Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa - Nhà thơ Bảo Ngọc: Thấy mình là 'một đứa trẻ nhiều tuổi'

Ít độc giả biết rằng Bảo Ngọc từng tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, khóa 5 (1993-1998). Gần 20 năm sau, chị Thư Thư của tuổi hoa niên bất ngờ tạo được dấu ấn, khi góp mặt với nhiều tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa đổi mới (2018).
07/06/2023 17:27
Khôi Nguyên Thảo (thực hiện)

Ít độc giả biết rằng Bảo Ngọc từng tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, khóa 5 (1993-1998). Gần 20 năm sau, chị Thư Thư của tuổi hoa niên bất ngờ tạo được dấu ấn, khi góp mặt với nhiều tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa đổi mới (2018).

Những bài thơ của Bảo Ngọc (tên thật là Nguyễn Thị Bích Ngọc) dùng trong sách giáo khoa tiểu học (bộ Chân trời sáng tạo, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống) được yêu thích vì sự trong trẻo, hồn nhiên và ngọt ngào. Đó là: Gặt chữ trên non, Nắng hồng, Chuyện xây nhà, Vẽ màu

Trí tưởng tượng giúp tìm đường đi cho riêng mình

* Xuất hiện nhiều trong SGK nhưng mỗi bài thơ của chị là một tưởng tượng khác nhau về thế giới trẻ thơ. Vì sao vậy?

- Ngay từ nhỏ tôi đã là một đứa trẻ giàu mơ mộng. Thế giới xung quanh tôi luôn hiện ra với những câu hỏi. Có nhiều câu hỏi không ngừng chạy theo ý nghĩ của tôi mỗi ngày, ví dụ sao thứ Hai mà không phải thứ Nhất, hoặc thứ Một? Ai đã tạo ra trật tự sắp xếp như thế và đến thứ Bảy là bước vào Chủ nhật, chứ không phải thứ Tám?

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa - Nhà thơ Bảo Ngọc: Thấy mình là 'một đứa trẻ nhiều tuổi' - Ảnh 1.

Nhà thơ Bảo Ngọc

Hoặc có lúc tôi hỏi đi hỏi lại mẹ rằng tôi sinh ra từ đâu, trước khi là con của mẹ, tôi đã ở đâu? Tại sao con người phải già và chết? Nếu con người không chết thì trái đất có đủ chỗ sống không?

Và tôi được mệnh danh là "bà cụ non" từ thuở còn thơ bé. Tôi nghĩ, trí tưởng tượng cho phép đứa trẻ bước ra khỏi giới hạn và những tư duy kinh nghiệm của người lớn để bước đến một thế giới kỳ diệu, tạo nên một thế giới kỳ diệu, hoặc tìm được con đường đi của riêng mình.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa - Nhà thơ Bảo Ngọc: Thấy mình là 'một đứa trẻ nhiều tuổi' - Ảnh 2.

Trang SGK có bài "Vẽ màu" của Bảo Ngọc

* Chị có nhiều tác phẩm trong SGK bậc tiểu học, vậy thì bài thơ nào mang đậm dấu ấn thơ của cá nhân nhất? 

- Thật không dễ để chính tác giả khẳng định bài thơ này, hoặc bài thơ kia mang đậm dấu ấn thơ, cũng như tính cách của cá nhân mình. Bởi ở mỗi bài thơ đều chứa đựng một góc tâm hồn của người viết, là tiếng nói bên trong muốn cất lên, muốn chia sẻ.

Còn dấu ấn của tác phẩm có thể đại diện, trở thành "thương hiệu" của một tác giả hay không, điều ấy sẽ do người đọc, các nhà phê bình và thời gian thẩm định.

Tuy nhiên có nhiều lời bình của bạn văn và nhà phê bình khiến tôi cảm thấy được khích lệ. Ví dụ như lời bình của nhà giáo Nguyễn Văn Thư: "Trong bài thơ Nắng hồng (Tiếng Việt 3), chỉ cần đi vào hai điểm nhấn "Màn sương ôm dáng mẹ" và "Khói lên trời dung đưa" là đã thấy tác giả tinh tế vô cùng khi vẽ nên bức tranh tuyệt vời về người mẹ trong khung cảnh mùa Đông miền Bắc. Làn khói bếp gợi bao niềm ấm áp và nỗi vất vả tảo tần của mẹ được vẽ qua màn sương… Những vẻ đẹp ấy phải là người có trái tim ấm và tâm hồn tinh tế mới tạo dựng được từ những câu chữ giản dị của mình".

