Trong thế giới nghệ thuật giàu tính ẩn dụ và biểu tượng, có những họa sĩ chọn cách kể lại ký ức và khát vọng của mình bằng những hình ảnh nhẹ nhàng, bay bổng mà đầy sức gợi. Họa sĩ Dương Xuân Quyền là một người như thế. Triển lãm đánh dấu chặng đường 15 năm lao động nghệ thuật của họa sĩ, mang tên “Những chiếc lông công” – không chỉ là nơi hội tụ của sắc màu, không gian và ánh sáng, mà còn là tiếng nói thầm lặng nhưng đầy bản lĩnh về tình yêu, bản ngã và sự thấu hiểu giữa người với người.
Một không gian nghệ thuật đầy hoài niệm, sâu lắng và đậm chất thơ đang được giới thiệu tới công chúng Thủ đô qua triển lãm “Những chiếc lông công” của họa sĩ Dương Xuân Quyền. Đây là dấu mốc đặc biệt, đánh dấu 15 năm hoạt động nghệ thuật của anh.
Trong thế giới hội họa đương đại ngày nay, nơi chất liệu và ngôn ngữ tạo hình luôn không ngừng đổi mới, vẫn có những người lặng lẽ đi ngược chiều thời gian, trở về với những giá trị truyền thống. Họa sĩ Phan Tuấn là một trong số đó. Anh chọn gắn bó với sơn mài - chất liệu cổ điển, tốn công, lắm nhọc, nhưng lại chứa đựng vẻ đẹp thâm trầm, sang trọng và tinh thần Việt.
Không gian hội họa “Đất mẹ” mở ra trước mắt người xem một khu vườn mơ màng – nơi mà ký ức, cảm xúc và những hình tượng về người phụ nữ hòa quyện vào khung cảnh thiên nhiên như một giấc mơ hiển hiện. Đây là hành trình nội tâm gợi nhớ về quê hương, về mẹ, và về chính con người họa sĩ Nguyễn Như Đức – người đã dành hơn một thập kỷ sống và sáng tác tại mảnh đất Hội An.
Chung thủy một cách bền bỉ với lối vẽ và phong cách nghệ thuật của riêng mình, họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp đã lưu lại những dấu ấn thời gian, cùng những kỷ niệm về tình yêu, bạn bè, đồng nghiệp, hay những người thân quen của ông qua các tác phẩm giàu cảm xúc trong triển lãm “Phàm – Thiên”.
Dưới nét cọ của họa sĩ Nguyễn Thị Mỹ các loài hoa như có tâm hồn và tính cách riêng. Hoa không chỉ là chủ đề xuyên suốt sự nghiệp sáng tác mà còn là nguồn cảm hứng lớn nhất trong hành trình hơn nửa thế kỷ cầm cọ của người họa sĩ đã dành trọn cuộc đời để biến những sắc hoa thành những tác phẩm nghệ thuật tinh tế.
Nhiều năm qua, họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh được biết đến là “cha đẻ” của hàng nghìn cô búp bê mặc trang phục dân tộc – những sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc văn hóa, được bạn bè quốc tế yêu thích. Thế nhưng, ít ai biết rằng, hội họa mới là "hơi thở cuộc sống" đối với người nghệ sĩ này.
Trong những năm qua, làng hội họa Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình mạnh mẽ, với những phong cách nghệ thuật mới lạ và táo bạo bắt đầu xuất hiện. Một trong những người tiên phong trong việc tạo dựng dấu ấn riêng đó chính là họa sĩ Nguyễn Thu Thủy.
Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, không giống các họa sĩ trẻ khác là tìm cho mình con đường đến với hội họa dễ nhất, Chu Nhật Quang lại tự làm khó bản thân với nghệ thuật sơn mài. Những tác phẩm tranh sơn mài của chàng họa sĩ trẻ ngỡ là bình dị nhưng lại ẩn chứa những điều vô cùng sâu sắc, thể hiện sự tôn vinh di sản văn hóa dân tộc và mang đến cảm giác hoài niệm về một thời đã qua.
Ngôi nhà 3 gian 2 chái, giếng nước, gốc đa hay chiếc chõng tre đơn sơ… Những hình ảnh dung dị tưởng chừng đã phai mờ dần trong đời sống hiện đại, nay lại được “tái sinh” trong tranh của họa sĩ Trần Nguyên. Bao kỷ niệm ùa về, với những ký ức tuổi thơ mộc mạc mà sâu lắng, là cảm xúc của bất cứ ai khi thưởng lãm các tác phẩm của anh.
Công chúng yêu nghệ thuật đã có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm tuyệt đẹp của họa sĩ Phạm Lực. Buổi triển lãm tranh và ra mắt cuốn sách "Cây cọ được Chúa cầm tay" do Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nhà sưu tập nghệ thuật và nguyên là một chính khách, chắp bút, là một dịp để giới yêu hội họa cùng khám phá sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của người họa sĩ tài ba này.
Viết tiếp những câu chuyện còn dang dở tại "Chạm vào ký ức" năm 2024, bốn họa sĩ Trần Nguyên, Hoàng Quốc Tuấn, Đắc Tưởng và Lâm Tráng lại cùng tụ họp trong triển lãm “Qua miền thương nhớ”, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.