Khám phá vẻ đẹp Ấn Độ qua những điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng
Ấn Độ - một trong những cái nôi văn minh của nhân loại, nơi bắt nguồn của Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Đạo Sikh… nằm bên dòng sông Hằng huyền bí, mang trong mình những nét văn hóa tôn giáo được duy trì qua hàng ngàn năm lịch sử, hệ thống đền chùa, di sản kiến trúc lâu đời và những nét phong tục độc đáo đang chờ bạn khám phá.
Chuyến đi về vùng đất linh thiêng quê hương của Phật giáo sẽ giúp bạn không chỉ hiểu rõ hơn về lịch sử Phật giáo mà còn là hành trình giúp bạn tìm thấy sự bình yên, tĩnh tại, thanh thản trong tâm hồn, tạo nên sức mạnh nội tâm của chính mình để tiếp tục sống hạnh phúc.
Theo chia sẻ ông Ngô Minh Thiện (Giám đốc Công ty Du lịch Hương Giang), thời điểm hiện tại khá lý tưởng để du lịch Ấn Độ. Đất nước này trải qua 3 mùa trong năm với mùa hè, mùa mưa (gió mùa) và mùa đông. Trong đó, mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1, mùa hè bắt đầu từ tháng 5 với thời tiết rất nắng nóng và mùa xuân khá ngắn vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm. Với sự hợp tác cùng Hãng hàng không Indigo, Hương Giang đang tổ chức các chuyến bay charter đưa du khách tới Ấn Độ, sẽ khởi hành vào 8/3 tới.
Cùng điểm danh các điểm đến nổi tiếng ở Ấn Độ trong chuyến hành trình này:
1- Chùa Việt Nam ở Varanasi
Chùa Việt Nam hay còn gọi là Chùa Đại Lộc (The Sivali Vietnamese Theravada Trust) - ngôi chùa Nam Tông đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên đất Ấn Độ.
2- Du ngoạn Sông Hằng
Sông Hằng - dòng sông linh thiêng của người Ấn Độ giáo, ngắm bình minh trên sông Hằng và tìm hiểu về cuộc sống xung quanh. Mỗi khi bình minh lên, tất cả những sinh hoạt tôn giáo nơi đây lại bừng dậy, sôi động và nhộn nhịp. Từ hình ảnh các đạo sĩ Hindu ra bến sông rung chuông và nâng cao những cây đèn lửa hướng về phía mặt trời đang mọc, trong khi dân chúng đổ xuống sông tắm, kẻ đốt nến, người dâng hoa, lại có những người ngồi theo tư thế Yoga dọc theo những hàng tâng cấp, từng đàn chim bay lượn trên bầu trời mờ ảo...
3- Vườn Lộc Uyển (Sarnath)
Sarnath cách thành phố Varanasi khoảng 10km, một địa danh nổi tiếng trong "Tứ động tâm" (bốn vùng thánh tích) liên quan đến cuộc đời Đức Phật từ khi Ngài đản sanh, giác ngộ, khai giảng giáo pháp và nhập diệt.
Tại đây, du khách sẽ ghé thăm và tìm hiểu các di tích ghi dấu những sự kiện quan trọng như: - Tham quan đại tháp Dhamekh – ngôi tháp này được vua A Dục xây vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên để ghi nhận nơi Đức Phật lần đầu tiên chuyển Pháp Luân, giảng bài pháp đầu tiên "Tứ Diệu Đế".
- Tháp Dharmarajika là một trong số ít những ngôi tháp dựng lên bởi vua Ashoka còn lại, mặc dù chỉ còn nền móng. Phần còn lại của tháp Dharmarajika được di chuyển tới Varanasi để sử dụng làm vật liệu xây dựng trong thế kỷ thứ 18. Khi đó, ngọc xá lợi được tìm thấy trong tháp Dharmarajika. Những xá lợi đã được rải xuống dòng sông Hằng.
