Kéo dài thời gian giãn cách xã hội để tập trung quyết liệt hơn cho phòng, chống dịch

Đánh giá tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tap, khó lường trên địa bàn thành phố, Sở Y tế Hà Nội đề xuất thành phố tiếp tục cho thực hiện giãn cách xã hội thêm để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
06/08/2021 22:46

(Thethaovanhoa.vn) - "Thành phố quyết định thực hiện tiếp Chỉ thị số 17/CT-UBND đến 6 giờ ngày 23/8/2021", thông tin này được Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 cho biết tại cuộc họp ngày 6/8, nhằm thông tin với báo chí về các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội. Quyết định trên được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của các ngành chuyên môn, sự tư vấn của các chuyên gia.

Hà Nội tiếp tục giãn cách toàn xã hội đến 6h ngày 23/8, kêu gọi người dân chia sẻ, đồng lòng

Hà Nội tiếp tục giãn cách toàn xã hội đến 6h ngày 23/8, kêu gọi người dân chia sẻ, đồng lòng

Ngày 6/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 18/CĐ-UBND về việc tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội trên địa bàn thành phố để phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, toàn thành phố tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6 giờ ngày 23/8/2021.

“Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong 15 ngày tiếp tục giãn cách xã hội tới là phải thực hiện quyết liệt, thực chất hơn nữa. Thành phố tiếp tục giao quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào tình hình có thể áp dụng mức cao hơn Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

* Bảo đảm an sinh xã hội

Đánh giá sau gần 2 tuần thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố nhận định đã đạt kết quả bước đầu tích cực. Các cơ quan trung ương, dư luận xã hội và chuyên gia đều đánh giá, việc thành phố quyết định thực hiện giãn cách xã hội từ 6 giờ ngày 24/7/2021 là đúng và trúng.

Chú thích ảnh
Đường Võ Chí Công luôn vắng vẻ trong những ngày thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Tuy nhiên, diễn biến dịch vẫn rất phức tạp, nguy cơ cao. Vì ngoài số dân đông, Hà Nội là đầu mối giao thông quốc gia, vẫn có giao thương, giao lưu về con người, hàng hóa, chưa thể “đóng băng” như các địa phương khác. Các tỉnh xung quanh Hà Nội vẫn còn đang có dịch. Trong khi đó, các ca bệnh nằm rải rác ở cả 30 quận, huyện, thị xã, trong đó có nhiều địa phương có số ca mắc lớn.

“Dịch bệnh đã tấn công vào những nơi rất phức tạp như khu công nghiệp, chợ truyền thống, bệnh viện, siêu thị, khu dân cư đông như ở các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. Chưa kể, trên địa bàn còn nhiều ca chưa rõ nguồn lây. Do đó, nếu dừng giãn cách xã hội sau 14 ngày thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND, kết quả thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua khó bảo đảm”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phân tích.

Chú thích ảnh
Cầu Nhật Tân có những khoảng thời gian gần như không 1 bóng phương tiện lưu thông. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng cho biết, với tinh thần luôn chủ động, không lơ là, mất cảnh giác và chuẩn bị ở mức cao hơn so với dự báo, Hà Nội vừa đưa vào vận hành 1 bệnh viện, trung tâm thu dung tại Đền Lừ, quận Hoàng Mai, với quy mô 1.000 giường để điều trị cho những người mắc COVID-19 thể nhẹ và tới đây sẽ đưa vào hoạt động thêm khoảng 5.000 giường nữa. Ngoài ra, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo trong thời gian ngắn nhất phải chuẩn bị sẵn sàng 30.000 giường để thu dung trường hợp F0 thể nhẹ. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng có đề án, phân bổ thêm 2.500 giường bệnh cho Hà Nội, phối hợp với Thành phố thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến tại Hoàng Mai với quy mô 500 giường. 

Chú thích ảnh
Nút giao thông Âu Cơ - Cầu Nhật Tân vắng vẻ khác thường. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Thành phố cũng chỉ đạo mỗi huyện, thị xã chuẩn bị từ 3.000-5.000 chỗ cách ly cho trường hợp F1. Song song với việc tăng cường năng lực xét nghiệm, tiến hành mua sắm trang thiết bị dự phòng, thành phố cũng đã làm việc với các cơ sở y tế trung ương, tư nhân để phối hợp trong xét nghiệm cũng như điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 khi cần.

Chú thích ảnh
Phố Tràng Tiền vắng vẻ lạ thường so với thường ngày. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Theo Phó Bí thư Thành ủy, thành phố cũng đang ưu tiên các nguồn lực để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Không chỉ tiết kiệm chi thường xuyên, thành phố đã quyết định tạm dừng triển khai mua sắm trang thiết bị từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của thành phố, trừ các nội dung liên quan đến phòng, chống dịch.

