Hàng không sẽ phục hồi khi Trung Quốc mở cửa trở lại
Theo Avolon, công ty cho thuê máy bay lớn thứ hai thế giới, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cho du lịch quốc tế sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng hàng không toàn cầu đạt mức trước đại dịch vào giữa năm nay, mặc dù tình trạng thiếu máy bay mới tiếp tục cản trở sự phục hồi hoàn toàn của ngành hàng không.
Theo một báo cáo được Avolon công bố hôm 16/01, sau khi "lưu lượng hành khách phục hồi 70% vào năm ngoái. . . châu Âu và Bắc Mỹ, châu Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng vào năm 2023, nhờ sự hỗ trợ của việc mở cửa trở lại gần đây ở Trung Quốc".
Avolon cho biết, cứ hai ghế của các hãng hàng không được bổ sung trên toàn thế giới thì có một ghế ở châu Á.
Dự báo của Avolon là cho thấy tình hình lạc quan nhất của ngành hàng không, gần ba năm sau khi dịch COVID-19 khiến ngành công nghiệp hàng không đi vào bế tắc.
Các nhà điều hành nhìn chung đã cảnh báo rằng sự phục hồi về mức của năm 2019 sẽ không đến sớm nhất cho đến năm 2024. Tuy nhiên, quyết định gần đây của Trung Quốc về việc mở lại biên giới được coi là động thái cuối cùng cần thiết để kích hoạt sự phục hồi hoàn toàn về lưu lượng hành khách.
Quyết định này đã làm tăng lượng đặt vé máy bay, mặc dù chúng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Theo nhà cung cấp dữ liệu ngành ForwardKeys, lượng đặt chuyến bay quốc tế đi từ ngày 26/12 đến ngày 3/1 đã tăng 192% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn thấp hơn 85% so với mức trước đại dịch.
Các giám đốc điều hành ngành hàng không kỳ vọng, mức đặt chỗ sẽ tiếp tục tăng khi các hãng hàng không ở Trung Quốc thuê nhân viên và xây dựng lại lịch trình các chuyến bay quốc tế sau ba năm không hoạt động, mặc dù họ lo lắng rằng du khách có thể bị hoãn do các quy định kiểm tra đối với hành khách đi máy bay từ Trung Quốc của Mỹ, Anh và các nước châu Âu khác.
Sự lạc quan của Avolon cũng nhận được sự đồng tình các giám đốc điều hành khác trong ngành. Aengus Kelly, Giám đốc điều hành của AerCap, công ty cho thuê lớn máy bay nhất thế giới, cho biết các khách hàng của hãng hàng không đều cho biết nhu cầu rất cao, bất chấp suy thoái kinh tế.
Ông Kelly cho biết, AerCap đã nhận thấy nhu cầu về máy bay vào năm ngoái nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử của hãng. AerCap đã ký 570 hợp đồng cho thuê vào năm 2022, chủ yếu là các máy bay sẽ được giao vào năm 2023 và 2024.
"Chúng tôi sẽ không cho thuê nhiều máy bay như vậy nếu các hãng hàng không không nhìn thấy nhu cầu thực sự mạnh mẽ", ông Kelly nói.
Tuy nhiên, trong khi nhu cầu bay đã quay trở lại, các giám đốc điều hành cảnh báo rằng các vấn đề sản xuất tại các nhà sản xuất chính, Airbus và Boeing, vẫn có thể cản trở sự phục hồi.
Avolon cảnh báo rằng, sự chậm trễ trong giao hàng đang trở thành "căn bệnh đặc hữu". Khoảng 2.400 máy bay đã được lên kế hoạch, nhưng đã không được chế tạo vì đại dịch.
Ông Kelly cho biết, Boeing và Airbus "đang chịu áp lực rất lớn" và sẽ "không đạt được mục tiêu sản xuất của họ".
Một nửa doanh số bán máy bay của AerCap là dành cho các hãng hàng không, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về sự chậm trễ trong việc giao máy bay mới.
Ông Kelly nói thêm: "Các hãng hàng không không thể chấp nhận rủi ro khi mùa hè đến, họ không có đủ lượng máy bay cần thiết để vận chuyển hành khách".
Airbus và Boeing đều tăng cường sản xuất máy bay vào năm ngoái để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các hãng hàng không. Airbus đã giao 661 máy bay phản lực vào năm 2022, tăng 8%, trong khi đối thủ Mỹ của hãng đã tăng sản lượng 41% so với năm trước lên 480 chiếc.
Tuy nhiên, những hạn chế về chuỗi cung ứng đã buộc Airbus phải nhanh chóng mở rộng sản xuất loại máy bay phản lực A320neo, loại máy bay thương mại bán chạy nhất của hãng và điều chỉnh lại cam kết về số lượng máy bay được giao.