Hán Văn Đế nhờ xem tướng cho hai cận thần, bậc thầy tướng số thở dài “cả hai đều chết vì đói”: Kết cục quả nhiên ứng nghiệm
Không ngờ hai vị quan thân cận của Hán Hiến Đế Lưu Hằng lại có kết cục bi thảm như vậy. Lời tiên đoán năm xưa của bậc thầy tướng số quả nhiên đã ứng nghiệm. Đó là gì?
Hán Văn Đế Lưu Hằng là vị hoàng đến thứ 5 của nhà Hán. Sau khi Lã Thái hậu chết, các đại thần Trần Bình và Chu Bột đã tiến hành trừ khử các thân tín của thái hậu họ Lã và phế truất Hán Hậu Thiếu Đế. Sau đó, hai vị đại thần này đã quyết định phò tá Lưu Hằng, con trai thứ tư của Hán Cao Tổ Lưu Bang và Bạc phu nhân, lên làm hoàng đế, sử gọi là Hán Văn Đế.
Hán Văn Đế nổi tiếng là một minh quân. Vị hoàng đế này đã thiết lập và cai trị nhà Hán trở nên thái bình thịnh trị sau nhiều năm đầy biến động.
Lúc sinh thời, Hán Văn Đế rất tin tưởng một người phụ nữ, thậm chí còn nhận bà làm nghĩa mẫu (mẹ nuôi). Người phụ nữ đặc biệt này chính là Hứa Phụ, bậc thầy tướng số không chỉ nổi tiếng trong dân gian mà còn có nhiều tiên đoán ứng nghiệm ảnh hưởng đến vương quyền.
Cuộc đời của bậc thầy tướng số Hứa Phụ ẩn chứa nhiều câu chuyện ly kỳ. Hứa Phụ ngay từ khi còn trẻ đã am hiểu về Kinh dịch, Bát quái… và nhanh chóng nổi tiếng là đệ nhất tướng số trong thiên hạ. Nữ cao nhân này từng tiên đoán Lưu Bang sẽ trở thành hoàng đế, mẹ của Lưu Hằng là Bạc Cơ sẽ sinh được "thiên tử". Quả nhiên, cả hai lời tiên đoán này đều ứng nghiệm.
Sở dĩ Lưu Hằng có thể thoát được sự truy sát của Lã Thái hậu và sau này trở thành hoàng đế thứ năm của nhà Hán cũng một phần có sự âm thầm giúp đỡ của của Hứa Phụ. Do đó, vị hoàng đế tài giỏi này đã nhận Hứa Phụ là nghĩa mẫu, liên tục ban thưởng, đồng thời luôn dành tình cảm cũng như sự kính trọng cho bà.
Hán Văn Đế Lưu Hằng rất tin tưởng nghĩa mẫu. Trước khi Hứa Phụ xin lui về ở ẩn, vị hoàng đế này đã ngỏ lời nhờ bà xem tướng cho hai cận thần của mình. Đó là Chu Á Phu và Đặng Thông.
Hai vị quan nhà Hán đều chết đói: Lời tiên đoán là gì?
Hứa Phụ từng gặp rất nhiều quan lại và cũng đưa ra nhiều tiên đoán chính xác. Ngay sau khi quan sát rõ khuôn mặt của Chu Á Phu (con trai của khai quốc công thần nhà Hán là Giáng Hầu Chu Bột), Hứa Phụ đã nói rằng: "Ba năm nữa, tướng quân sẽ được phong hầu, 8 năm sau sẽ được phong làm thừa tướng. Tuy nhiên, 9 năm tiếp nữa ông sẽ chết đói".
Ngay sau khi nghe được lời tiên đoán, vào thời điểm đó, Chu Á Phu thậm chí còn nghĩ rằng Hứa Phụ đang nói đùa với mình. Ông không thể được phong hầu, càng không thể làm tới chức thừa tướng. Bởi thực tế Chu Á Phu chỉ là con thứ của Giáng Hầu Chu Bột. Theo lẽ thường, sau khi Chu Bột qua đời (năm 169 TCN), Chu Thắng, anh trai của Chu Á Phu là người kế tập tước hầu.
