Giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp

Để xóa các "điểm đen" ùn tắc giao thông trên địa bàn, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang triển khai đồng bộ 6 giải pháp để xóa bỏ các điểm ùn tắc giao thông; trong đó có nhiều giải pháp đã phát huy tốt hiệu quả góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
10/06/2020 16:11

(Thethaovanhoa.vn) - Để xóa các "điểm đen" ùn tắc giao thông trên địa bàn, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang triển khai đồng bộ 6 giải pháp để xóa bỏ các điểm ùn tắc giao thông; trong đó có nhiều giải pháp đã phát huy tốt hiệu quả góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội: Xóa điểm cũ, điểm mới lại phát sinh

Giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội: Xóa điểm cũ, điểm mới lại phát sinh

Ùn tắc giao thông từ lâu là chủ đề không còn quá xa lạ đối với những người đang học tập, làm việc và sinh sống tại Thủ đô Hà Nội. Những năm qua, với việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô, hay điều chỉnh khung giờ làm việc… tình hình ùn tắc giao thông đã giảm so với trước.

Giải pháp tổng thể

Nhận thức được nguy cơ ùn tắc giao thông, Ủy ban nhân thành phố đã trình Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV (kỳ họp thứ 14 từ ngày 1/12/2015 đến ngày 4/12/2015) ban hành Nghị quyết số 06/2015/NQ - HĐND ngày 1/12/2015 về “Ban hành chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020” với 4 nhiệm vụ chủ yếu và 10 giải pháp cụ thể. Ủy ban nhân dân thành phố cũng trình Thành Ủy ban hành Chương trình số 06 - CTr/TU ngày 29/6/2016 về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2016 - 2020”; trong đó lấy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là khâu đột phá kết hợp với thực hiện đồng bộ 6 giải pháp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Phó Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, hiện nay, thành phố đang triển khai 6 giải pháp, bao gồm: Thứ nhất là tập trung thực hiện các danh mục thuộc chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

Thứ hai là tổ chức duy tu, bảo trì đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông được an toàn; thường xuyên rà soát các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông và điều chỉnh tổ chức giao thông hợp lý, phù hợp với lưu lượng thực tế để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Thứ ba tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng với chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.

Thứ tư là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông như: Xử phạt qua hệ thống camera giám sát an toàn giao thông; ứng dụng phần mềm GovOne trong quản lý, duy tu, duy trì kết cấu hạ tầng giao thông; triển khai ứng dụng dịch vụ Iparking tại các điểm trông giữ phương tiện công cộng trên địa bàn thành phố...

Thứ năm là tăng cường tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, cung cấp thông tin kịp thời phát huy hiệu quả tuyên truyền. Thứ sáu là tăng cường xử phạt các vi phạm, kiểm tra, xử lý quản lý vận tải hành khách, vận tải hàng hóa với các giải pháp đồng bộ và quyết liệt.

Các giải pháp tổng thể cho giai đoạn trước mắt và lâu dài đang được các cấp, các ngành của thành phố từng bước triển khai nhằm giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông vốn là căn bệnh kinh niên của các đô thị nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.

Chú thích ảnh
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn của tài xế

Kết quả bước đầu

Bằng việc triển khai đồng bộ 6 giải pháp, từ đầu năm đến nay, Sở Giao thông Vận tải thành phố phối hợp với các lực lượng Cảnh sát Giao thông và các đơn vị có liên quan đã xóa bỏ được 2/34 điểm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm như: Ngã tư Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo; khu vực ngã ba Ngọc Hồi - Phan Trọng Tuệ. Thành phố đang tiếp tục triển khai các phương án đã xây dựng với mục tiêu giải quyết từ 8 -10 điểm ùn tắc giao thông trong năm 2020.

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, đến giữa năm 2019, các cơ quan, đơn vị của thành phố đã tập trung xử lý dứt điểm được 6 "điểm đen" ùn tắc tại nút giao Láng - Nguyễn Chí Thanh; Nguyễn Khang - cầu 361; cầu Mọc; khu vực đường vành đai 3 trên cao - Pháp Vân - Giải Phóng; Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ; ngõ 80,82,84 Chùa Láng.

Kết quả này có được nhờ việc tổ chức thực hiện bổ sung nhiều biển báo, gờ giảm tốc, điều chỉnh chu kỳ đèn đối với 15/21 điểm; lắp đặt thiết bị rada tại 2 nút giao thông Trung Kính - Mạc Thái Tổ và Phạm Văn Bạch - Dương Đình Nghệ phục vụ thu thập thông tin tín hiệu tại các nút giao thông điển hình.

