Hàng nghìn du khách tham dự Lễ hội Tràng An - Lễ mở cửa rừng

13/04/2025 15:44 | Du lịch
TTXVN

Ngày 13/4, tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (thành phố Hoa Lư), tỉnh Ninh Bình phối hợp với Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức Lễ hội Tràng An năm 2025 với chủ đề “Tràng An – Di sản ngàn năm, hồn thiêng sông núi”.

Dự lễ khai mạc có đại diện các ban, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cùng hàng nghìn người dân và du khách thập phương.

Lễ hội nhằm tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Quý Minh Đại Vương – một trong những vị thần được thờ tụng theo tín ngưỡng dân gian. Theo truyền thuyết, ngài là một trong ba anh em – ba vị tướng được phong Thánh gồm Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh, là người có công trấn ải Nam Sơn, thuộc Hoa Lư tứ trấn, bảo vệ đất nước thời Hùng Vương thứ 18.

Hàng nghìn du khách tham dự Lễ hội Tràng An - Lễ mở cửa rừng - Ảnh 1.

Lễ rước rồng trên sông tổ chức theo nghi lễ truyền thống. Ảnh: Đức Phương - TTXVN

Lễ hội được tổ chức nhằm tiếp tục tôn vinh chiều sâu lịch sử và giá trị trường tồn của Quần thể danh thắng Tràng An, khơi dậy truyền thống cách mạng, niềm tự hào dân tộc của bao lớp thế hệ người dân cùng các giá trị văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng mang bản sắc riêng của một Kinh đô cổ giữa lòng Di sản Quần thể danh thắng Tràng An. Đây là dịp để nhân dân địa phương và du khách dâng lễ cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời tôn vinh những bậc tiền nhân đã có công khai phá và bảo vệ vùng đất thiêng của Di sản Tràng An.

Hàng nghìn du khách tham dự Lễ hội Tràng An - Lễ mở cửa rừng - Ảnh 2.

Nghi lễ rước nước truyền thống là thủ tục quan trọng tại Lễ hội. Ảnh: Đức Phương - TTXVN

Lễ hội Tràng An còn được biết đến là Lễ mở cửa rừng (phát lát) được tổ chức thường niên, là nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; truyền tải tư duy sống hài hòa và tôn trọng thiên nhiên của tổ tiên, cha ông ta. Theo quan niệm dân gian, vào mùa Đông, cây cối khô cằn, rừng núi cần được “đóng cửa” để bảo vệ muôn loài, phục hồi hệ sinh thái. Khi mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, rừng được “mở cửa” để con người tiếp tục gắn bó và sinh sống. Đây chính là thông điệp về việc bảo vệ rừng, giữ gìn hệ sinh thái và phát triển bền vững – điều đặc biệt quan trọng đối với một Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới như Tràng An. Lễ hội còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện lòng thành kính với thần linh và tổ tiên.

Hàng nghìn du khách tham dự Lễ hội Tràng An - Lễ mở cửa rừng - Ảnh 3.

Trình diễn nghệ thuật văn hóa dân gian truyền thống tại Lễ hội. Ảnh: Đức Phương - TTXVN

Tham dự lễ hội, nhân dân và du khách thập phương được hòa mình vào đoàn rước rồng từ khu vực cổng Tam Quan – trung tâm thành phố Hoa Lư tới khu vực bến thuyền Tràng An, rồi xuôi theo dòng nước soi bóng những dãy núi hùng vĩ vào tới Đền Suối Tiên để thực hiện các nghi lễ dâng hương, hoa, lễ vật lên ban thờ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương.

Lễ hội Tràng An góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh Quần thể danh thắng Tràng An tới du khách trong và ngoài nước. Đây là sự kiện độc đáo, giúp ngành du lịch Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững, gắn kết giữa bảo tồn và khai thác di sản một cách có trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Với kho tàng y học cổ truyền phong phú, tài nguyên dược liệu quý giá và sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để phát triển du lịch y học cổ truyền, biến di sản văn hóa này thành một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Sáng Chủ nhật hàng tuần, thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) trở nên sôi động và nhộn nhịp khi chợ phiên Bắc Hà bắt đầu họp.

Chương trình “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu”: Thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Chương trình “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu”: Thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 3/7, tại Hà Nội, chương trình giao lưu, giới thiệu văn hóa và du lịch tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) với chủ đề “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu - Hòa âm Việt - Trung” được tổ chức trong khuôn khổ Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025, hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế

Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế

Hệ thống văn khắc Hán Nôm trên vách đá ở núi Non Nước không chỉ là minh chứng sinh động cho sự hiện diện và phát triển của di văn Hán Nôm tại vùng đất Cố đô mà còn là biểu tượng độc đáo của sự giao thoa tinh tế giữa nghệ thuật điêu khắc, văn chương, phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử dân tộc.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở khu phố cổ Hà Nội sau sắp xếp

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở khu phố cổ Hà Nội sau sắp xếp

Sau sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp, phường Hoàn Kiếm và phường Cửa Nam trở thành vùng lõi trung tâm của Thủ đô, tập trung mật độ di tích văn hóa cao nhất, đồng thời là biểu tượng của bản sắc đô thị Thăng Long - Hà Nội. Khu phố cổ Hà Nội đang được thành phố tập trung bảo tồn, tôn tạo và khai thác giá trị một cách bền vững.