Tuy nhiên, sau 6 năm, Chu Thắng lại phạm tội nên bị phế bỏ tước vị. Sau đó, Hán Văn Đế đã phong cho con trai thứ của Chu Bột là Chu Á Phu làm Điều Hầu để kế tục cha. 8 năm sau, tức năm 154 TCN, sau khi lập công lớn dẹp loạn 7 nước nên Chu Á Phu được Hán Cảnh Đế phong làm thừa tướng. Như vậy, 2/3 tiên đoán của Hứa Phụ đã ứng nghiệm. Số năm và chức vị của Chu Á Phu quả nhiên y như lời Hứa Phụ nói.
Vậy, nếu Chu Á Phu đã làm tới chức thừa tướng của triều đình nhà Hán thì sao ông có thể chết đói được?
Trên thực tế, ý cuối cùng trong lời tiên đoán của Hứa Phụ dành cho Chu Á Phu đã ứng nghiệm. Đây đúng là việc không ai có thể ngờ được. 9 năm sau khi được phong làm thừa tướng, Chu Á Phu bất ngờ bị vu cáo phạm tội mưu phản và bị bắt bỏ ngục. Chu Á Phu uất ức nên tuyệt thực 5 ngày, đến ngày thứ 6 thì ông thổ huyết mà chết.
Đây có lẽ là kết cục mà ngày cả nằm mơ Chu Á Phu cũng không tin đó là sự thật. Nhưng quả thật lời tiên đoán năm xưa của Hứa Phụ dành cho ông đúng là không hề sai lệch.
Sủng thần của Hán Văn Đế và lời tiên đoán "chết vì nghèo đói"
Vào cuối đời, ngoài việc tin dùng Chu Á Phu, Hán Văn Đế còn có một sủng thần là Đặng Thông. Người này làm tới chức quan đại phu. Sau khi xem mệnh và quan sát tướng mạo của Đặng Thông, Hứa Phụ đã đưa ra lời tiên đoán như sau: "Đặng Thông cũng có số làm quan, được phong thưởng nhiều, có thể làm quan đến chức Thượng đại phu, nhưng sau này cũng chết vì đói".
Sở dĩ cả Chu Á Phu và Đặng Thông đều có kết cục chết đói là vì cả hai đều có một đặc điểm giống nhau trên khuôn mặt. Hứa Phụ không hề giấu giếm, bà nhìn hai người và nói thẳng rằng, họ có nếp nhăn chạy dọc vào miệng. Đây chính là dấu hiệu của đói. Nếu như không tin thì sau này cứ chờ xem sao.
Sau khi Hán Văn Đế nghe xong, ông rất ngạc nhiên và cho rằng có lẽ nghĩa mẫu Hứa Phụ có hiềm khích gì với hai người này nên mới nói những lời như thế.
Hán Văn Đế rất sủng ái Đặng Thông nên đương nhiên không tin vào dự đoán của Hứa Phụ. Để thay đổi kết cục của Đặng Thông, Hán Văn Đế đã ban cho Lưu Thông một mỏ đồng lớn, nhờ vậy vị quan này nhanh chóng trở nên vô cùng giàu có. Ngoài ra, nhờ sự sủng ái của hoàng đế nên rất nhanh Đặng Thông được thăng lên là Thượng đại phu và có nhiều bổng lộc.
Dường như lời tiên đoán của bậc thầy tướng số Hứa Phụ đã không thành hiện thực cho đến tận khi Hán Văn Đế băng hà (năm 157 TCN). Nhưng thật không ngờ sau khi Hán Cảnh Đế lên ngôi, Đặng Thông không những bị cách chức và gia sản cũng bị tịch thu hết.
Từ một người giàu có, làm quan lớn, Đặng Thông cuối đời phải đi xin ăn để sống qua ngày. Cuộc sống của vị quan này vô cùng khổ sở và sau cùng bị chết vì đói.
Đến đây, quả nhiên lời tiên đoán của Hứa Phụ về Đặng Thông đã ứng nghiệm. Dù có số làm quan và giàu có, nhưng cuối đời ông lại chịu cảnh chết vì đói. Đây đúng là điều bất ngờ!
Từ hai lời tiên đoán trên có thể thấy rằng Hứa Phụ là một nhân tài tướng số hiếm có. Những dự ngôn, tiên đoán của bà dù rất khó lý giải nhưng tất cả đều ứng nghiệm, rất kỳ lạ.
Bài viết tham khảo nguồn: QQ, Sohu, Baidu