Chú thích ảnh
Nút giao thông ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch vắng vẻ khác thường vào khung giờ tan tầm. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Bên cạnh đó, thành phố cũng đặc biệt quan tâm chăm lo bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài 12 đối tượng được quy định trong Nghị quyết số 68/NQ-TTg ngày 1/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố chỉ đạo rà soát, bổ sung các đối tượng gặp khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Đây tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng được thực hiện trong thời gian tới.

* Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người dân

Thông tin tại cuộc họp báo, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong hơn 10 ngày qua, Hà Nội đã tận dụng thời gian giãn cách xã hội để thần tốc truy vết, bóc tách hàng chục ca F0 trong cộng đồng, cách ly triệt để các trường hợp liên quan, kiềm chế đà lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, trước diễn biến dịch còn rất phức tạp, nhiều ca F0 còn tiềm ẩn trong cộng đồng, nguy cơ dịch bùng phát rộng vẫn còn tồn tại, Sở Y tế kiến nghị thành phố quyết định kéo dài thêm thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Chú thích ảnh
Phố Đinh Tiên Hoàng hướng về Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vắng vẻ trong những ngày thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Theo ông Vũ Cao Cương, thời gian tới, Sở Y tế tiếp tục quản lý chặt chẽ người dân ra khỏi nhà và thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-UBND; tận dụng những ngày giãn cách để truy vết, bóc tách F0; tiếp tục rà soát các trường hợp ho, sốt và lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng trên diện rộng tại các nơi có nguy cơ cao; đồng thời đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine theo thư tự ưu tiên. Hiện thành phố đã bố trí 715 điểm tiêm chủng và những điểm lưu động tại các nơi rộng rãi để đảm bảo giãn cách và phòng dịch. Sở Y tế cũng siết chặt công tác an toàn trong việc khám chữa bệnh, kiểm soát chặt mọi tuyến đường vào thành phố và tại các chốt kiểm soát ở địa phương.

Chú thích ảnh
Dòng người ra đường trên tuyến phố Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng vắng hẳn. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Đánh giá tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tap, khó lường trên địa bàn thành phố, Sở Y tế Hà Nội đề xuất thành phố tiếp tục cho thực hiện giãn cách xã hội thêm để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Chú thích ảnh
Nút giao thông ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch vắng vẻ khác thường vào khung giờ tan tầm. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Đối với công tác tiêm vaccine, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã tiếp nhận 2.220.384 liều vaccine COVID-19 và đã tiêm được 1.050.620 mũi cho người dân, chiếm hơn 10% dân số toàn thành phố. Sở Y tế đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người dân khi tiếp nhận được nguồn vaccine phân bổ từ Trung ương, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

* Dự trữ hàng hóa gấp 3 lần

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, về việc bảo đảm cung cấp hàng hóa cho người dân, Sở Công Thương đã chủ động chỉ đạo các hệ thống phân phối để bảo đảm nguồn cung hàng hóa với mức dự trữ gấp 3 lần so với các tháng bình thường, tổng giá trị 194.000 tỷ đồng; các doanh nghiệp cũng tăng dự trữ tại kho của siêu thị, kho của khu trung tâm, kho của nhà sản xuất để bảo đảm nguồn cung.

Chú thích ảnh
Trên tuyến đường Vành đai 3, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông giảm rõ rệt (Ảnh chụp lúc 17h). Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Thành phố đã ban hành thường xuyên các văn bản để tháo gỡ kịp thời các vấn đề vướng mắc ở thời gian đầu tiên thực hiện Chỉ thị liên quan cấp luồng xanh bị chậm dẫn đến vận chuyển hàng hóa bị ùn ứ.

“Sở cũng thường xuyên nắm bắt giá cả thị trường, điều phối nguồn hàng phục vụ người dân, đến nay hàng hóa đáp ứng đủ yêu cầu của người dân, chưa có hiện tượng thiếu hàng, chưa có người dân không mua được hàng hóa để phục vụ cuộc sống; khi các địa phương phát hành phiếu đi chợ, người dân thực hiện nghiêm túc”, bà Trần Thị Phương Lan cho biết.

Chú thích ảnh
Nút giao thông Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám vắng vẻ khác thường. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Sở Công thương đang trình UBND thành phố kế hoạch bảo đảm nguồn cung và phương án điều phối hàng hóa cho người dân khi tình hình dịch còn diễn biến phức tạp để các sở, ngành chủ động phối hợp trong việc vận chuyển, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân.

Chú thích ảnh
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh, nút giao thông Kim Mã - Đào Tấn gần như không có phương tiện tham gia giao thông (Ảnh chụp lúc 16h30). Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Liên quan đến việc một số chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện ích đóng cửa do ảnh hưởng bởi dịch, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, khi có hiện tượng này, Sở đã tiếp tục tổ chức bảo đảm cung cầu hàng hóa cho người dân, bán hàng lưu động, bình ổn hàng hóa; phối hợp địa phương bố trí điểm bán phù hợp, đa dạng hóa loại hình phục vụ.