- Trụ đá của vua A Dục (Ashoka) được dựng lên tại đây, cấu trúc nổi nguyên thủy bởi "Đầu con sư tử của vua A Dục (được trình bày tại viện bảo tàng Sarnath), đã bị bể trong quá trình xâm chiếm của người Hồi, nhưng cột trụ vẫn còn đứng ở vị trí nguyên thủy.
- Bảo tàng khảo cổ học tại Sarnath: tại đây, đoàn sẽ có cơ hội được chứng kiến các cổ vật và di tích khảo cổ rất có giá trị về đạo Phật.
4- Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng)
Bồ Đề Đạo Tràng - thuộc bang Bihar nằm ở Đông Bắc Ấn Độ nơi được mệnh danh là đệ nhất thánh tích Phật giáo của châu Á thu hút hàng triệu tín đồ hành hương vì có Cội Bồ Đề (danh hiệu trong Phật Giáo, tôn xưng một cây Bồ Đề cổ thụ), nơi Đức Phật Thích Ca đã thành đạo.
Tại đây, du khách tham quan và đảnh lễ tại tháp Đại Giác – nơi ghi dấu các sự kiện quan trọng sau khi Đức Phật đắc đạo. Tháp Đại Giác được vua A Dục vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên bằng gạch vào khoảng 250 năm sau khi Đức Phật nhập Niết- bàn nhằm để tưởng niệm nơi thành đạo của Đức Phật Thích Ca. Đây cũng là một trong những kiến trúc bằng gạch lâu đời nhất vẫn còn tồn tại ở miền Đông Ấn Độ.
Cội Bồ Đề linh thiêng và Kim Cương tòa, nơi Thái Tử Tất Đạt Đa đã ngồi tham thiền trước khi đắc đạo thành Phật. Cội bồ đề hôm nay tương truyền vốn là nhánh con của cây bồ đề năm xưa, trải qua nhiều năm chiến tranh và tàn phá, cây con này vẫn giữ vững thế đứng uy phong. Những người đến Bồ Đề Đạo Tràng đều mong nhặt được một chiếc lá bồ đề, một sự may mắn cho bất cứ ai ghé thăm đất Phật.
Làng Sujata nơi mà thái tử Tất Đạt Đa đã nhận bát cháo sữa từ cô gái hiền lành Sujata theo truyền thuyết Phật Giáo.
Sông Ni Liên Thiền - tên gọi gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất Đạt Đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh - nơi có sự kiện trọng đại liên quan đến cuộc đời của đức Thế Tôn được diễn ra trước khi đắc đạo.
5- Chùa Hòa Bình, Venuvana, Swarna Bhandar
Nằm trong quần thể Đỉnh Linh Thứu, du khách sẽ đi cáp treo lên tới đỉnh núi Kỳ Xà Quật (Sonagiri) để đi nhiễu bảo tháp. Tháp được xây dựng nhờ công đức của Hòa Thượng Nichidatsu Fuji (Thiên Thai Tông) với ước nguyện hòa bình cho thế giới và an lạc cho chúng sinh. Bốn mặt bảo tháp phân đều bốn hướng, tôn trí 4 tượng Phật màu vàng dựa trên 4 sự kiện: Đản Sanh, Thành Đạo, Chuyển Pháp Luân và Nhập Niết Bàn.
6- Viện Đại học Nalanda
Đây là trường đại học Phật giáo đầu tiên và lớn nhất trên thế giới với diện tích 49 km2, được thành lập 400 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Đây cũng là quê hương của ngài Xá Lợi Phật và cũng là nơi ngài nhập diệt trước Đức Phật. Khi Hồi giáo tàn phá nơi này, lượng kinh sách bị đốt liên tục 24/24 giờ trong 6 tháng thì ngọn lửa mới tắt, hiện tại chỉ còn sót lại khoảng 1% lượng kinh sách Phật điển.