Đặc biệt, thành phố đã hoàn thành 23/30 công trình giao thông, góp phần giảm tải cho nhiều khu vực. Cùng đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận tổ chức rà soát, đề xuất danh mục xén dải phân cách, cải tạo đảo giao thông, di chuyển cây xanh trên địa bàn 12 quận với tổng số 15 tuyến đường, 5 đảo giao thông, 7 hầm chui dân sinh, 3 nút giao thông để tổ chức giao thông…

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, Sở đang kiến nghị giao các quận địa bàn đẩy mạnh lắp đặt hệ thống camera giám sát tại 12 điểm nhằm giảm ùn tắc giao thông gồm: Bắc cầu Chương Dương; nút giao Phạm Văn Đồng với các tuyến Trần Quốc Hoàn, Cổ Nhuế; khu vực đường gom từ Cổ Linh lên cầu Thanh Trì; nút giao Âu Cơ - Nghi Tàm; Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ; La Thành - Giảng Võ; Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến; Điện Biên Phủ - Trần Phú; đường Trường Chinh (Tôn Thất Tùng - Ngã Tư Sở), lối lên đường vành đai 3 trên cao (khu vực tòa nhà Thăng Long) và đường 70 giao với đường khu tưởng niệm Chu Văn An.

Các nút giao thông là điểm nóng ùn tắc gồm: Trần Quốc Hoàn - Phạm Văn Đồng; Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng; cầu Lạc Trung - Kim Ngưu - Thanh Nhàn; Phùng Chí Kiên - Hoàng Quốc Việt; Ngọc Hồi - Phan Trọng Tuệ; Âu Cơ - Nghi Tàm - Xuân Diệu; Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ; Linh Đường - Nguyễn Hữu Thọ; La Thành - Giảng Võ; Điện Biên Phủ - Trần Phú; Minh Khai - ngõ Gốc Đề; Đào Tấn - Nguyễn Văn Ngọc; Kim Mã - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh; Liễu Giai - Đào Tấn; Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ; Minh Khai - cầu Mai Động; Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo; nút giao Ngã Tư Sở; Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến; nút giao đường 70 với đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An.

Chú thích ảnh
Cảnh sát giao thông Hà Nội đeo khẩu trang làm nhiệm vụ tại phố Cửa Nam - Điện Biên Phủ. Ảnh: Doãn Tấn

Các điểm, cầu thường xuyên tắc nghẽn gồm: Chương Dương; cầu Tó; khu vực điểm quay đầu Trung Văn - Tố Hữu; hai đầu cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ; ngã tư Canh; dốc Vĩnh Hưng; điểm quay đầu 158 Phạm Văn Đồng; lối lên đường vành đai 3 trên cao trước cổng tòa nhà Thăng Long Number One.

Các tuyến đường thường xuyên ùn tắc gồm: đường gom từ đường Cổ Linh lên cầu Thanh Trì; đường Trường Chinh (Tôn Thất Tùng - Ngã Tư Sở); đường Nguyễn Khoái (đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến đường vành đai 1).

Nguyên nhân gây ùn tắc chủ yếu là do mật độ giao thông lớn trong khi tiết diện mặt đường lưu thông hẹp, tổ chức giao thông còn hạn chế và ảnh hưởng từ các dự án đang triển khai. Thời gian tới, cùng với các biện pháp triển khai như cải tạo, nâng cấp hạ tầng nút giao, xây dựng lại phương án tổ chức giao thông, tăng cường lực lượng điều tiết, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết sẽ kiến nghị với các cấp có thẩm quyền chỉ đạo đẩy nhanh các dự án trọng điểm.

Cùng với các biện pháp tổ chức giao thông, thời gian tới, thành phố cũng sẽ tập trung đầu tư hình thành mạng lưới hạ tầng giao thông khung của thành phố theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thông tuyến và khép kín các đường vành đai trong khu vực đô thị trung tâm, cùng một số tuyến đường sắt đô thị có tính kết nối như: Xây dựng khép kín hệ thống đường vành đai (từ vành đai 1 đến vành đai 4); các tuyến quốc lộ, các trục hướng tâm: Trục tây Thăng Long; trục phía Nam; trục Hà Nội - Xuân Mai; trục Tứ Liên - đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên...

Bên cạnh đó, thành phố cũng đầu tư xây dựng 8 cầu qua sông Hồng, sông Ðuống theo quy hoạch. Ngoài ra, thành phố tập trung đầu tư cải tạo 6 nút giao thông trọng điểm gồm: Nút giao Nguyễn Văn Huyên; hầm chui Lê Văn Lương; hầm chui đường vành đai 2,5 với Quốc lộ 1A; nút giao đường vành đai 3,5 với đại lộ Thăng Long, nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường vành đai 3 và nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch. Ðồng thời tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch.

Trước mắt, thành phố tập trung hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Ðông) và tuyến số 3 (đoạn Nhổn - ga Hà Nội) trong năm 2021. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, thành phố sẽ rà soát, lựa chọn danh mục công trình hạ tầng giao thông cấp bách, trọng điểm để tập trung hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng theo từng giai đoạn bảo đảm tính khả thi.

Tuyết Mai - Lê Hồng

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.