Hai chứng BỆNH của người nghèo: Không dám chi tiền cho bản thân cũng là trọng bệnh!
Người nghèo ngày càng nghèo, người giàu ngày càng giàu, 20% dân số kiểm soát 80% tài sản thế giới, nhưng cũng vì nghèo nên người nghèo chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, thiếu tầm nhìn dài hạn, đây là nhược điểm lớn nhất của nghèo.
"Tâm bệnh" của người nghèo
Có một câu chuyện như này.
Ngày xưa, có một phú ông sắp ra nước ngoài làm ăn lớn, nhưng đất đai và tiền bạc của ông ta không có ai quản lý, vì vậy mà trước khi đi, ông ta gọi ba người làm đến trao cho họ những đồng tiền vàng của mình và bảo họ giúp mình quản lý. Phú ông đã căn cứ vào thực lực của từng người để trao cho họ số lượng vàng khác nhau.
Người làm thứ nhất nhận 15 đồng vàng, người thứ hai nhận 10 đồng vàng và người thứ ba chỉ nhận 5 đồng vàng.
15 đồng tiền vàng có thể đổi được rất nhiều thứ. Người thứ nhất dùng nó để kinh doanh. Anh mang đi đầu tư 10 đồng vàng, kiếm được thêm 5 đồng vàng, đợi tới khi phú ông trở về nhà, anh sẽ có trong tay 20 đồng tiền vàng, người đầy tớ người nhận được 10 đồng vàng cũng kiếm thêm 2 đồng vàng.
Tuy nhiên, người đầy tớ chỉ có 5 đồng tiền vàng không biết nên đầu tư vào nó hay tiêu xài vào chỗ nào khác, cuối cùng anh ta chọn cách chôn 5 đồng tiền vàng quý giá xuống đất.
Một thời gian sau, phú ông quay lại, người làm sở hữu 20 đồng vàng tự tin giao tài sản ra cho ông chủ: "Ông chủ, ông cho tôi 15 đồng vàng, ông xem, tôi đã kiếm được thêm 5 đồng nữa".
Ông chủ rất vui, và quyết định giao đất cho người làm này quản lý.
Người làm thứ hai cũng nói: "Chủ nhân, ngài giao cho tôi 10 đồng vàng, xem này, tôi đã kiếm được thêm 2 đồng vàng."
Phú ông nghe xong quyết định giao trang trại lớn thứ hai của gia đình cho anh quản lý.
Còn người đầy tớ chỉ có 5 đồng vàng run rẩy nói với phú ông: "Ông chủ, tôi biết ông muốn kiếm lời, nhưng trên trời không có miếng bánh nào rơi xuống. Tôi không có đủ tiền. Tôi rất sợ, vì vậy, tôi chỉ có thể chôn 5 đồng vàng này dưới đất. Ông nhìn bên kia, đó là nơi tôi cất tiền."
Phú ông rất tức giận, khiển trách anh: "Nếu biết ta là một thương nhân, thứ ta bỏ ra thì phải thu được lãi, không đủ tiền đi làm gì, tại sao ngươi không gửi 5 đồng vàng vào ngân hàng để có lãi?"
Sau đó, phú ông ra lệnh lấy lại 5 đồng tiền vàng duy nhất mà người hầu thứ ba có, cuối cùng, anh không còn gì cả.
Giống như nỗi sợ của người làm thứ ba, người nghèo có hai "tâm bệnh", điểm thứ nhất là sợ nghèo, điểm thứ hai là sợ mắc nợ.
1. Sợ nghèo
Nỗi sợ nghèo của người nghèo khác với nỗi sợ của người bình thường, đó là nỗi sợ hãi từ sâu bên trong.
Không khó để nhận ra, một số người rất nghèo tay trắng làm nên, họ kiếm được tiền bằng nỗ lực của chính mình, nhưng thói quen chi tiêu của họ vẫn như cũ - vẫn không nỡ tiêu tiền cho bản thân.
