Gợi ý thực đơn mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2023 đầy đủ nhất, người cực bận cũng có thể làm được
Ngày 23 tháng Chạp, các gia đình đều tranh thủ thời gian làm cơm cúng ông Công ông Táo. Dưới đây là gợi ý thực đơn làm mâm cúng ông Công ông Táo 2023 đầy đủ nhất.
Theo quan niệm dân gian Việt Nam, 23 tháng Chạp là ngày Tết ông Công ông Táo. Cứ đến ngày này, các gia đình lại chuẩn bị mâm cúng chu đáo, dâng lên một cách thành tâm.
Khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ phải đặt mâm cúng ở 2 nơi. Cụ thể, người dân cần đặt mâm cúng ông Công tại ban thờ tổ tiên, mâm cúng ông Táo tại khu bếp.
Ở miền Bắc, mọi người thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Người miền Bắc quan niệm, sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã về chầu trời.
Lễ vật cúng ông Táo ở miền Bắc thông thường gồm: Vàng mã, cá chép, bộ mũ, áo của các Táo, xôi, chè… hoặc làm cả mâm cơm cúng đủ món: gà luộc, canh măng, thịt đông, hành muối…
Sự khác biệt trong đồ lễ cúng của miền Bắc so với 2 miền còn lại đó là người miền Bắc thường cúng cá chép sống, hoặc cá chép giấy. Nếu là cá chép sống, sau khi cúng xong người dân sẽ mang ra sông, suối phóng sinh, còn nếu là cá chép giấy thì cúng xong sẽ đốt.
Người miền Nam thường cúng ông Táo vào buổi đêm khoảng thời gian từ 20h đến 23h ngày 23 tháng Chạp. Mâm cúng ông Táo của miền Nam gồm có các món chủ đạo như: nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc, một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ "cò bay, ngựa chạy". Ở miền Nam, người dân không cúng cá chép, cũng không cúng mũ áo thờ.
Người miền Trung cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Mâm cúng ông Táo của người miền Trung không có áo mũ vàng mã. Thế nhưng, người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, dâng cúng nhiều lễ vật khác.
Nhìn chung, khi cúng ông Công ông Táo, quan trọng nhất là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ. Hiện nay, cuộc sống quá bận rộn, nhiều chị em phụ nữ hiện đại không có nhiều dịp để vào bếp hoặc chưa biết phải nấu những món ăn gì để hoàn thành mâm cúng.
Dưới đây là thực đơn món mặn mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ, tươm tất nhất mà bạn có thể tham khảo.
Thực đơn cúng ông Công ông Táo 10 món ăn
1. Gà ngậm hoa
2. Nem hải sản sốt Mayonmaise
3. Chả quế Hà Thành
4. Bóng xào thập cẩm
5. Canh măng truyền thống
6. Bánh chưng nếp cẩm
7. Dưa hành muối
8. Nộm long vĩ
9. Xôi cá chép nén vàng
10. Bánh bao cam
Thực đơn cúng ông Công ông Táo 11 món ăn
- Nem thịt rán truyền thống/Gỏi cuốn tôm thịt
- Tai heo cuộn ngũ vị
- Hành muối kiểu miền Nam
- Gà luộc
- Xôi hạt sen
- Giò lụa
- Rau củ nộm (củ đậu, cà rốt, hành tây...)
- Bánh chưng
- Rau củ quả xào thập cẩm
- Canh mọc rau củ
- Hoa quả
Thực đơn cúng ông Công ông Táo 7 món ăn cho gia đình ít người
- Xôi gấc cá chép
- Canh rau củ thập cẩm
- Mực xào
- Nem rán
- Nộm hoa chuối
- Cá thu sốt me
Hướng dẫn nấu một số món ăn cơ bản
1. Xôi cá chép nén vàng
Nguyên liệu
- 1 kg gạo nếp
- 1 quả gấc (~400 g thịt gấc)
- 1 muỗng canh rượu trắng
- 1 muỗng canh dầu ăn / hoặc 1 lá mỡ gà đun chảy
- 150 ml nước cốt dừa* (có thể bỏ)
- 80 g đường
- ½ muỗng cà phê muối
Cách làm:
- Gạo nhặt bỏ sạn, hạt xấu, vo sạch rồi ngâm gạo vào nước lạnh khoảng 6 – 8 tiếng để gạo nở mềm khi đồ xôi.
- Phần thịt gấc trộn với một muỗng cà phê rượu trắng, 1 muỗng cà phê dầu ăn để thịt gấc mềm và lên màu đỏ tươi.
