống của chèo và cải lương, nhiều người đã thấy tình trạng suy yếu đến mức không biết có thể tồn tại hay không. Ở phía Bắc, các đoàn chèo và cải lương Nhà nước có lịch diễn phục vụ định kỳ trong các lễ hội, liên hoan nghệ thuật, thậm chí trong các hoạt động giao lưu văn hóa. Diễn viên hưởng lương theo quy định Nhà nước.

"Khe cửa hẹp" cho đào tạo kịch hát dân tộc - Ảnh 2.

Ở phía Nam, ngoài đoàn cải lương công lập hoạt động khá giống phía Bắc, còn nhiều đoàn tư nhân cố gắng quẫy đạp tồn tại. Thu nhập của nghệ sĩ đến từ nhiều hoạt động khác nhau, chứ không phải tập trung vào hát tuồng dài như thời hoàng kim, bởi vì, mỗi năm các đoàn cố gắng lắm chỉ ra mắt một tuồng mới. Mỗi tuồng chỉ diễn vài suất.

Thực tế này chính là lý do khiến giới trẻ không còn thấy thu hút theo học khoa Kịch hát dân tộc, vì không biết tương lai sẽ ra sao, ngoại trừ các em vì một lý do cá nhân nào đó, như quá mê nghệ thuật dân tộc, hoặc theo truyền thống gia đình, dòng tộc, quyết dấn thân theo nghĩa chấp nhận gian khó.

Lý do tồn tại?

Nếu như trường công lập gặp khó khăn, thì các lò đào tạo nghề hát tư nhân vẫn còn tồn tại, phổ biến ở phía Nam. Các thầy đờn giỏi nghề, kể cả các nghệ sĩ cải lương thành danh như NSND Thanh Tuấn, NSND Bạch Tuyết… mở lò theo cách nghề truyền nghề. Các học viên chỉ học ca và diễn, hoàn toàn không học các môn lý thuyết, lịch sử sân khấu.

"Khe cửa hẹp" cho đào tạo kịch hát dân tộc - Ảnh 3.

Những ai có năng khiếu hoặc đam mê thì sau khi hoàn thành thời gian học được chính thầy mình giới thiệu chỗ hát. Những người thực sự giỏi sẽ được các ông bà bầu chú ý, các đoàn mời diễn. Nhiều trường hợp, các thí sinh tham gia các cuộc thi cải lương chưa học bài bản nhưng đoạt giải vẫn được các đoàn mời về và đào tạo thêm. Bằng lối đi tắt ấy, họ sớm thành nghệ sĩ, nên trong mắt nhiều thí sinh và sinh viên, học hành bài bản có vẻ không có nhiều cơ hội như vậy.

Theo quy định hiện nay, những diễn viên của đoàn cải lương, chèo công lập bắt buộc phải có bằng cấp cao đẳng hoặc đại học, hoặc giấy chứng nhận đã qua chương trình đào tạo của trường công lập. Vì vậy, nhiều diễn viên học lò tư nhân hoặc tay ngang thành nghệ sĩ bắt buộc phải vào trường công lập để học và hoàn tất bằng cấp. Nhờ vậy, các trường vẫn còn có cơ hội duy trì khoa Kịch hát dân tộc.

Một lý do khác, đó là sau khi tốt nghiệp chuyên khoa này, nhiều bạn tìm được công việc quản lý văn hóa nghệ thuật tại các sở, ban, ngành, các phòng văn hóa quận, huyện. Đây là đầu ra có nhu cầu thiết thực cho những bạn có đam mê, nhưng không có cơ duyên thành diễn viên chuyên nghiệp.

Rõ ràng hoạt động nghệ thuật phong trào hoặc chuyên nghiệp cũng cần người biết cách tổ chức và điều hành. Các diễn viên tập trung vào ca diễn thường khó có thể đảm đương tốt việc này. Vì thế, dẫu so với các ngành học khác, khoa Kịch hát dân tộc kém hấp dẫn hơn, thì nay vẫn còn có cơ hội tồn tại. Tương lai sẽ thế nào thì không rõ" - đạo diễn Lê Nguyên Đạt nói.

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.