Chú thích ảnh
Phố Lý Thường Kiệt đoạn gần trường Đại học Dược Hà Nội nhìn hun hút, vắng vẻ người đi lại. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Về bán hàng qua thương mại điện tử, người giao hàng vận chuyển đã được Sở tổng hợp gửi Sở Giao thông Vận tải để cấp mã được phép vận chuyển, các đối tượng này hoạt động bình thường, bảo đảm thêm nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân.

Đến nay đã có khoảng 800 điểm mở bán hàng phục vụ hàng thiết yếu, Sở đang chuẩn bị mở thêm 472 điểm nữa, ngoài ra là các điểm bán của hội phụ nữ, thanh niên phối hợp với các hợp tác xã để mở thêm địa bàn.

Chú thích ảnh
Hầm chui Kim Liên vắng vẻ trong những ngày thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND (Ảnh chụp lúc 18h). Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN

Để chủ động nguồn cung, thành phố đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ cấu lại vùng trồng, các loại rau ăn lá, rau ngắn hạn để phục vụ ngay nhu cầu tự cung tự cấp trên địa bàn. Bên cạnh đó, Sở dự phòng thêm một số tỉnh ngoài các tỉnh phía Bắc như tại miền Trung, Tây Nguyên sẵn sàng thay thế nguồn cung nếu các tỉnh phía Bắc đang cung ứng cho Hà Nội có dịch.

Chú thích ảnh
 Trên tuyến đường Vành đai 3, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông giảm rõ rệt (Ảnh chụp lúc 17h). Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Thành phố đang chỉ đạo Sở Công thường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có thể giãn cách các chợ đầu mối, cụ thể đang dự kiến một số điểm theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là bến xe Hà Đông, Khu công nghiệp Nam Hà Nội, khu tái định cư Tân Dược (huyện Sóc Sơn), điểm tại 489 Hoàng Quốc Việt và địa điểm tại Gia Lâm, bảo đảm thông thoáng tại cửa ngõ, để hàng hóa từ các tỉnh không vào sâu trong nội thành. Thành phố sẽ triển khai đồng bộ để bảo đảm hiệu quả và quan trọng là bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn.

* Kêu gọi người dân tự nguyện, tự giác phòng, chống dịch

Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, vừa qua, thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND, bên cạnh kết quả tích cực, chính quyền cơ sở một số nơi còn lúng túng, chưa quyết liệt, nhất là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Một số cá nhân, tổ chức, cơ quan chưa chấp hành nghiêm. Đây là vấn đề cần khắc phục trong 15 ngày thực hiện giãn cách sắp tới.

Chú thích ảnh
Cầu vượt Mai Dịch hướng đi Phạm Văn Đồng thường ngày rất đông các phương tiện giao thông cơ giới, đặc biệt là các xe trọng tải lớn, nay đã giảm hẳn các phương tiện lưu thông. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, xác định cuộc chiến phòng, chống dịch còn dài, thành phố Hà Nội đã phân công lại nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị nhằm giảm tải cho các lực lượng tuyến đầu để có thể bảo đảm hoạt động trong thời gian dài, nhất là y tế, lực lượng vũ trang, Công an.

“Xuyên suốt công tác phòng, chống dịch, thành phố luôn xác định, sự đồng lòng của nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị mang tính quyết định thành công hay không thành công. Chính vì thế, từ đồng chí Bí thư Thành ủy đến cả Thành ủy đều thống nhất phải tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, thực chất hơn, sâu sát hơn công tác phòng, chống dịch; trong đó tập trung động viên, khích lệ, đề cao và phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở; vai trò của người dân, tự nguyện, tự giác tham gia công tác phòng, chống dịch”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Chú thích ảnh
Khu vực hồ Hoàn Kiếm vắng vẻ, chỉ những người có nhu cầu thiết yếu mới được phép ra đường. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
 Tại hầu hết các khu phố nội đô, giao thông khá vắng vẻ, chỉ những người có nhu cầu thiết yếu mới được phép ra đường. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Tuyến đường Vành đai 3 thỉnh thoảng mới có 1 chiếc xe đi qua (Ảnh chụp lúc 17h). Ảnh: Huy Hùng - TTXVN
Chú thích ảnh
Tại các tuyến phố nội đô, chỉ những người có nhu cầu thiết yếu mới ra đường. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Tầm 17h là khung giờ cao điểm nhưng tại nút giai thông Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng, giao thông vắng vẻ khác thường. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Trên các tuyến phố chính ở nội đô như đường Lý Thường Kiệt, chỉ có lác đác phương tiện đi lại do có nhu cầu thiết yếu. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Phố Tràng Tiền vắng vẻ lạ thường so với thường ngày. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Tuyết Mai/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.