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa - Nhà thơ Bảo Ngọc: Thấy mình là 'một đứa trẻ nhiều tuổi' - Ảnh 3.

Trang SGK có bài "Nắng hồng"

* Những tác phẩm của chị là cảm hứng bất chợt hoặc xuất phát từ kỷ niệm nào?

- Có những lúc đang đi trên đường, bất chợt một ý thơ, một tứ thơ, một nhịp điệu thơ vang lên, lúc ấy tôi ghé ngay vào lề đường, lấy một cây bút ghi lại trong cuốn sổ nhỏ - đấy là trước đây. Còn bây giờ là ghi nhanh vào điện thoại.

Tuy nhiên, phần lớn những bài thơ tôi viết là ở những khoảng thời gian ngồi đối diện với mình trong tĩnh lặng. Tôi đã từng chia sẻ, dù lúc viết ở tâm thế thì tôi luôn sống trọn vẹn, tha thiết từng phút giây với không gian cảm xúc của riêng mình.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa - Nhà thơ Bảo Ngọc: Thấy mình là 'một đứa trẻ nhiều tuổi' - Ảnh 4.

Trang SGK có bài "Gặt chữ trên non", ký bút danh Bích Ngọc

* Vậy chị muốn chuyển tải điều gì qua thơ với trẻ thơ?

- Tôi nghĩ mình có tuổi thơ được sống nơi thôn quê với rạ rơm, đồng ruộng thấm đẫm gió trời cùng bao bạn nhỏ là điều đặc biệt may mắn. Ông ngoại tôi là một tiểu thương nhỏ ở một thị trấn nhỏ và là người "có chữ". Ông biết tiếng Pháp, nhưng hơn cả là ông thuộc Kiều và mê chèo. Bên ấm trà, ông là người hào sảng, vừa có thể bang giao với cả các vị chức sắc lẫn người bình dân, vừa là người hiểu biết nên được nhiều người vị nể.

Tôi ở với ông bà ngoại hồi nhỏ nên ngấm các bài hát chèo, các bài lẩy Kiều mà ông thường ngâm nga những lúc thư nhàn.

Lớn một chút tôi về ở với bà nội. Bà nội cũng là người "hay chữ nhất làng". Thế là chuyện xưa tích cũ bằng thơ, các bài ca dao, tục ngữ ngấm dần trong tâm hồn tôi tự nhiên như là mạch sống, như là hơi thở. Mẹ tôi cũng là một nhà giáo yêu văn học. Càng lớn tôi càng nhận ra, hồn quê, hồn làng, hồn nước ngấm vào tôi qua những bài thơ có vần có điệu. Tôi yêu quê hương mình, yêu con người dân tộc mình qua thơ văn, qua âm nhạc, qua những điều đẹp đẽ được neo lại trong tâm hồn mình từ thời thơ bé.

Vậy nên tôi muốn tiếp nối những giá trị ấy bằng cách gọi các câu chữ, sắp xếp câu chữ sao cho những bài thơ có thể đến thật gần với các em, vui cùng các em, nói cùng các em đúng "cái giọng" mà các em muốn lắng nghe, các em có thể yêu thích.

"Để giữ được ánh nhìn về cuộc đời với đôi mắt của một đứa trẻ, tôi đã luôn giữ ánh nhìn đầy lạ lẫm và háo hức trước mọi điều mới mẻ quanh mình" - nhà thơ Bảo Ngọc.

Mạch viết cho thiếu nhi vẫn đang tiếp nối

* Đọc thơ Bảo Ngọc, nhiều người vẫn tự hỏi cách nào để nhà thơ luôn giữ được ánh mắt trong trẻo của trẻ thơ đến thế?

- Điều gì khiến ta yêu thích, say mê, ta sẽ dành thời gian vô điều kiện. Khi vui chơi cùng các em, hoặc khi ngồi viết cho các em, viết về khoảng trời lấp lánh của các em, tôi luôn thấy mình là "một đứa trẻ nhiều tuổi".

