loading...
(Thethaovanhoa.vn) – BTS đã đi sâu vào tâm lý học trong Map of the Soul, album đang làm mưa làm bão ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
V đã chuẩn bị những món quà dễ thương để tặng những fan có mặt trong buổi diễn tập của nhóm ở Music Core.
Gần 30 năm trước, trong một lớp học ở Viện Jung của Evanston, Illinois, tiến sĩ Murray Stein đã có loạt bài giảng tạo tác động không ngờ tới lịch sử nhạc pop.
Chủ đề là Carl Jung, cha đẻ của Tâm lý học Phân tích, người đã đề xuất và phát triển các khái niệm về tính hướng nội và hướng ngoại cũng như sức mạnh của tiềm thức.
Tiến sĩ Stein đã cô đọng các lý thuyết của Jung, ban đầu trả dài trong tuyển tập 18 cuốn, thành sách nhập môn để sinh viên và các nhà phân tâm học có thể tiếp cận được.
Khóa học của ông đã được ghi lại thành sách – Jung’s Map Of The Soul – hiện được công nhận là sách giới thiệu hay nhất về các khái niệm của tâm lý học phân tích, đã được tái bản 15 lần trong tiếng Anh, và được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác.
Điều ngạc nhiên cho tiến sĩ Stein, đây cũng là nền tảng cho album mới nhất của hiện tượng kpop BTS, đang đứng số 1 ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương tuần này.
“Vài tháng trước, một sinh viên người Nhật Bản nói với tôi là cậu ấy phát hiện trang điện tử của BTS đang giới thiệu cuốn sách của tôi”, ông nói với BBC từ Trương Tâm lý học Phân tích Quốc tế ở Zurich.
“Tôi nói, “BTS là cái gì?” và cậu ấy nói tôi nghe, thế nên tôi thử tra cứu về họ trên mạng, đọc một chút về họ rồi cũng quên đi.
“Rồi khoảng một tháng trước, lại sinh viên đó nói với tôi họ chuẩn bị ra album mới có tên Map of the Soul: Persona. Tôi đã rất ngợp”.
Nhưng không không chỉ là tên album, lời các bài hát của BTS cũng đi sâu vào những khái niệm của Jung về tâm lý, bản ngã, vô thức tập thể và đặc biệt tập trung vào ý tưởng Persona (bề ngoài/mặt nạ).
“Persona là tham khảo từ nhà hát”, tiến sĩ Stein giải thích. “Tiếng Latin là mặt nạ mà các diễn viên mang trên sân khấu – và tất cả chúng ta đều mang mặt nạ, theo một nghĩa nào đó, khi ra ngoài xã hội.
“Đây là một phần để trở thành động vật xã hội: Chúng ta cần hòa đồng với người khác, chúng ta cần lịch thiệp, chúng ta cần là một phần của nhóm hội.
“Điều này quan trọng ở một số nền văn hóa hơn những nơi khác. Tôi phải nói là trong văn hóa châu Á của Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi BTS khởi nguồn, persona là một phần đặc biệt quan trọng.
“Cách bạn giới thiệu bản thân, cách bạn nói chuyện với người khác, cách bạn định vị mình trong xã hội – như một cậu em hay một sinh viên, một giáo sư – tất cả những điều này thật sự rất nổi bật trong ý thức và hoạt động của họ như là con người trong cộng đồng”.
BTS đã lao thẳng vào khái niệm này trong ca khúc mở màn Map of the Soul.
“Tôi là ai? Đây là câu hỏi cả đời tôi/ Và có lẽ tôi chẳng bao giờ tìm ra câu trả lời”, Kim Nam Joon rap, nói rằng persona trên sân khấu đã ngăn anh giải quyết những sai sót của bản thân và tìm ra con người thật của mình. Trong video, Kim đối mặt với phiên bản khổng lồ của mình, minh họa rằng persona đang làm lu mơ bản ngã của anh. Anh biểu diễn trong phòng đầy gương với mỗi gương thể hiện một khía cạnh bì đè nén trong tính cách của anh.
Tiến sĩ Strein nhận ra cuộc đấu tranh của nhóm để cân bằng cuộc sống riêng với cuộc sống trước công chúng là “một bẫy persona” – thứ có thể gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng.
“Đây là một chủ đề rất quan trọng bởi người trẻ, những người thấy persona của mình không tương xứng hoặc cảm thấy mình không thích ứng, rất dễ bị tấn công (bắt nạt) hay dẫn tới tự tử - thế nên tôi nghĩ BTS đã đề cập tới vấn đề này rất kịp thời và rất quan trọng với người nghe”.
BTS nhắc tới nhiều ý tưởng về bản sắc trong Map of the Soul: Persona. Như Mikrokosmos nói về tìm thấy giá trị của bản thân từ bên trong; trong khi Jamais Vu nhìn vào xu hướng lặp đi lặp lại cùng một sai lầm hết lần này tới lần khác.
Tiến sĩ Steian khám phá những ca từ rất sâu sắc trong tập podcast gần đây của Speaking Of Jung, nơi ông giải thích cách Map of the Soul là một album đầy “khao khát và đấu tranh cho tính xác thực”, được giải quyết trong ca khúc cuối, Dionysus, khi nhóm “phá vỡ bẫy persona” và đạt tới sự tỉnh thức.