Trong tâm lý học, hiện tượng này được gọi là chấn thương nghèo khó (Poverty and trauma), nó được biểu hiện bằng "lòng tự tôn thấp và cảm giác tội lỗi", phần lớn tuổi thơ của những người này trải qua trong khó khăn, kèm theo căng thẳng tinh thần quá mức, họ từ nhỏ đã nảy sinh ra những lo lắng và nghi hoặc với cuộc sống.
Những lời nói và hành động theo quán tính này sẽ tiếp tục khi họ lớn lên, cô đọng lại thành niềm tin cốt lõi sai lầm "Tôi không xứng đáng". Cảm giác không xứng đáng này không chỉ bao gồm sự không xứng đáng về vật chất mà còn mở rộng ra về mặt cảm xúc. Không xứng đáng mặc quần áo đẹp, ăn ở sang, mặc đồ sang… nó mở rộng đến mức không dám chấp nhận việc người khác đối xử tốt với mình, cảm thấy mình kém cỏi trong các mối quan hệ giữa người với người, người khác chỉ cần đối xử với bản thân tốt một chút thôi, lập tức cảm thấy như mình nợ người ta điều gì đó.
Điều này càng nghiêm trọng hơn trong các mối quan hệ tình cảm, khi rõ ràng xứng đáng với một người tốt hơn, nhưng họ lại cảm thấy người mình thích quá tốt để có thể tiến tới, luôn cảm thấy mình không xứng với người ta, cuối cùng, thay vì gả cho tình yêu, họ lại thành toàn cho hai chữ thích hợp.
Chấn thương nghèo khó nếu đã ăn sâu thì sẽ rất khó thay đổi, bởi nó sẽ khiến con người ta khó có đủ dũng khí bứt phá hiện trạng.
2. Sợ mắc nợ
Người nghèo sợ nhất là mắc nợ, tâm lý này có thể giải thích bằng thuyết "tránh lỗ" nổi tiếng.
Hiện tượng "tránh lỗ" được định nghĩa bởi Amos Tversky và Daniel Kahneman - người đoạt giải Nobel kinh tế. Ông dùng nó để giải thích rằng mọi người phản ứng rất khác nhau khi đối mặt với cùng một sự thua lỗ và lợi ích, trong những trường hợp bình thường, sự mất mát, thua lỗ là không thể chấp nhận được.
Một người khi đưa ra một quyết định nào đó, theo bản năng, họ ghét những mất mát, hay thua lỗ của mình. Mất 100 ngàn hay kiếm được 100 ngàn, cái nào sẽ khiến con người ta đau đớn hơn? Câu trả lời chắc chắn là cái trước.
Tâm lý sợ mất mát có mối quan hệ mật thiết với cảm giác an toàn. Những người cảm thấy kém an toàn hơn sẽ có tâm lý sợ mất mát mạnh hơn. Người nghèo thường thiếu cảm giác an toàn. Do đó, khi đối mặt với các cơ hội, thay vì nhìn vào lợi ích thu được, họ ngược lại dễ tập trung vào cái có thể sẽ mất mát hơn, đó cũng chính là lý do vì sao những người xuất thân từ những gia đình nghèo ít sẵn sàng khởi nghiệp, và khó chấp nhận thất bại hơn.
Ngoài nỗi sợ hãi về vật chất, người nghèo còn rất nhạy cảm với chữ nợ về mặt tâm lý, người nghèo có lòng tự trọng và sự xấu hổ mạnh mẽ hơn người bình thường, sở dĩ họ không muốn nợ ơn người khác là bởi họ muốn bảo vệ lòng tự trọng của mình. Trong khi những người bình thường có thể nghĩ rằng việc bắt đầu kinh doanh với một khoản lỗ nhỏ và nợ người khác một số tiền là điều bình thường.
Tuy nhiên, đối với những người nghèo đã quen với cái nghèo, nợ nần là một điều rất đau khổ, suy cho cùng, người nghèo coi nợ nần là nỗi xấu hổ, là gánh nặng nặng nề trong lòng, chừng nào họ còn mắc nợ, trong lòng sẽ có vô vàn áp lực.
Vì vậy, không sẵn sàng chi tiền cho bản thân cũng là một "tâm bệnh" và những người như vậy ngược lại sẽ ngày càng nghèo hơn.