Chơi được với trẻ em, biết chơi với các em, cùng các em tạo dựng nên một thế giới của những điều kỳ diệu, đó là "đặc ân" dành cho những ai yêu thương các em thật sự.

Còn một điều nữa, để giữ được ánh nhìn về cuộc đời với đôi mắt của một đứa trẻ, tôi đã luôn giữ ánh nhìn đầy lạ lẫm và háo hức trước mọi điều mới mẻ quanh mình. Để có được điều ấy, hãy giữ tâm hồn thật trong, không phán xét, chỉ cảm nhận, để tâm hồn mình chân thật đón nhận sự kỳ diệu mở ra.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa - Nhà thơ Bảo Ngọc: Thấy mình là 'một đứa trẻ nhiều tuổi' - Ảnh 6.

Trang SGK có bài "Chuyện xây nhà"

* Ngoài sự hồn nhiên, dịu dàng rất dễ nhận thấy giữa thơ và tác giả Bảo Ngọc, còn có điều gì nữa nhỉ?

- Bên cạnh những điều dễ thấy đó, tôi chỉ xin chia sẻ thêm một điều nhỏ, tôi là người trọng sự chân thật, khẳng khái đến mức nó trở thành một nguyên tắc sống, cho dù điều đó không phải lúc nào cũng mang đến sự thuận lợi cho cá nhân mình.

Đã có nhiều lúc tôi thấy mình như "đi lạc" và thậm chí "đi ngược" trong một nhịp sống hối hả, mà đôi khi mọi giá trị đều có thể bị cuốn phăng đi. Song tôi vẫn kiên nhẫn đi trên con đường mình đã chọn, bởi vì, được sống là chính mình, dám sống là chính mình, biết sống là chính mình là một giá trị mà không phải ai cũng nhận ra.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa - Nhà thơ Bảo Ngọc: Thấy mình là 'một đứa trẻ nhiều tuổi' - Ảnh 7.

Nhà thơ Bảo Ngọc giao lưu với học sinh

* Xuất hiện ở hầu hết các sách tiểu học và cả trung học cơ sở, trong nhiều bộ sách giáo khoa, điều ấy có ý nghĩa như thế nào với chị?

- Những năm gần đây, khi tôi cũng như một số tác giả trẻ như Nguyễn Lãm Thắng (Huế), Võ Thu Hương (TP.HCM), Xuân Thủy (Hà Nội)… có tác phẩm được chọn vào sách giáo khoa, tôi đón nhận như một sự khích lệ lớn lao. Bởi điều này góp phần khẳng định sự kế cận của đội ngũ viết trẻ và mạch viết cho thiếu nhi vẫn đang tiếp nối. Những người viết trẻ đang nỗ lực để văn học dành cho thiếu nhi không để lại khoảng trống trong lòng bạn đọc.

* Ở tư thế người nâng đỡ những trang văn tuổi hồng (chị Thư Thư phụ trách chuyên mục sáng tác Trang viết tuổi hồng, báo Thiếu niên tiền phong), chị có thể chia sẻ thêm về ý nghĩa của văn chương với lứa tuổi này?

- Đọc một tác phẩm văn học không chỉ là cách tích lũy tri thức, biết rung động, biết quan sát, được trải nghiệm… để lớn khôn, mà còn là một cách học lắng nghe tâm hồn người khác để từ đó bước ra một thế giới rộng lớn hơn.

Còn khi đặt bút sáng tác những trang văn là các em đã bước đầu mang những câu chuyện riêng, mang thế giới riêng của mình đến với mọi người.

Như vậy, đọc là để tiếp nhận, là học cách lắng nghe. Viết là để trao tặng, là để được chia sẻ. Hai điều tưởng như giản dị này sẽ theo mỗi người suốt cuộc đời. Điều ấy quan trọng lắm chứ!

* Cảm ơn chị đã chia sẻ.

Các tác phẩm đã xuất bản của nhà thơ Bảo Ngọc: Hồn thời gian (tản văn), Bến trăng (thơ), Giữ lửa (thơ), Gõ cửa nhà trời (thơ), Lớp học Thung Mây (tập thơ và truyện dài)…

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.