Rất ồn ào
Đây là địa hạt mà nhạc pop không thường khám phá – nhưng các nghệ sĩ kpop thường áp dụng những quan điểm “rất độc đáo và riêng biệt”, theo chuyên gia Jeff Benjamin từ Billboard.
“Tôi thấy các khái niệm kpop trải dài từ thần thoại Hy Lạp tới những động vật ngoại lai tới nhân vật tôn giáo hay phim Nick Cannon, nhưng tôi không nghĩ là từng có nghệ sĩ kpop nổi tiếng nào đề cập tới phân tâm học và triết học trong lời bài hát.
“Nếu từng có thì cũng không phải là một nhóm gần tầm BTS hoặc họ không làm rõ như trong Map of the Soul của nhóm”.
“BTS rất khác thường”, tiến sĩ Haekyung Um, giảng viên và chuyên gia cao cấp về âm nhạc châu Á ở Đại học Liverpool, đồng tình, “nhưng nếu họ không phải là một nhóm nhạc kpop, tôi không nghĩ đây sẽ thành vấn đề lớn.
“Kpop được cảm nhận, đặc biệt ở phương Tây, là nó được đặt vào một chiếc hộp nhỏ nơi mọi thứ được sản xuất, nhân tạo và các nghệ sĩ không có tiếng nói riêng. Nhưng nếu là ai đó như Joni Mitchell có ca từ về bản đồ tâm hồn, tôi không nghĩ nó sẽ gây chấn động thật sự”.
Tiến sĩ Um, người lớn lên ở Hàn Quốc, nói thêm rằng sự tự vấn từ lâu là đặc trưng trong âm nhạc dân gian Hàn Quốc, qua những nghệ sĩ như Chung Taechun và Kim Kwangseok, và đó là thứ triết học được quan tâm chủ yếu ở trong nước.
“Kiến thức là tài sản rất quan trọng, và người Hàn Quốc yêu thích đọc những văn bản triết học nặng ký”, cô nói. “Biết và hiểu một thứ gì đó sâu sắc được xem là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tăng tự tin và giá trị, và bạn sẽ giác ngộ hơn.
“Thế nên, trên giá bán chạy ở Waterstones ở Anh, bạn sẽ không thấy những cuốn triết học – nhưng ở Hàn thì có”.
Cô cũng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng tích cực của CEO công ty quản lý BTS là Bang Si Hyuk, người nghiên cứu triết học trước khi trở thành nhạc sĩ, nhà sản xuất.
“Tôi không nghĩ là ông ấy nói BTS phải làm gì, nhưng ông rất tài năng và thông minh và có chiến thuật kinh doanh khôn ngoan, khi bán tất cả những cuốn sách cùng với nhạc, và nếu nó giúp khán giả đánh giá cao cũng như thích thú khía cạnh văn học, thì tại sao không?”
Đối với tiến sĩ Stein, việc phát hành Map of the Soul, ông đã mang tới cho ông một khóa dạy cho riêng kpop và lực lượng người hâm mộ. Ba tuần qua, ông rất bận rộn trả lời những câu hỏi từ ARMY về lời ca khúc của BTS và về chính cuốn sách của ông (cuốn cũng đang lên cao trên các BXH).
“Nó như xâm chiếm lấy đời tôi”, ông cười. “Tôi đã 75 tuổi. Tôi không biết nhiều về nhạc pop, ngoại trừ việc nó rất ồn ào”.
Tuy nhiên, ông rất ấn tượng trước hiểu biết của BTS về sức khỏe tâm lý.
“Tôi được nghe rằng cái chết và những cuộc gây hấn là chủ đề lớn trong âm nhạc – anh biết đấy, các rapper làm việc rất quyết đoán – thế nên đây có vẻ là một hướng đi tích cực với một ban nhạc pop tầm cỡ.
“Họ có hàng triệu người theo dõi và việc họ đưa ra thông điệp như thế này là rất đáng khích lệ, trong thế giới mà chúng ta đang phải không ngừng đấu tranh”.
Jeff Benjamin nói rằng BTS rõ ràng sẽ còn tiếp tục khám phá lý thuyết của Jung.
“BTS thường phát hành album theo bộ ba, và họ nói Map of the Soul: Persona chỉ là khởi đầu một chương mới trong sự nghiệp của họ, thế nên tôi cảm thấy chắc chắn rằng chúng ta sẽ thấy thêm ít nhất một album Map of the Soul nữa.
“Nếu “persona” là khía cạnh đầu tiên trong lý thuyết của Jung mà họ khám phá, có lẽ chúng ta sẽ có Map of the Soul: Shadow, điều tôi mong đợi sẽ khám phá những mặt tối trong tâm lý các thành viên BTS.
“Trên thực tế, đó sẽ là khía cạnh đặc biệt hấp dẫn để khám phá và là thứ ta chưa từng thấy trên sân khấu kpop”.
Tiến sĩ Stein đồng tình: “Tôi nghĩ album này sẽ đặt nền móng cho những phát triển tiếp theo.
“Chúng ta hãy xem điều tiếp theo từ họ là gì”.
Thư Vĩ (Theo BBC)
loading...