Gặp lại tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Thầy giáo toán Nguyễn Việt Bắc đã viết văn như thế

Năm 1992, nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy giáo toán Nguyễn Việt Bắc viết văn, kể trên báo Tuổi trẻ câu chuyện "Người thầy đầu tiên".
30/11/2022 17:27
Trần Quốc Toàn

Năm 1992, nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy giáo toán Nguyễn Việt Bắc viết văn, kể trên báo Tuổi trẻ câu chuyện Người thầy đầu tiên. Sau này, bài báo được biên tập và đổi tên thành bài Ông ngoại, in trong sách Tiếng Việt 3, tập 1, bộ sách hiện hành, sử dụng từ năm 2003.

Tới năm học mới 2022-2023 này, Ông ngoại lại được đưa vào giáo khoa mới, theo chương trình 2018, ở sách Tiếng Việt 3, của cả 2 bộ Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống.

Một ẩn dụ đẹp cn nhìn ra

Bài tập đọc ấy là hồi ức của một học sinh:

"Thành phố sắp vào Thu. Những cơn gió nóng mùa Hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên.

Gặp lại tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Thầy giáo toán Nguyễn Việt Bắc đã viết văn như thế - Ảnh 1.

Tác giả Nguyễn Việt Bắc

Một sáng, ông bảo:

- Ông cháu mình đến xem trường thế nào.

Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống, ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.

Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại - thầy giáo đầu tiên của tôi".

Cả 3 cuốn sách giáo khoa nhắc trên kia đều đưa Ông ngoại (đã biên tập từ bài báo hơn 1.000 chữ thành bài tập đọc hơn 100 chữ ) vào chủ điểm gia đình, chứ không phải chủ điểm trường học, cho dù câu chuyện diễn ra ở một sân trường. Đấy là lý do để tên bài tập đọc không cùng tên với bài báo đã in trên báo Tuổi trẻ.

Với lưu ý này, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu, thầy cô giáo cần giúp học sinh nhìn ra vẻ đẹp của nhân vật người ông. Người "dẫn tôi", "dạy tôi", "đèo tôi", "nhấc bổng tôi"… đã giúp cậu bé - người kể câu chuyện này - tới được bước thay đổi lớn lao trong một đời người. Với góc nhìn ấy, ngay câu văn tinh tế nhất trong bài, câu tả cảnh nhập đề có góc nhìn lạ, cũng có thể hiểu như một hình ảnh ẩn dụ nói về vẻ đẹp của người ông. Cái đẹp trong sáng, kín đáo, lặng lẽ trôi trên cao xanh kia.

Trao đổi với người viết bài báo này, tác giả Nguyễn Việt Bắc thổ lộ: "Khi bài được vào giáo khoa, tôi đã mang sách lên thăm mộ ông tôi, khấn thầm, ông đã dạy con biết chữ, hiểu thêm nghĩa lý, đã cho con trang đời hôm nay".

Gặp lại tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Thầy giáo toán Nguyễn Việt Bắc đã viết văn như thế - Ảnh 2.

Từ toán học tới tâm lý học

Nguyễn Việt Bắc tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1971. Để lan tỏa môn khoa học "vua" mà mình được đào tạo, thầy Nguyễn Việt Bắc "dạy toán" cả trên mặt báo. Với bút danh Anh Việt, thầy giữ chuyên mục Toán học vui- Vui học toán trên tuần báo Khăn quàng đỏ những năm 1985 - 1990.

Xin trích dẫn một chuyện vui, vui đến kỳ lạ, có trong cuốn sách Toán học giải trí dành cho học sinh THCS, một tập hợp từ các bài báo kia. Tác giả Nguyễn Việt Bắc kể với bạn đọc của mình: "Quan sát cây cối, bạn sẽ thấy lá mọc vòng quanh thân cây theo một đường xoáy trôn ốc. Lá mọc sau thường mọc ở cao hơn lá mọc kề trước đó. Với một loại cây nhất định, hai lá mọc kề nhau tạo nên một góc A, hầu như không đổi. Các nhà thực vật nghiên cứu thấy rằng góc A ở cây bồ đề và cây du bằng 1/2 đường tròn; ở cây dẻ bằng 3/2 đường tròn, ở cây sồi và cây anh đào bằng 2/5 đườngtròn; ở cây bạch dương bằng 3/8 đường tròn; ở cây liễu bằng 5/13 đường tròn… Dãy các số của góc A nêu trên có tên gọi là dãy Phi-bô-na-xi (Fibonacci), theo tên nhà toán học Ý, tên thật là Lê-ô-na-đô Pi-za-nô (Leonardo Pizano, 1180-1240)".

Vừa dạy toán thầy Nguyễn Việt Bắc vừa học thêm để có bằng thạc sĩ tâm lý giáo dục học, đủ tầm để cùng các đồng nghiệp biên soạn bộ giáo khoa đạo đức dùng cho học sinh tiểu học. Ngoài trách nhiệm biên soạn, ông còn viết bài Thăm mộ trong chủ điểm "Nhớ ơn tổ tiên" ở sách Đạo đức 5, ký bút danh Nguyễn Thăng Long, còn bài Phần thưởng trong chủ điểm "Hiếu thảo với ông bà cha mẹ" trong sách Đạo đức 4 thì ký bút danh Nguyễn Thị Cầu. Bài nào cũng hướng tới thuần phong mỹ tục của người Việt, những phẩm hạnh cần có của một người tử tế.

Gặp lại tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Thầy giáo toán Nguyễn Việt Bắc đã viết văn như thế - Ảnh 3.