- Trộn gạo nếp với phần thịt gấc, trộn đều tay để gạo ngấm màu đỏ từ gấc. Đồ xôi - Cho nước vào 1/3 nồi hấp, đun sôi.
- Cho phần gạo đã trộn vào xửng hấp, khi nào nước dưới xửng sôi và hơi bốc lên trên thì xới đều gạo lên cho xôi gấc chín đều. Phủ khăn xô lên mặt xửng hấp để tránh nước trên vung rỏ xuống xôi bên dưới, xôi sẽ ngon hơn.
- Đồ xôi 2 lần, hạt xôi sẽ ngon dẻo hơn. Lần 1 khoảng 30 phút - Khi hạt xôi đã dẻo, cho dầu ăn/mỡ gà vào trộn đều lên.
- Đồ lần 2 khoảng 15 phút, tắt bếp.
- Đợi nguội bớt, thêm ½ lượng đường, dùng muôi xới cơm trộn đều.
- Cuối cùng dùng khuôn đóng xôi thành hình trang trí.
Nem hải sản sốt Mayonmaise chiên xù
Nguyên liệu
- 1 hộp thịt cua hoặc ghẹ
- 200 gram tôm loại vừa
- 1 con mực (khoảng 100 grams)
- 1 củ cà rốt
- ½ củ hành tây
- ½ cup mayonnaise
- 1,2 nhánh hành tươi
- 1 gói vỏ bò bía
- 2 quả trứng
- ½ cup bột mỳ hoặc bột chiên giòn
- 100g bột chiên xù
Cách làm
- Cho hành tây thái nhỏ, cà rốt, tôm, mực đã được xay đều; thịt cua đã ráo nước, hành tươi thái nhỏ, mayonnaise vào chung một cái bát. Nêm thêm một chút muối và tiêu cho vừa ăn. Trộn đều nhân lên.
- Cách gói nem hải sản mayo: Cho khoảng 1 thìa canh nhân vào mỗi miếng vỏ gói nem. Cuộn tròn miếng nem và gấp hai đầu lại, rồi cuộn tròn nốt chỗ vỏ vào. Bôi một ít trứng vào chỗ vỏ cuối để vỏ được dính *Lưu ý: với loại nem này thì không cần gói chặt tay, hơi lỏng tay một chút vì chút nữa rán lên nhân sẽ nở ra và sốt mayo còn chảy ra và sẽ phồng lên.
- Quy trình nhúng bột cho nem hải sản sau khi gói xong: Đầu tiên là lăn cái nem với một ít bột khô. Tiếp đến, lăn vào hỗn hợp trứng đã đánh đều lên. Tiếp theo, lăn miếng nem qua bột chiên xù. Làm lần lượt như vậy cho tới hết và mang nem đi rán.
- Cho 200ml dầu ăn vào chảo, đợi đầu sôi lăn tăn, lần lượt cho nem vào rán trog lửa nhỏ. Lấy đũa lật mặt và đảo nhanh.
- Rán nem cho tới khi vàng 2 mặt là được. Nếu rán kĩ quá thì vẫn sốt mayo sẽ chảy ra và nem dễ bị nổ. Món này ăn nóng ngay sau khi vừa ra đĩa và chấm với sốt mayo có pha một chút tương ớt/tương cà rất ngon.
Cá thu sốt me
- Cá thu: Rửa sạch với nước muối loãng, để ráo, bạn cũng có thể dùng giấy thấm dầu thấm hết nước để cá được sau đó rán vàng. Me chín: Ngâm với nước sôi khoảng 15 phút, dùng tay bóp đều để me tan hết, lọc lấy nước, bỏ hạt. Hành khô, tỏi: làm sạch, băm nhuyễn sau đó cho vào chảo dầu phi thơm bạn đổ nước me, thêm hạt nêm, nước mắm, đường nêm nổi vị chua mặn ngọt cho cá vào đun nhỏ lửa.
- Ớt sừng: Rửa sạch, bỏ cuống, thái lát dọc dài. Khi thấy nước me sền sệt bao quanh cá cho hành lá, ớt sừng vào rồi tắt bếp. Cho cá ra đĩa và rắc hạt tiêu lên.
Nam thanh niên 25 tuổi hôn mê sâu, tổn thương não do uống rượu: BV Bạch Mai cảnh báo 5 sai lầm nhất định phải tránh để bảo vệ tính mạng