10 năm Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai

10 năm Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai

Ngày 3/7/2015, tại kỳ họp lần thứ 39 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra ở Bonn (CHLB Đức), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai.

"Giai điệu mới" cho du lịch Việt Nam

"Giai điệu mới" cho du lịch Việt Nam

Du lịch âm nhạc đang dần trở thành một trào lưu mạnh mẽ, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp không khói, lôi cuốn du khách trong và ngoài nước khám phá Việt Nam theo một cách hoàn toàn khác biệt.

Tour thám hiểm sâu trong lòng Phong Nha - Kẻ Bàng thu hút du khách

Tour thám hiểm sâu trong lòng Phong Nha - Kẻ Bàng thu hút du khách

Nằm sâu trong lòng Quảng Trị, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là Di sản Thiên nhiên Thế giới được mệnh danh "vương quốc hang động" mà còn là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm.

Tin mới nhất

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Với kho tàng y học cổ truyền phong phú, tài nguyên dược liệu quý giá và sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để phát triển du lịch y học cổ truyền, biến di sản văn hóa này thành một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Sáng Chủ nhật hàng tuần, thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) trở nên sôi động và nhộn nhịp khi chợ phiên Bắc Hà bắt đầu họp.

Chương trình “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu”: Thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Chương trình “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu”: Thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 3/7, tại Hà Nội, chương trình giao lưu, giới thiệu văn hóa và du lịch tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) với chủ đề “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu - Hòa âm Việt - Trung” được tổ chức trong khuôn khổ Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025, hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế

Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế

Hệ thống văn khắc Hán Nôm trên vách đá ở núi Non Nước không chỉ là minh chứng sinh động cho sự hiện diện và phát triển của di văn Hán Nôm tại vùng đất Cố đô mà còn là biểu tượng độc đáo của sự giao thoa tinh tế giữa nghệ thuật điêu khắc, văn chương, phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử dân tộc.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở khu phố cổ Hà Nội sau sắp xếp

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở khu phố cổ Hà Nội sau sắp xếp

Sau sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp, phường Hoàn Kiếm và phường Cửa Nam trở thành vùng lõi trung tâm của Thủ đô, tập trung mật độ di tích văn hóa cao nhất, đồng thời là biểu tượng của bản sắc đô thị Thăng Long - Hà Nội. Khu phố cổ Hà Nội đang được thành phố tập trung bảo tồn, tôn tạo và khai thác giá trị một cách bền vững.

10 năm Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai

10 năm Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai

Ngày 3/7/2015, tại kỳ họp lần thứ 39 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra ở Bonn (CHLB Đức), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai.

"Giai điệu mới" cho du lịch Việt Nam

"Giai điệu mới" cho du lịch Việt Nam

Du lịch âm nhạc đang dần trở thành một trào lưu mạnh mẽ, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp không khói, lôi cuốn du khách trong và ngoài nước khám phá Việt Nam theo một cách hoàn toàn khác biệt.

Tour thám hiểm sâu trong lòng Phong Nha - Kẻ Bàng thu hút du khách

Tour thám hiểm sâu trong lòng Phong Nha - Kẻ Bàng thu hút du khách

Nằm sâu trong lòng Quảng Trị, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là Di sản Thiên nhiên Thế giới được mệnh danh "vương quốc hang động" mà còn là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm.

EURO nữ 2025: Hành trình khám phá Thụy Sĩ đầy mê hoặc

EURO nữ 2025: Hành trình khám phá Thụy Sĩ đầy mê hoặc

Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu (EURO) 2025 không chỉ là một đại tiệc thể thao đỉnh cao mà còn là hành trình khám phá vẻ đẹp đa dạng của Thụy Sĩ – từ dãy Alps hùng vĩ đến các di sản văn hóa lâu đời.

Malaysia công bố chiến dịch thu hút khách du lịch Thái Lan

Malaysia công bố chiến dịch thu hút khách du lịch Thái Lan

Nhằm thu hút nhiều khách du lịch Thái Lan hơn đến Malaysia (Ma-lai-xi-a) trước thềm Năm du lịch Malaysia 2026 "Visit Malaysia 2026", đồng thời quảng bá đất nước này là điểm đến hàng đầu cho những trải nghiệm du lịch bền vững và toàn diện, Malaysia đã phát động một chiến dịch quảng bá du lịch lớn tại Bangkok, Thái Lan.