Từng trực tiếp khai quật trên dưới 200 ngôi mộ thời Đông Sơn (trong đó 108 mộ còn nguyên hài cốt), ở loạt bài trong chuyên mục này, TS Nguyễn Việt sẽ giúp các bạn hình dung việc một nhà khảo cổ như ông đã lần tìm dấu vết con người thời Đông Sơn như thế nào.
Người Babylon cũng chỉ ra rõ ràng rằng sự giàu có đến từ việc quản lý tài sản, và những người thành công là những người giỏi quản lý, duy trì, sử dụng và tạo ra của cải.
Ngày 28/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh thành (Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam) đã công bố những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khảo cổ học và ứng dụng công nghệ, thiết kế trưng bày bảo tàng, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (28/4/2011-28/4/2021).
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ở địa tầng sâu nhất, 2 mộ táng gạch thời kỳ tiền Thăng Long xác định niên đại khoảng thế kỷ 4 đến thế kỷ 6. Điều này cho thấy dấu tích cư trú của con người tại đây khá sớm, từ trước thời kỳ Đại La.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa cho phép Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học, khai quật khảo cổ tại khu vực gò Dền Rắn thuộc Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Đầu năm 2018, trong khi mở rộng phía sau khu nhà điều hành trạm khai thác và chế biến Nhà máy Apatit Lào Cai Tân Vinh, máy ủi làm vỡ xuất lộ một hiện vật đồng bên trong văng ra một vài hiện vật đồng Đông Sơn như rìu, giáo. Ngay lập tức Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã cử cán bộ về khảo sát và giữ nguyên hiện trạng cho đến khi chúng tôi cùng nhau có mặt.
Trong cuộc khai quật tàu đắm thế kỷ 13-14 ở Bình Châu (Quảng Ngãi), ngoài số đồ gốm chủ yếu là hàng hóa con tàu chuyên chở đi buôn bán còn một số ít đồ do thương lái và các thuyền viên mang theo phục vụ cuộc sống đi lại và buôn bán, như đĩa chén, tiền đồng, gương đồng, nồi đồng… đặc biệt có một quả cân đồng.
Con tàu đắm Bình Châu (Quảng Ngãi), niên đại TK 13 - 14, được khai quật tháng 6/2013 đã đưa ra khá nhiều vấn đề đáng thảo luận, trong đó nổi lên một chủ đề chuyên ngành: “Khảo cổ học tàu thuyền”.
Ngày 12/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội báo cáo kết quả sơ bộ thăm dò, khai quật di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức và đề xuất giải pháp bảo tồn khi di chỉ đang bị xâm phạm nghiêm trọng.
Các nhà khảo cổ học có thể xác định được niên đại của ngôi mộ nhờ con số ngày tháng năm được khắc trên mộ. Họ cũng tin rằng ngôi mộ này là của một địa chủ trong vùng.
Ngày 26/9, tại Hà Nội, Viện Khảo cổ học-Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 54-năm 2019. Tham dự có đông đảo các nhà khoa học chuyên ngành trong cả nước; đại biểu các cơ quan hữu quan, các tổ chức Trung ương, địa phương và đại biểu quốc tế.
Ngày 28/8, tại Hà Nội, Hội Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ 3 (nhiệm kỳ 2019 - 2023).
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất