Tiếng sét trong mưa: Năm nào đến ngày giỗ Bình, Khải Duy cũng nổi điên
(Thethaovanhoa.vn) - Trong phim Tiếng sét trong mưa, cứ đến ngày giỗ Thị Bình, Khải Duy đều dằn vặt nghĩ rằng cái chết của vợ là do mình gây ra.
>> Link xem Tiếng sét trong mưa tập 31 lúc 20h tối thứ Hai 7/10 trên kênh THVL1:
https://www.thvli.vn/live/thvl1-hd/aab94d1f-44e1-4992-8633-6d46da08db42
http://hplus.com.vn/xem-kenh-thvl1-truyen-hinh-vinh-long-1-899.html
>> Link xem trọn bộ phim Tiếng sét trong mưa trên THVLi:
https://www.thvli.vn/phim-viet-nam
https://www.thvli.vn/detail/tieng-set-trong-mua
Và cứ đến ngày này, Khải Duy (Cao Minh Đạt) luôn nổi khùng, cáu gắt với tất cả những người trong gia đình. Khải Duy dùng roi đánh Xuân khi thấy kết quả học tập của con trai.
- Tiếng sét trong mưa tập 31: Lịch phát sóng trên THVL1
- Tiếng sét trong mưa: Hai Sáng dắt tình nhân về nhà còn lớn tiếng với mẹ chồng
- Tiếng sét trong mưa: Hạnh Nhi - Thanh Bình sống trong bi kịch loạn luân không lối thoát
"Tối ngày cứ mơ mơ trên trời dưới biển, không ra cái thể thống gì hết"- Khải Duy vừa đánh vừa gắt lên với cậu Ba Xuân(Bạch Công Khanh).
Chứng kiến hành động của ông chủ, Phượng (Oanh Kiều) vào kể với Hạnh Nhi (Huỳnh Thảo Trang), nhưng bà chủ vẫn thản nhiên chơi đàn và trả lời: "Năm nào tới ngày này mà ông ý không nổi điên".
Tại rừng cao su, do không chịu nổi sự tàn độc của ông chủ Khải Duy khi bị bắt tăng giờ làm việc, Hải (Lâm Minh Thắng) đã lên tiếng: "Chúng tôi là những con người, chứ không phải là cái máy". Và Hải đã bị Khải Duy đã dùng gậy đánh Hải không thương tiếc.
Bao nhiêu năm qua, cứ vào ngày mà Khải Duy (Cao Minh Đạt) nhận được tin Thị Bình (Nhật Kim Anh) ôm bụng bầu nhảy sông tự tử, anh lại làm giỗ, thắp hương và ngồi ăn cơm trước bàn thờ, bởi Khải Duy vẫn nghĩ rằng Thị Bình đã chết.
Ông luôn ám ảnh, dằn vặt vì chính mình đã hại chết vợ con, trong đầu luôn vang lên câu nói của Thị Bình: "Kiếp này, kiếp sau, mãi mãi em sẽ không bao giờ tha thức cho anh".
Đón xem các tập tiếp theo của phim Tiếng sét trong mưa lúc 20h tối các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần trên kênh THVL1.
Vì sao Tiếng sét trong mưa gây sốt?
Chuyển thể gián tiếp từ vở kịch nói kinh điển Lôi vũ (1933) của Tào Ngu, phim truyền hình Tiếng sét trong mưa (kịch bản: Phạm Hạ Thu, đạo diễn: Nguyễn Phương Điền, 54 tập trên THVL1) đang tạo nên một cơn sốt đặc biệt với khán giả phía Nam.
Đưa bối cảnh còn đậm chất phong kiến ở Trung Quốc vào câu chuyện thời phong kiến - thực dân tại Nam Bộ ở Việt Nam là việc rất khó và cũng rất đáng khích lệ. Để rồi, cả đạo diễn và ê-kíp đều khá thành công với lựa chọn của mình.
“Tam sao” không… “thất bản”
Gọi là chuyển thể gián tiếp, vì Tiếng sét trong mưa không “uống nước tận nguồn” từ nguyên tác của Tào Ngu, mà phóng tác theo vở cải lương Lôi vũ, vốn do hai soạn giả Thế Anh - Thế Châu chuyển soạn từ kịch bản của Hồng Căn hồi 1985. Có thể nói kịch bản phim là một dạng “tam sao thất bản”, nhưng nhờ vậy mà ít bị lệ thuộc, có thể thêm bớt nhân vật, biến hóa câu chuyện và lột xác về văn hóa.
“Khi làm phim Tiếng sét trong mưa từ một câu chuyện rất nổi tiếng của kịch tác gia Tào Ngu, tôi cứ đắn đo mãi vì lo sợ ảnh hưởng văn hóa của họ. Tôi cùng biên kịch Phạm Hạ Thu đã có những trao đổi cởi mở để làm sao kịch bản chuyển thể phải là chính mình, kịch bản gốc chỉ còn là cái cớ, là cảm hứng để kể câu chuyện Nam Bộ trước năm 1945” - đạo diễn Nguyễn Phương Điền cho biết.
Tiếng sét trong mưa không chỉ là chuyện tình, là chuyện đời của Thị Bình (do Nhật Kim Anh thủ vai) và Khải Duy (Cao Minh Đạt), mà còn là câu chuyện của Nam Bộ thời phong kiến - thực dân trước 1945. Phim đi từ chuyện những tá điền cam phận đến những mâu thuẫn giai cấp và ý thức hệ, để cuối cùng là câu chuyện Nam Kỳ khởi nghĩa.
Để có thể tái hiện được những hình ảnh ngày xưa, với kinh phí rất giới hạn của phim truyền hình, đoàn phim Tiếng sét trong mưa phải mất rất nhiều thời gian trong việc chọn cảnh và thiết kế hiện trường sao cho “ngó tàm tạm được” - chữ của Nguyễn Phương Điền.
Họ đã đi qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai… để khảo sát hơn 100 ngôi nhà xưa, với mong muốn có thể tìm được một căn hợp với bối cảnh giàu sang của gia đình Khải Duy. Căn nhà này cũng phải chưa hoặc ít xuất hiện trên các phim trước đó, đặc biệt là phim truyền hình, để khán giả khỏi bị quen mắt.
Với 54 tập phim Tiếng sét trong mưa về bối cảnh trước năm 1945, nhưng kinh phí chỉ gần 10 tỷ đồng, chứng tỏ nhà sản xuất và ê-kíp đã rất “thắt lưng buộc bụng”. Xem phim, nếu ở trong nghề thì khó hình dung họ có thể làm được điều này, quả là kỳ diệu.
Hoài Thương. Ảnh, Clip: THVL1