Sách giao khoa Đao dức Nguyễn Việt Bắc tham gia biên soan

Bài Thăm mộ có đoạn người cha nói với con, sau khi "kính cẩn thắp hương trên mộ ông và cả những ngôi mộ xung quanh":

"Nhà mình ngày xưa nghèo lắm con ạ! Các cụ tổ đã cùng bà con khai phá, tạo lập làng từ lúc nơi đây còn hoang vắng... Dù nghèo khó nhưng các cụ vẫn luôn gắng giữ nền nếp nhà ta: cần cù làm lụng, ngay thẳng chân tình với bà con xóm giềng và dành dụm cho con cháu được học hành".

Để có thể dạy giỏi, dạy hay, ngay thời đại học của mình, sinh viên toán học Nguyễn Việt Bắc còn say sưa học nhạc. Ông kể: "… Ngày khoa Toán của Đại học Sư phạm Hà Nội sơ tán ở xóm Cát, Ứng Hòa, Hà Tây, khuya vẫn ngồi đàn hát trên bờ mương. Một đàn guitar, năm bảy "anh trẻ" quanh rổ khoai luộc, sắn luộc. Nhiều ca khúc cổ điển đã được chia sẻ chính trong giai đoạn này, rồi những ngày Hè hiếm hoi về Hà Nội, tôi xoay trần mài mực tàu, kê ghế ngồi cạnh chiếc phản gỗ lim cao, nắn nót kẻ khuông, chép nhạc".

"Thời chiến tranh, trong trường, thầy trò chúng tôi sống như anh em, như cha con…" - thầy giáo Nguyễn Việt Bắc.

Trong mái trường như mái nhà thân yêu

Khi đất nước còn chia cắt, thầy Nguyễn Việt Bắc từng dạy vàchủ nhiệm lớp chuyên toán ở Trường Học sinh miền Nam ở Đông Triều, vốn dành cho con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta đang chiến đấu ở chiến trường miền Nam.

Đầu năm 1975, thầy dẫn các trò từ Quảng Ninh ra Hà Nội tham gia vòng thi tuyển chọn thí sinh cho cuộc thi học sinh giỏi toán quốc tế 1975 tổ chức tại Bulgaria. Dù hai em học sinh dự thi không trúng tuyển, nhưng vẫn giữ mãi niềm say mê với môn toán,sau này là TS Lê Thế Hùng của FPT và thầy Thái Võ Trang của Đại học Bách khoa TP.HCM. Các em học sinh lớp 8, 9, 10K chuyên toán những năm ấy, sau nhiều người thành đạt, trở về phục vụ quê hương.

Gặp lại tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Thầy giáo toán Nguyễn Việt Bắc đã viết văn như thế - Ảnh 5.

Trang sách “Tiếng Việt 3”, trong bộ Chân trời sáng tạo

Thầy Nguyễn Việt Bắc tâm sự: "Tôi dạy ở trường học sinh miền Nam cho tới ngày đất nước thống nhất, được là người đưa học sinh tỉnh Quảng Nam hồi hương ngay năm 1975. Thời chiến tranh, trong trường, thầy trò chúng tôi sống như anh em, như cha con. Tôi xa Hà Nội, đến trường sống nội trú với các em. Cùng ăn một bếp, ngủ một nhà, cùng đàn hát trong các hội diễn, cùng đuổi trái banh trên sân…  cùng làm tất cả để lấp đầy khoảng trống của những đứa con thiếu gia đình. Chính những ngày dạy học mà như trực chiến ấy, tôi nhìn ra tầm chiến lược của công việc phấn bảng mà thầy cô giáo chúng tôi đeo đuổi. Mặt khác, chính những ngày mái trường cũng là mái nhà ấy, tôi được sống trong không khí gia đình của mối quan hệ đồng bào Bắc - Nam, tình thầy trò thiêng liêng hơn trong biến động lịch sử của dân tộc".

Ngày 2/5/2022, nhiều học trò ở Đông Triều ngày trước vui mừng được gặp thầy Nguyễn Việt Bắc trong buổi họp mặt các thế hệ học sinh miền Nam trên đất Bắc. Trong buổi lễ này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng là một học sinh miền Nam, khiêm nhường nói thay lời hơn 32.000 đồng môn của mình: "Các thầy giáo, cô giáo vừa làm thầy, vừa làm cha mẹ để chăm lo cho học sinh của mình; những mái trường nội trú trở thành tổ ấm che chở cho những cánh chim non nớt, chập chững bay ra từ mảnh đất phương Nam nhiều khói lửa…Đây là một trong những mô hình giáo dục thành công của nền giáo dục - đào tạo cách mạng của nước ta. Là một trong các vinh quang quý báu của nền giáo dục nước nhà…".

Người thầy với 8 đầu sách về giáo dục

Nguyễn Việt Bắc quê Bắc Ninh, sinh tại Bắc Kạn năm 1950. Sau khi tốt nghiệp khoa toán tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1971, ôngdạy tại Trường Học sinh miền Nam ở Đông Triều cho tới đầu năm 1976. Ông tiếp tục dạy Trường Bổ túc văn hóa Trung ương B tới đầu năm 1978, rồi chuyển vào dạy tại Cao đẳng Sư phạm TP.HCM. Từ 1994 tới 2000, ônglà Hiệu trưởng Trường Trung học Sư phạm TP.HCM, tiếp tục là Hiệu phó Cao đẳng Sư phạm TP.HCM. Từ 2007, được bổ nhiệm Hiệu phó Đại học Sài Gòn cho tới khi nghỉ hưu 2010.

Ông là tác giả của 8 đầu sách về giáo dục. Hiện cư ngụ tại TP.HCM.

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.